BẦU BÌ MÙA DỊCH NHƯNG VẪN CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH, TẠI SAO KHÔNG?

Hành trình mang thai và làm mẹ là một hành trình gian nan, đầy thử thách. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp, hành trình ấy lại càng khó khăn, vất vả hơn. Mẹ bầu cần phải chú ý những gì để có thể “vượt cạn” thành công? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

Đầu tiên, mẹ bầu cần phải hiểu rõ nguy cơ mình đang phải đối mặt

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ có thai, không mang thai và những người bình thường đều có nguy cơ mắc COVID-19 như nhau. Tuy nhiên phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc COVID-19, gây nguy cơ sinh non (sinh con sớm hơn 37 tuần), thai chết lưu hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng khác.

Lý do vì khi mang thai sẽ tạo ra những thay đổi trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm đi so với phụ nữ bình thường. Bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai cũng sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ bệnh diễn biến nặng ở các mẹ bầu cũng tăng nhanh.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng làm tăng thêm nguy cơ biến chứng nặng do COVID-19 trong thời kỳ mang thai như:

  • Có các bệnh nền kèm theo (ví dụ như ung thư, tiểu đường, HIV, suy giảm miễn dịch, v.v…)
  • Trên 35 tuổi.
  • Sống và làm việc trong một cộng đồng có số lượng người nhiễm COVID-19 cao.
  • Sống và làm việc trong một cộng đồng có mức độ tiêm chủng COVID-19 thấp.
  • Làm việc ở nơi khó hoặc không thể đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 2 mét với những người mắc bệnh COVID-19.
  • Thuộc nhóm người dân tộc thiểu số, ít có điều kiện được tiếp cận hoặc chăm sóc y tế một cách đầy đủ.

Khi bệnh diễn biến nặng sẽ có tỷ lệ cao phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy,… có thể gây đe dọa tính mạng cho mẹ, nguy cơ cho thai nhi. Do đó, việc chăm sóc thai kỳ và đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 là vô cùng quan trọng.

Chăm sóc thai kỳ và đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh là rất quan trọng (Ảnh minh họa: Freepik)

Tiêm chủng kịp thời và đầy đủ luôn là biện pháp phòng bệnh cấp thiết nhất

Tiêm ngừa vaccin COVID-19 đã được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên, đang trong thời kỳ cho con bú hoặc có ý định mang thai trong tương lai. Với sự xuất hiện của các biến thể mới của virus thì biện pháp này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thực hiện tiêm ngừa đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong. Trường hợp mẹ bầu vẫn chưa được tiêm ngừa vaccin, cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây để giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus:

  • Đeo khẩu trang để che mũi và miệng, thay khẩu trang thường xuyên.
  • Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc với người khác.
  • Tránh đám đông hoặc không gian trong nhà kém thông thoáng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (có thể sử dụng nước rửa tay nếu không có xà phòng).

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mùa dịch COVID-19 như sau:

  • Bà mẹ mang thai cần được đảm bảo bữa ăn hàng ngày đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm dưới đây:
    • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu nhất. Đặc biệt là giai đoạn 03 tháng cuối của thai kỳ khi nhu cầu năng lượng tăng cao cho sự phát triển nhanh của thai nhi.
    • Thức ăn giàu đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt đậu đỗ. Đây là các thực phẩm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, cơ thể khỏe mạnh và phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Các thực phẩm này cũng đồng thời cung cấp các khoáng chất như canxi, phospho giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi, tránh loãng xương cho mẹ. Nên chọn nguyên liệu tươi và nấu chín kỹ trước khi ăn.
    • Rau tươi, trái cây tươi các loại là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bà mẹ mang thai. Chúng không những cung cấp khoáng chất và vitamin giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, mà còn đồng thời cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của mẹ.
    • Cần thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm để vừa cung cấp tốt các chất dinh dưỡng vừa tạo sự ngon miệng, nhất là khi mẹ bầu bị nghén.
  • Tránh ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp vì chúng thường chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chuyển hóa nhưng ít các khoáng chất, vitamin và chất xơ.
  • Mẹ bầu cũng cần uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày để giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa: Freepik)

Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức sẽ giúp mẹ bầu tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Đi khám thai định kỳ ở các cột mốc quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn con

Thông thường các mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ ít nhất 14 lần trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm, các mẹ bầu có tâm lý e ngại và lo sợ có thể khám thai định kỳ ở các cột mốc quan trọng sau đây để giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng:

  • Giai đoạn tuần 11 - 13 tuần 6 ngày của thai kỳ: Đây là giai đoạn quan trọng để kiểm tra các dị tật thai nhi và xét nghiệm máu cho mẹ để kiểm tra mẹ có bệnh lý hay thiếu máu không.
  • Giai đoạn tuần 14 -  19 tuần: Nếu giai đoạn tuần thứ 11 - 13 tuần 6 ngày mẹ bầu bị gián đoạn không đến khám được thì có thể đi vào thời gian này để tầm soát dị tật thai nhi. Khi đến khám thai, mẹ bầu sẽ được tầm soát hở eo tử cung dự phòng sẩy thai, siêu âm hình thái học thai nhi 16 - 18 tuần. Lúc này mẹ bầu cũng đã có thể tiêm ngừa vaccin COVID-19.
  • Giai đoạn tuần thứ 20 - 24 tuần: Giai đoạn này thai nhi đã phát triển tương đối đầy đủ nên có thể kiểm tra tốt hơn hình thái học của thai nhi.
  • Giai đoạn tuần thứ 24-28 tuần: Thời gian này mẹ bầu có thể làm xét nghiệm test dung nạp đường để phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Có thể làm khảo sát hình thái thai nhi nếu không làm được lúc thai 20 - 24 tuần.
  • Giai đoạn tuần thứ 28 - 32 tuần: Giai đoạn này nên đi khám để thực hiện siêu âm doppler thai nhằm mục đích phát hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
  • Giai đoạn từ tuần 36 trở đi: Thông thường mỗi tuần mẹ bầu phải đi khám một lần vào giai đoạn này nhưng nếu mùa dịch nguy hiểm, các lần khám trước cũng không có nguy cơ gì đáng ngại, thì mẹ bầu có thể ở nhà tự theo dõi cử động của thai nhi và tùy theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ.

Để giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch không phải điều dễ dàng, nhất là khi các mẹ bầu còn mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Việc bảo vệ thật tốt sức khỏe hiện tại của bản thân, cùng đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chính là bộ đôi “vũ khí” giúp mẹ bầu an toàn vượt qua hành trình gian nan này. Đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế khi mẹ gặp khó khăn, cho một thai kỳ phát triển khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông”.

(Ảnh minh hoa: Freepik)

Nguồn: Bộ Y tế, CDC, Bệnh viện Tâm Trí – Sài Gòn.



Tin tức liên quan

MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?
MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?

1205 Lượt xem

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt.

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần đầu)

1141 Lượt xem

DHA là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Dưới đây là 6 trong 12 lợi ích sức khỏe không ngờ tới của DHA!

TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM
TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LOÃNG XƯƠNG Ở TRẺ EM

1296 Lượt xem

Thông thường mọi người hay nghĩ loãng xương chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế loãng xương còn gặp ở cả trẻ em. Vậy nhận biết nguyên nhân loãng xương ở trẻ như thế nào?

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH CHỨA NHIỀU SẮT
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH CHỨA NHIỀU SẮT

982 Lượt xem

Sắt là khoáng chất thiết yếu đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể bao gồm vận chuyển oxy, hỗ trợ miễn dịch và kích thích enzym hoạt động.

LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?
LÀM SAO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ BIẾNG ĂN?

1656 Lượt xem

Thiếu vitamin nhóm B hay vitamin B1 ở trẻ em và trẻ biếng ăn liên quan mật thiết đến chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ hoặc thời gian cho con bú. Hậu quả để lại thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra còn có nguy cơ khiến trẻ bị thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy cách bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ biếng ăn như thế nào là phù hợp?

VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?
VÌ SAO NÊN NẤU CHÁO YẾN MẠCH CHO TRẺ?

1064 Lượt xem

Yến mạch là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Tất cả những dưỡng chất này đều rất cần thiết trong quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ BỆNH CHÀM

877 Lượt xem

Khi trẻ bị bệnh chàm các bậc phụ huynh luôn tìm cách để điều trị cho con bởi không những ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Và trẻ em là một trong những đối tượng nằm trong danh sách những ai có thể mắc phải bệnh chàm. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết được khi trẻ bị bệnh chàm thì nguyên nhân là do đâu và cần xử lý như thế nào?

OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU
OMEGA 3 VÀ NHỮNG TÁC DỤNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MẸ BẦU

1573 Lượt xem

Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Nhưng mẹ có biết tác dụng của Omega 3 đem lại cho bà bầu và thai nhi là gì không?

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

962 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÂM LÝ VÀ CƠ THỂ KHI MANG THAI CỦA MẸ BẦU

899 Lượt xem

Mang thai là sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời một người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang trong mình một thiên thần nhỏ và chính thức được làm mẹ thì những thay đổi về tâm lý và cơ thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng