THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng...

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là từ 10 -15 ngày sau sinh nên các bác sĩ khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng. Sữa mẹ có các thành phần chính sau: Chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone.

Chất béo (lipid)

Chất béo là thành phần quan trọng và chủ yếu nhất trong sữa mẹ. Chất béo trong sữ mẹ cung cấp 50% năng lượng hàng ngày cho bé. Chất béo trong sữa mẹ chủ yếu là Triglyceride và các acid béo dài: AA và DHA giúp sự phát triển võng mạc, bộ não, các mô thần kinh và hệ miễn dịch của bé hoàn thiện.

MHO cũng làm một loại acid béo ngắn trong sữa mẹ có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của bé, giống như tác dụng của chất xơ (trong sữa mẹ không có chất xơ). Do đó, bé bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón hay tiêu chảy dù bé đi nhiều lần 2 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mêm, vàng không bị vón cục.

Chất béo còn là dung môi để giúp hấp thụ một số vitamin quan trọng.

Chất béo là thành phần quan trọng và chủ yếu nhất trong sữa mẹ (Ảnh minh họa: Freepik)

Chất đạm (Protein)

Ngoài chất béo thì protein là một thành phần sữa mẹ không thể bỏ qua. Chất đạm cung cấp amino-acid cho bé, giúp tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, làm dung môi cho hormone, tạo các men cần thiết. Chất đạm bao gồm: WHEY protein và CASIEN protein.

WHEY protein: chiếm 60% (a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immunoglobulin ...). Bên cạnh chức năng dinh dưỡng, whey protein với các thành phần trên có chức năng bảo vệ, đào thải chất dư thừa, cặn bã, các chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể. Whey protein sữa mẹ ở dạng lỏng giúp trẻ tiêu hóa và hấp dụ thễ dàng trong ruột giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể...

CASIEN protein: chiếm 40% trong sữa, có chức năng chính là đạm dinh dưỡng, kết tủa trong ruột dạng mềm như đậu phụ dễ tiêu hóa hấp thụ.

Chất bột đường (Cacbohydrat)

Disaccharide Lactose còn gọi là đường Lactose là thành phần chính trong sữa mẹ, cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tặng trưởng, phát triển của bé. Lactose và Oligosaccharide được xem là 2 cacbohydrat quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Tác dụng chính của chúng là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Kháng thể (thụ động)

Thành phần của sữa mẹ là yếu tố chính giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi cữ bú có hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globulin miễn dịch được đi vào cơ thể của trẻ. Khi bé bị các y vi khuẩn tấn công, các chất này sẽ đóng vai trò bảo vệ trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Vitamin và khoáng chất

Sữa mẹ có chứa nhiều sắt, canxi và selen, tất cả đều dễ hấp thu. Chúng không chỉ cho trẻ một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn đem lại lợi ích rất nhiều cho sự phát triển trí não.

Men và hormone

Sữa mẹ bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa.

Các loại men và hormone này có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo. Vì vậy chúng giúp bé dần dần làm quen với những thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.

Sữa mẹ có rất nhiều thành phần dinh dưỡng cho sức khỏe và phát triển của bé từ lúc lọt lòng (Ảnh minh họa: Freepik)

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điều kiện phát triển toàn diện và phát triển hệ thống cơ quan:

  • Não - chỉ số IQ cao hơn (cholesterol và các chất béo khác trong sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của mô thần kinh).
  • Mắt - thị lực tốt hơn.
  • Tai - ít bị nhiễm trùng tai hơn.
  • Miệng - bé bú mẹ từ 1 năm trở lên ít phải điều trị chỉnh nha hơn. Động tác bú mẹ giúp cải thiện sự phát triển cơ mặt. Những thay đổi tinh tế của mùi vị sữa mẹ giúp bé học cách làm quen với các thực phẩm bổ sung đa dạng.
  • Hệ hô hấp - ít bị nhiễm trùng hô hấp trên hơn và nếu bị thì thường nhẹ hơn. Trẻ ít khò khè, ít viêm phổi và cúm hơn.
  • Tim mạch - nhịp tim thấp hơn.Trẻ bú mẹ có thể có hàm lượng cholesterol thấp hơn khi trưởng thành.
  • Hệ tiêu hóa - ít tiêu chảy, ít nhiễm trùng dạ dày ruột hơn. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trở lên làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Đồng thời, nó cũng làm giảm nguy cơ bị viêm loét đại tràng cũng giảm khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
  • Hệ miễn dịch - bé bú mẹ có đáp ứng tốt hơn với tiêm chủng phòng bệnh. Sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành tốt hơn và làm giảm nguy cơ ung thư thời kỳ trưởng thành.
  • Hệ nội tiết - giảm nguy cơ đái tháo đường.
  • Thận - với lượng muối và protein thấp hơn, sữa mẹ làm giảm gánh nặng đến thận.
  • Hệ tiết niệu - ít nhiễm trùng hơn
  • Cơ khớp - ít bị viêm khớp dạng thấp .
  • Da - ít bị chàm dị ứng hơn.
  • Tăng trưởng - bé dưới 1 tuổi mảnh mai hơn và ít bị béo phì về sau.
  • Ruột - ít bị táo bón, đi ngoài phân đỡ gắt mùi hơn.

Vì sao cần cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì... Sữa mẹ còn có vai trò giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là vô vàn lợi ích (Ảnh minh họa: Freepik)

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài vượt qua thời kỳ cai sữa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa những bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2.

Bên cạnh đó, cho con bú trong những tháng đầu đời là thời khắc thiêng liêng giúp bạn và bé gần nhau hơn. Điều này đem lại tình mẫu tử gắn bó thiêng liêng cho cả bạn và bé.

Ngoài ra khi cho con bú, mẹ cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn thấy con khỏe mạnh, con lớn lên mỗi ngày và mẹ biết rằng mẹ đã cho con điều tốt nhất mà mẹ có thể.

Bên cạnh đó việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng đem lại nhiều lợi ích cho bà mẹ như giảm cân sau sinh, tử cung thu hồi nhanh, giảm chảy máu sau sinh. Bên cạnh đó còn trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

Khi mẹ phải quay trở lại đi làm hoặc đi học, mẹ có thể vắt sữa dự trữ, vừa để dành cho bé ăn lúc mẹ vắng nhà, lại vừa giúp đỡ tắc sữa.

Sữa mẹ sau khi vắt, nếu để ở nhiệt độ thường khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4-6 giờ, khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6-8 giờ. Sữa mẹ được lưu trữ trong ngăn thường của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ.

Nếu bảo quản trong ngăn đá, lượng sữa này có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần. Khi lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận sáu tháng.

Bật mí cho bạn: Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thai kỳ cần thiết từ giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai - cho con bú có thể giúp mẹ bầu góp phần đảm bảo lượng sữa dinh dưỡng của mình. Các dưỡng chất đó là DHA, các Omega-3 khác, cùng tất cả vitamin và khoáng chất cần thiết không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh toàn diện, mà còn tạo điều kiện cho bé phát triển tối đa, thông minh lanh lợi!

Và đó là những gì OMEGA NATAL PLUS đem lại - Với hàng loạt các lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và bé, chỉ với vỏn vẹn 1 viên/ngày!

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?
PHỤ NỮ MANG THAI KHÔNG ĐƯỢC ĂN QUẢ VẢI ĐÚNG HAY SAI?

1234 Lượt xem

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ NGÀY NẮNG NÓNG

926 Lượt xem

Trong mùa nắng nóng nhiệt độ môi trường tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt khiến cơ thế trẻ mất nước. Kết hợp với sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Cần phải làm những gì để giúp bảo vệ trẻ khỏi những ngày nắng nóng?

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

1016 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

VẤN ĐỀ THỊ LỰC: TRẺ EM CÓ THỂ NHÌN THẤY BAO XA?
VẤN ĐỀ THỊ LỰC: TRẺ EM CÓ THỂ NHÌN THẤY BAO XA?

4013 Lượt xem

Đôi mắt khỏe mạnh và thị lực tốt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tầm nhìn của trẻ trở nên tốt hơn theo thời gian. Sự cải thiện tầm nhìn này là cần thiết để trẻ có thể khám phá thế giới đầy đủ hơn và bắt đầu đến trường.

TRẺ DẬY THÌ CÓ CẦN DÙNG VIÊN UỐNG BỔ SUNG CANXI?
TRẺ DẬY THÌ CÓ CẦN DÙNG VIÊN UỐNG BỔ SUNG CANXI?

2060 Lượt xem

Nhu cầu canxi của trẻ ở độ tuổi dậy thì cao hơn so với người trưởng thành, bởi lúc này trẻ cần một lượng lớn khoáng chất để tạo khung xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Vậy trẻ dậy thì cần bao nhiêu canxi và có cần dùng đến viên uống bổ sung canxi?

SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

551 Lượt xem

Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý rất nhiều đến việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong bụng mẹ, thai nhi nhận lấy các chất qua nhau thai nên ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung lượng chất thiết yếu cao hơn bình thường do “phải nuôi hai người”, đảm bảo sự phát triển bình thường cho thai nhi và sự khỏe mạnh của người mẹ.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

818 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU

832 Lượt xem

Mang thai là sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang trong mình một thiên thần nhỏ và chính thức được làm mẹ thì những thay đổi về tâm lý và cơ thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.

CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

1205 Lượt xem

Việc cho con bú sữa mẹ hay không là quyết định cá nhân của người mẹ. Nhưng bạn có biết không, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ dường như là vô tận đấy.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

912 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng