COVID 19 CỰC KỲ NGUY HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Nhiễm COVID -19 (Coronavirus Disease -2019) là một thách thức kép đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường.

Thách thức thứ nhất, tiểu đường vốn dĩ đã được báo cáo là một yếu tố nguy cơ cao làm tăng nặng mức độ trầm trọng của tình trạng nhiễm virus, thách thức thứ hai là việc kiểm soát đường huyết tối ưu trong thời gian này là khá khó khăn.

COVID 19 do Coronavirus gây ra, đã lây lan nhanh chóng tới hơn 205 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ chế lây lan của virus là chủ yếu qua các giọt bắn của dịch tiết giữa người với người. Thời gian ủ bệnh khoảng 6-8 ngày, thời gian xuất hiện triệu chứng khoảng 1-2 tuần với các dấu hiệu như: ho, sốt, đau cơ hoặc một số các vấn đề khác như viêm phổi, suy hô hấp, nặng có thể tử vong.

Tiểu đường yếu tố nguy cơ mắc COVID 19

COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường

COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân COVID 19, TIỂU ĐƯỜNG là một yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân (BN) phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Các dữ liệu đưa ra từ một số nghiên cứu tại Trung Quốc thấy rằng, bệnh tiểu đường là bệnh lý đi kèm xuất hiện ở  22% các ca tử vong. Một số các nghiên cứu khác cũng công bố, trong số các bệnh nhân nặng thì 12- 16,2% số bệnh nhân đó có tiểu đường.

Số lượng bệnh lý đi kèm cũng là một yếu tố dự báo tỷ lệ tử vong trong COVID 19. Ngoài tiểu đường, các bệnh đi kèm phổ biến là tăng huyết áp (khoảng 20% số ca), bệnh lý mạch vành (16% số ca) và bệnh lý phổi (chiếm 6% số ca). Thật vậy, bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID  nặng. Đáng chú ý, TIỂU ĐƯỜNG cũng là yếu tố nguy cơ cao gây tử vong trong các bệnh lý nhiễm trùng như SARS, MERS trước đây cũng như đại dịch cúm H1N1 nghiêm trọng vào năm 2009.

Giải thích cho việc gia tăng các nguy cơ tử vong do tiểu đường ở bệnh nhân COVID 19

COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường​​​​​​​

COVID 19 cực kỳ nguy hiểm đối người bệnh tiểu đường​​​​​​​

Có một thực tế là những người mắc tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, bao gồm cả cúm và các biến chứng liên quan đến viêm phổi thứ phát. Bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG bị suy giảm đáp ứng miễn dịch bao gồm suy giảm chức năng đại thực bào, suy giảm chức năng tế bào T và các cytokine miễn dịch. Kiểm soát đường huyết kém làm suy yếu phản ứng miễn dịch với virus và làm tăng nhiễm khuẩn thứ phát ở phổi.

Nhiều bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG type 2 có béo phì, và béo phì cũng là yếu tố nguy cơ cao làm nặng tình trạng bệnh. Điều này đã được minh hoạ trong dịch cúm A H1N1 năm 2009: bệnh nhân có béo phì thì tình trạng bệnh nặng hơn và có thời gian chăm sóc trong ICU cũng dài gấp đôi so với dân số chung. Sự giảm tiết của các adipokine và cytokine như TNF-alfa và interfron ở bệnh nhân béo bụng gây ra sự suy yếu của phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân có béo bụng nặng cũng thường có các vấn đề về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do giảm thông khí. Đối tượng béo phì cũng có nguy cơ mắc hen cao hơn, các triệu chứng trầm trọng hơn cũng như đáp ứng với các loại thuốc hen kém hơn.

Các biến chứng muộn của TIỂU ĐƯỜNG như bệnh thận TIỂU ĐƯỜNG, bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh, khiến BN yếu đi và tăng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID 19 (ví dụ như đòi hỏi lọc máu cấp tính). Một số phát hiện chỉ ra rằng COVID 19 có thể gây tổn thương tim cấp tính hoặc suy tim.

Các bệnh lý đi kèm thường gặp nhất trong COVID 19 là tăng huyết áp và đái tháo đường. Cả hai bệnh lý này thường được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (UCMC). Coronavirus liên kết với các tế bào đích thông qua men chuyển angiotensin (ACE2),men này được bộc lộ nhiều ở tế bào biểu mô phổi, mạch máu và ruột. Ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc UCMC hoặc thuốc ức chế thụ thể, sự bộc lộ của ACE2 tăng. Do đó người ta gợi ý rằng sự bộc lộ ACE2 ở hai nhóm bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường có thể tạo điều kiện cho nhiễm COVID 19, làm tăng nguy cơ gây nặng bệnh và tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị TIỂU ĐƯỜNG khi nhiễm COVID 19
Kiểm soát đường huyết kém là một yếu tố nguy cơ cao cho nhiễm trùng nặng và các kết cục bất lợi khác. Viêm phổi có thể giảm nếu kiểm soát đường huyết tốt. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ việc điều trị tăng đường huyết trong giai đoạn nhiễm COVID 19 là không hề đơn giản: BN có thể phải dùng corticoide, BN sốt, chế độ ăn của BN thay đổi. Để duy trì đường huyết tối ưu, cần đảm bảo: theo dõi sát đường huyết và điều chỉnh thuốc hạ đường huyết sớm.

Ở bệnh nhân mắc TIỂU ĐƯỜNG type 2 mà tình trạng bệnh ở mức vừa đến nặng, metformin và thuốc đồng vận SGLT2 nên được ngừng. Thuốc ức chế DPP4 và linagliptin có thể dùng được ở các bệnh nhân có suy giảm chức năng thận mà không có nguy cơ hạ đường huyết. Sulfunylure có thể gây hạ đường huyết nặng ở bệnh nhân mà lượng calo đầu vào thấp. Thuốc đồng vận thụ thể GLP1vốn dĩ có tác dụng giảm ngon miệng cộng thêm với thời gian bán huỷ dài (1 tuần) nên cân nhắc ngừng thuốc. Đối với các bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG type 2, việc điều trị bằng Insulin luôn được ưu tiên và cần bắt đầu sớm. Với những bệnh nhân đã dùng Insulin nền (basal) trước đó thì cần bổ sung các mũi Insulin phóng (bolus) để đảm bảo đường huyết.

Với bệnh nhân mắc TIỂU ĐƯỜNG type 1 đang được điều trị Insulin phác đồ basal-bolus hoặc đang dùng liệu pháp bơm insulin liên tục, liều Insulin nên được điều chỉnh thường xuyên, ngoài ra cũng cần xét nghiệm ceton thường xuyên để tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân giảm lượng thức ăn, thêm Insulin bolus để tránh tăng đường huyết nặng cũng như nhiễm toan ceton.

Kết luận: bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG là một nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao và phức tạp khi nhiễm COVID 19. Nhóm bệnh nhân này cần được chú ý đặc biệt trong điều trị để giảm thiểu nguy cơ tử vong.



Tin tức liên quan

BẤT NGỜ VỚI KHẢ NĂNG KHÁNG VIRUS CỦA KHỔ QUA RỪNG

BẤT NGỜ VỚI KHẢ NĂNG KHÁNG VIRUS CỦA KHỔ QUA RỪNG

990 Lượt xem

Khổ qua là một món ăn ưa thích của rất nhiều người không chỉ bởi hương vị đắng đặc trưng của nó mà còn bởi những tác dụng tốt cho sức khỏe mà nó đem lại.
10 BÍ MẬT ĐỂ GIÀ ĐI KHỎE MẠNH TỪ KHOA HỌC

10 BÍ MẬT ĐỂ GIÀ ĐI KHỎE MẠNH TỪ KHOA HỌC

855 Lượt xem

Thời gian trôi nhanh và lúc nào đấy bạn chợt nhận ra, mái tóc đen điểm vài sợi tóc bạc, trên mặt xuất hiện vài nếp nhăn và trí nhớ không còn tốt như xưa nữa. Đó là những gì bình thường của “tuổi già” - diễn biến tự nhiên của tạo hóa mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Thế nhưng đừng vội buồn lòng khi bạn vẫn có thể tận hưởng cuộc sống dù tuổi già cận kề kế bên. Hãy để khoa học “mách nước” cho bạn 10 cách giúp bạn già đi khỏe mạnh có khi còn hơn cả thời trẻ!
ĐAU NÚM VÚ CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ?

ĐAU NÚM VÚ CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ?

767 Lượt xem

Núm vú là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể, thay đổi nhỏ ở núm vú có thể khiến bạn đau nhức. Nguyên nhân gây đau núm vú thường lành tính, không có gì đáng lo ngại. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau núm vú có thể là dấu hiệu của bệnh lý đáng lo ngại hơn. Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau núm vú và những gì bạn có thể làm với nó.
NGƯỜI BỊ HO NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

NGƯỜI BỊ HO NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

178 Lượt xem

Mặc dù ho là một triệu chứng bệnh có thể tự khỏi nhưng những bất tiện trong sinh hoạt mà nó mang đến lại không hề nhỏ. Trên thực tế, chỉ cần bạn chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống trong thời gian ho, thời gian bệnh có thể được rút ngắn và hồi phục nhanh hơn. Vậy chúng ta nên và không nên ăn gì khi bị ho? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay sau đây nhé!
TÓC XƠ YẾU, GÃY RỤNG UỐNG L-CYSTINE CÓ CẢI THIỆN KHÔNG?

TÓC XƠ YẾU, GÃY RỤNG UỐNG L-CYSTINE CÓ CẢI THIỆN KHÔNG?

438 Lượt xem

Tóc xơ yếu, gãy rụng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bởi thế, chúng ta cần biết được nguyên nhân tóc xơ yếu, gãy rụng là do đâu và làm như thế nào để bảo tóc tránh khỏi tình trạng này. 
HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN VÀ MẤT TẬP TRUNG?

HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG "NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN" VÀ MẤT TẬP TRUNG?

669 Lượt xem

“Sương mù não” là thuật ngữ chỉ tình trạng giảm tập trung, khó chú ý, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức sau khi mắc COVID-19.
CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC GIÚP LẤY LẠI VÓC DÁNG SAU TẾT

CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC GIÚP LẤY LẠI VÓC DÁNG SAU TẾT

542 Lượt xem

Cứ sau mỗi mùa Tết tiệc tùng ê hề đồ ăn và thức uống, cân nặng của chúng ta chắc chắn phải thay đổi ít nhiều theo chiều hướng tăng lên. Việc lê chân đến phòng tập với những khối tạ nặng nề chắc hẳn là ác mộng của không ít người. Hãy cùng xem các bài tập thể dục tại nhà sau đây giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn và khỏe mạnh sau Tết.
GOUT CÓ GÂY TỬ VONG? NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT

GOUT CÓ GÂY TỬ VONG? NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT

264 Lượt xem

Ngày nay, với một nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, “căn bệnh nhà giàu” – gout, đang ngày càng tăng và trẻ hóa (tính đến tháng 6 năm 2023, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tăng lên từ 15-20% so với trước). Mặc dù là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó để lại thì vô cùng nguy hiểm và rất đáng lo ngại. Vậy những biến chứng đó là gì? Chúng nguy hiểm ra sao? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

400 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?
BỆNH CHÀM NÊN KIÊNG ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH?

BỆNH CHÀM NÊN KIÊNG ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI BỆNH?

1409 Lượt xem

Bệnh chàm nên kiêng ăn gì để có thể nhanh khỏi bệnh là vấn đề mà bạn cần phải quan tâm khi phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình gặp phải các dấu hiệu của bệnh chàm để chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng