AI KHÔNG NÊN ĂN CHAY?
Ai không nên ăn chay có phải là một trong những câu hỏi xuất hiện trong bạn khi bắt đầu tìm hiểu để áp dụng các phương pháp ăn chay vào chế độ ăn của mình hay không? Vậy trong việc ăn chay, thì ai không nên ăn chay hay bất kỳ ai đều có thể ăn chay được?
1. Lợi ích của việc ăn chay
Ăn chay với bất kỳ phương pháp nào cũng đều mang đến những lợi ích sức khỏe cho người ăn chay và bên cạnh đó là mang đến một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng và thanh tịnh.
Lợi ích của việc ăn chay
So với chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm từ động vật (không ăn chay) thì chế độ ăn chay có xu hướng tiêu thụ ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn và hấp thụ nhiều vitamin C & E, chất xơ, axit folic, kali, magiê và chất phytochemical (hóa chất thực vật), chẳng hạn như carotenoid và flavonoid.
Do đó, người ăn chay có khả năng lượng cholesterol toàn phần và LDL (có hại) trong cơ thể thấp hơn, huyết áp thấp hơn và chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn.
Tuy nhiên, ai không nên ăn chay cũng cần phải lưu ý những vấn đề khác bạn cũng nên quan tâm bên cạnh những lợi ích mà ăn chay mang lại. Đó là đối với một số chế độ ăn chay không chứa chất đạm và một số vitamin & khoáng chất như B12, sắt, canxi không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn, sẽ ảnh hưởng đến một phần sức khỏe của cơ thể và các hoạt động hằng ngày.
Bởi thế, khi bắt đầu ăn chay hoặc bắt đầu thực hiện chế độ ăn chay cho bất kỳ ai, bạn cần phải tìm hiểu rõ về các phương pháp ăn chay cũng như ai không nên ăn chay.
2. Những ai không nên ăn chay?
2.1. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Tùy vào chế độ ăn chay mà bạn lựa chọn để thực hiện theo sẽ có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tổng thể đối với các chế độ ăn chay sẽ hạn chế việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy phụ nữ mang thai và cho con bú có nằm trong danh sách ai không nên ăn chay hay không?
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên ăn chay không?
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của cả bản thân và trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp, việc áp dụng chế độ ăn chay cung cấp không đủ dinh dưỡng cho các giai đoạn này có thể có những rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, ai không nên ăn chay sẽ có tên những người mẹ đang cho con bú và phụ nữ mang thai.
Thịt và các sản phẩm động vật cung cấp một nguồn lượng cao protein, sắt, canxi, vitamin B12 và DHA (axit béo omega-3) - tất cả đều cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Khi loại bỏ các nguồn dinh dưỡng này khỏi khẩu phần ăn có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Chất sắt dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần với lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu của thai nhi và cải thiện lượng máu. Việc không tiêu thụ đủ sắt từ nguồn động vật có thể dẫn đến thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Vitamin B12 là một loại vitamin quan trọng cho hệ thần kinh và sản xuất hồng cầu. Không tiêu thụ đủ vitamin B12 có thể gây ra thiếu hụt và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi/trẻ sơ sinh.
Do đó, phụ nữ đang mang thai và cho con bú có thể sẽ được gọi tên đầu tiên trong danh sách ai không nên ăn chay, các ông bố hoặc gia đình có mẹ bầu hoặc trẻ nhỏ cần chú ý nhé!
2.2 Trẻ em đang ở giai đoạn phát triển
Trẻ em ở độ tuổi đang phát triển đặc biệt cần một lượng dinh dưỡng đa dạng và đủ để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cơ thể và não bộ. Chế độ ăn chay có thể không cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, trẻ em đang ở giai đoạn phát triển sẽ thuộc danh sách ai không nên ăn chay bạn cần phải quan tâm. Bởi, Protein là thành phần cấu tạo cho cơ bắp, xương, mô và hệ thống miễn dịch. Việc loại bỏ hoặc giới hạn thịt và sản phẩm động vật có thể gây thiếu hụt protein và ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp và xương của trẻ.
Trẻ em đang giai đoạn phát triển có nên ăn chay?
Canxi là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng xương và răng. Nếu không có nguồn canxi đáng kể từ thực phẩm động vật, trẻ có thể dễ dàng thiếu hụt canxi và gặp vấn đề về sức khỏe xương.
Sắt là một khoáng chất quan trọng giúp cung cấp oxy cho các tế bào và hỗ trợ sự phát triển não bộ. Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và hoạt động của trẻ.
Vitamin B12 là một loại vitamin quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu hụt vitamin B12 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cũng sẽ nằm trong danh sách ai không nên ăn chay, do đó các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày của con mình nhé!
2.3. Bệnh nhân ung thư đang được điều trị
Ai không nên ăn chay? Có lẽ nên nhắc ngay nên những người đang gặp tình trạng ung thư và đang được điều trị với bất kỳ phương pháp nào.
Bệnh nhân ung thư đang điều trị có nên ăn chay không?
Bởi bệnh nhân ung thư thường cần nhiều năng lượng để chống lại bệnh, duy trì sức khỏe và phục hồi sau các liệu trình điều trị. Các nguồn năng lượng từ thịt và các sản phẩm động vật (như chất béo và protein) có thể cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao này.
Một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, có thể gây ra tác dụng phụ như suy nhược, mất cân bằng dinh dưỡng và suy giảm chức năng miễn dịch. Trong trường hợp này, việc tiếp tục tiêu thụ thực phẩm động vật có thể giúp bệnh nhân duy trì trạng thái dinh dưỡng tốt và giảm tác động của tác dụng phụ.
Do đó, đối với những đối tượng trên nếu không muốn nằm trong danh sách ai không nên ăn chay thì có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, phục vụ sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhé!
Tài liệu tham khảo: Vinmec, Harvard Medical School, National Health Service
Xem thêm