4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT
Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể urate trong khớp. Ở Việt Nam, gout là một căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 trong tổng số người bệnh đến khám về các vấn đề xương khớp. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa và nhiều người vẫn còn xem nhẹ các tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu của căn bệnh.
Vậy bạn đã biết các giai đoạn của căn bệnh hay chưa và triệu chứng của từng giai đoạn như thế nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ở ngay bài viêt này nhé!
Về mặt lâm sàng, gout được chia thành 4 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có các mức độ biểu hiện khác nhau.
Giai đoạn đầu tiên: Giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng
Ở giai đoạn này, ngoài biểu hiện tăng axit uric máu thì không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào khác của căn bệnh. Có rất nhiều trường hợp được phát hiện khi bệnh nhân tình cờ khám sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải khi axit uric tăng cao đều có thể phát triển thành bệnh gout, chỉ có khoảng 1/10 lượng axit uric trong máu tăng cao phát triển thành bệnh gout. Mặc dù vậy, đừng vì lý do này mà bỏ qua sự nguy hiểm của tình trạng tăng axit uric máu vì nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị thì nguy cơ mắc bệnh gout tăng lên rất nhiều.
Giai đoạn hai: Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn này, lượng axit uric máu tăng rất cao, tạo thành các tinh thể urate dẫn đến các cơn gout cấp tính – nguyên nhân gây nên các triệu chứng của gout như đau, viêm, sưng và cứng khớp.
Biểu hiện điển hình của giai đoạn này có thể kể đến là:
- Thời gian khởi phát: các cơn gout cấp tính thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc đêm khuya kèm các cơn đau nhức dữ dội.
- Vùng xuất hiện: nơi đầu tiên xảy ra các cơn đau gout cấp tính thường là ở ngón chân cái.
- Triệu chứng điển hình: điển hình của cơn gout cấp tính là tình trạng sưng đỏ, nóng rát.
- Thời gian của giai đoạn bệnh gout cấp tính có thể dài hoặc ngắn và ngắn nhất là trong vòng 5-7 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, triệu chứng đau có thể kéo dài 1-2 tuần.
Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn này nên hợp tác tốt với bác sĩ điều trị để kiểm soát thuốc thay vì chỉ dựa vào việc kiểm soát chế độ ăn uống để duy trì nồng độ axit uric ở mức bình thường. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này đã có sự xuất hiện của các cơn đau cấp tính, ảnh hưởng đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Các loại thuốc thường được chỉ định ở giai đoạn này bao gồm: colchicine, allopurinol, corticosteroid, solumedrol,...Trong đó, colchicine là loại thuốc thường xuyên được sử dụng để đối phó với các cơn gout cấp bởi tác dụng chống viêm chọn lọc và hiệu quả. Bên cạnh đó còn bởi tác dụng chống suy tim mà colchicine mang lại.
Giai đoạn ba: Giai đoạn thuyên giảm
Giai đoạn này có thể nói là giai đoạn mà người bệnh thoải mái nhất trong 4 giai đoạn bệnh. Bệnh nhân ở giai đoạn này hầu như không có triệu chứng và cũng không nhận thấy các cơn đau. Tuy nhiên, bệnh gout vẫn đang tiến triển âm thầm và bắt đầu quá trình tổn thương khớp nên người bệnh không được vì sự thuyên giảm của cơn đau gout mà chủ quan. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của căn bệnh. Nếu không được can thiệp điều trị sớm, các tinh thể muối urate sẽ tích tụ dần làm hỏng các mô xương, hủy hoại mô sụn,...
Tại giai đoạn này, đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh để duy trì nồng độ axit uric ở 6 – 7 mg/dl.
Giai đoạn bốn: Giai đoạn gout mãn tính
Đối với các bệnh nhân ở giai đoạn này, một khi các triệu chứng gout xuất hiện thì nó không chỉ xảy ra ở một khớp duy nhất như trước nữa mà sẽ xảy ra ở toàn bộ cơ thể, chỉ cần có tinh thể urate thì sẽ xuất hiện các cơn đau gout, mặc dù cơn đau ở giai đoạn này sẽ nhẹ hơn một chút so với giai đoạn cấp tính nhưng thời gian diễn biến của căn bệnh sẽ dài hơn nhiều.
Khi các tinh thể urate tích tụ quá mức có thể sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các hạt tophi ở các khớp và những mô mềm xung quanh khiến cho bề ngoài khớp bị biến dạng, một số bệnh nhân sẽ cảm thấy tự ti vì vấn đề này, ảnh hưởng đến tâm lý.
Bên cạnh đó, tinh thể urate còn lắng đọng theo thời gian ở thận và đường tiết niệu hoặc ở các vùng dưới da, hình thành sỏi ở các cơ quan này, gây tổn thương thận, thậm chí là suy thận cấp, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Ở mỗi giai đoạn của căn bệnh có các tác động cũng như những triệu chứng khác nhau và mức độ xảy ra cũng khác nhau, do đó, đừng bao giờ xem thường “căn bệnh nhà giàu” này. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ hay lo lắng về bệnh gout, hãy tham khảo ý liến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo: Seoul National University Hospital, Vinmec
Xem thêm