MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH, CẦN CẨN TRỌNG VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO?

75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ thể. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt.

Mất nước là gì?

Nếu trẻ bị mất nước, điều đó có nghĩa là bé không nhận đủ lượng nước mà cơ thể cần. Trẻ sơ sinh và trẻ em dễ bị mất nước hơn người lớn.

Tình trạng mất nước có thể xảy ra nếu lượng nước mà trẻ hấp thụ ít hơn so với lượng nước mà cơ thể trẻ bị mất đi, chẳng hạn như do nôn mửa, tiêu chảy, sốt hoặc đổ mồ hôi.

Mất nước có thể ở mức độ nhẹ và dễ dàng điều chỉnh, nhưng cũng có thể ở mức độ vừa, nặng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.

Mất nước tùy vào mức độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa: Unsplash)

Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu mất nước ở mức độ nhẹ đến trung bình:

Bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu dưới đây đều có thể cho thấy con bạn đang bị mất nước:

  • Tã không ướt sau 6 giờ.
  • Nước tiểu có màu sẫm hơn và có mùi nồng hơn bình thường.
  • Hôn mê.
  • Miệng và môi khô.
  • Không hoặc có rất ít nước mắt khi trẻ khóc.

Dấu hiệu trẻ bị mất nước nghiêm trọng:

  • Mắt trũng.
  • Bàn tay và bàn chân lạnh và trông có vẻ khô ráp.
  • Buồn ngủ quá mức hoặc quấy khóc.
  • Thóp trũng (những điểm mềm trên đầu của bé).
  • Da nhăn.
  • Đi tiểu chỉ 1 hoặc 2 lần một ngày.

Điều trị mất nước ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị mất nước ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu con chỉ bị mất nước nhẹ, bạn có thể chỉ cần cho bé bú nhiều hơn và theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con. Trong trường hợp trẻ đang bệnh kèm theo mất nước trầm trọng, hãy đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Điều trị mất nước ở trẻ sơ sinh tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng (Ảnh minh họa: Pexels)

Mất nước nghiêm trọng là một trường hợp khẩn cấp. Nếu bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng : Hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Trẻ sơ sinh có thể nhanh chóng bị mất nước nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là bạn cần hết sức chú ý đến các biểu hiện của trẻ.

Nếu bé có dấu hiệu mất nước ở mức độ nhẹ đến trung bình: Hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Nếu trẻ bị mất nước nghiêm trọng , bác sĩ có thể chỉ định truyền chất lỏng qua ống truyền tĩnh mạch (IV) trong bệnh viện cho đến khi được bù nước.Nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ bị mất nước ở mức độ nhẹ hoặc vừa , mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ uống thêm nước.

  • Dưới 3 tháng tuổi: Bác sĩ có thể đề nghị bạn cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng cho trẻ bú thường xuyên hơn bình thường.
  • Từ 3 tháng tuổi trở lên: Bác sĩ có thể chỉ định dùng một loại nước đặc biệt - ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức - để bổ sung nước và muối (chất điện giải) mà cơ thể bé đã mất.

Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân khiến bạn bị mất nước và điều trị các vấn đề cơ bản. Ví dụ, đối với trường hợp nôn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nôn. Nếu con bạn bị tiêu chảy và bác sĩ cho rằng điều này có liên quan đến chế độ ăn uống, mẹ có thể chuyển bé sang sử dụng một loại sữa công thức khác hoặc thay đổi chế độ ăn uống nếu trẻ đang bú mẹ.

Dùng chất điện giải khi trẻ sơ sinh bị mất nước

Không cho trẻ sơ sinh uống các dung dịch điện giải mà không hỏi ý kiến bác sĩ (Ảnh minh họa: Unsplash)

Không cho trẻ uống các dung dịch điện giải khi bị mất nước mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước.

Nếu bác sĩ khuyên dùng chất điện giải, bạn có thể dễ dàng mua chúng ở hầu hết các hiệu thuốc. Pedialyte, Enfalyte và ReVital là một số sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng chất lỏng điện giải cho trẻ, dựa trên cân nặng và tuổi của trẻ. Chất lỏng có thể được cho từ từ, từng ngụm từng ngụm, từng thìa cà phê, có thể sử dụng thìa hoặc ống tiêm.

Ngăn ngừa mất nước ở trẻ sơ sinh

Bạn cần đảm bảo trẻ được uống nhiều nước, đặc biệt là trong những ngày quá nóng và khi bé bị ốm.

Nếu trẻ dưới 6 tháng cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung nước. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về tình trạng mất nước ở trẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc cho bé uống một lượng nước nhỏ.

Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, hãy tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình. Bạn có thể bổ sung một ít nước cho trẻ mỗi ngày cho đến khi trẻ ăn thức ăn đặc, lúc đó bạn có thể tăng lượng lên.

Không cho trẻ uống nước ngọt có ga vì chúng ảnh hưởng xấu đến răng và sức khỏe của trẻ. Nước trái cây không được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng.

Cần cho trẻ sơ sinh uống đủ nước (Ảnh minh họa: Unsplash)

Dưới đây là cách giúp ngăn ngừa mất nước trong một số trường hợp:

  • Sốt: Cho bé uống nhiều nước bất cứ khi nào bé bị sốt. Nếu trẻ có vẻ khó nuốt, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như acetaminophen dành cho trẻ em hoặc ibuprofen (nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) để giảm bớt khó chịu. Không dùng aspirin cho trẻ, loại thuốc có liên quan đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
  • Quá nóng: Cho bé uống nhiều nước hơn bình thường khi thời tiết nóng bức. Hoạt động quá nhiều trong một ngày nắng nóng hoặc chỉ ngồi trong một căn phòng ngột ngạt, oi bức có thể dẫn đến đổ mồ hôi và mất nước.
  • Tiêu chảy: Nếu trẻ bị bệnh đường ruột, đặc biệt là viêm dạ dày ruột cấp tính, trẻ sẽ mất nước do tiêu chảy và nôn trớ. Đừng cho trẻ uống nước hoa quả, vì có thể chỉ làm tình hình tồi tệ hơn, và đừng cho trẻ uống thuốc tiêu chảy không kê đơn trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Khuyến khích trẻ uống thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, và bổ sung một ít nước khi con được 6 tháng tuổi trở lên. Nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên và bạn cho rằng trẻ có thể bị mất nước, bạn cũng có thể cho con uống nước điện giải.
  • Nôn trớ: Virus và nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến nôn trớ. Nếu bé gặp khó khăn trong việc giữ nước, bé có thể dễ bị mất nước. Hãy thử cho trẻ uống một lượng rất nhỏ (chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng như một ít nước nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) thường xuyên. Nước điện giải sẽ đem lại hữu ích cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên bị nôn trớ.
  • Khó nuốt: cổ họng đau hoặc một số bệnh như tay chân miệng có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và không chịu uống nước. Hãy hỏi bác sĩ về việc cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) để giảm bớt cảm giác khó chịu, sau đó cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức và nước, thường xuyên và với số lượng nhỏ.

Nguồn: Vinmec


Tin tức liên quan

12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)
12 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHI BỔ SUNG DHA (Phần cuối)

1150 Lượt xem

Tiếp tục bật mí các lợi ích còn lại của DHA - một axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe!

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ĐẸP DA, BỔ DƯỠNG CHO MẸ BẦU

962 Lượt xem

Khi mang thai, những vấn đề về da bà bầu thường gặp là sạm da, nám da, da khô, mụn trứng cá... Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc các sản phẩm làm đẹp trong quá trình mang thai là không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da cho bà bầu?

BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
BỔ SUNG CANXI TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

693 Lượt xem

Khi mang thai, các chất dinh dưỡng, oxy và nước cần thiết được vận chuyển qua nhau thai để thai nhi phát triển. Hơn hết, canxi là dưỡng chất thiết yếu để con người chúng ta duy trì các hoạt động sống và đặc biệt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)
3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG MÙA DỊCH CORONA (COVID-19)

1375 Lượt xem

Chăm sóc trẻ em đúng cách để chống lại sự lây lan nhanh chóng của dịch Corona (COVID-19) là mối quan tâm của nhiều ba mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp phần nào câu hỏi làm sao để chăm sóc trẻ em đúng cách, giúp bé vượt qua được mùa dịch.

DINH DƯỠNG THAI KỲ THẾ NÀO ĐỂ MẸ BẦU TĂNG ĐỦ CÂN?
DINH DƯỠNG THAI KỲ THẾ NÀO ĐỂ MẸ BẦU TĂNG ĐỦ CÂN?

1038 Lượt xem

Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ dinh dưỡng thế nào để tăng cân trong thai kỳ. Không phải mẹ tăng nhiều cân thì trẻ cũng tăng nhiều cân tương tự, và ngược lại, không phải mẹ ít cân thì trẻ sẽ không tăng một chút cân nào.

CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
CHO CON BÚ SỮA MẸ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

1260 Lượt xem

Việc cho con bú sữa mẹ hay không là quyết định cá nhân của người mẹ. Nhưng bạn có biết không, lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ dường như là vô tận đấy.

CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO TRẺ SƠ SINH
CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO TRẺ SƠ SINH

1014 Lượt xem

Cha mẹ nào cũng muốn những đứa trẻ bé nhỏ của mình được lớn lên bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và thật khó để chọn ra được một loại thực phẩm nào lành mạnh hơn rau để bổ sung vào bữa ăn cho trẻ. Bởi rau chứa đầy đủ crabs phức tạp, các chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa,...dưới bài viết này là gợi ý các loại rau mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
SỬ DỤNG VITAMIN TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI

594 Lượt xem

Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý rất nhiều đến việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong bụng mẹ, thai nhi nhận lấy các chất qua nhau thai nên ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung lượng chất thiết yếu cao hơn bình thường do “phải nuôi hai người”, đảm bảo sự phát triển bình thường cho thai nhi và sự khỏe mạnh của người mẹ.

KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?
KHI MẸ BẦU TRÚNG THỰC, NÊN XỬ TRÍ LÀM SAO?

7781 Lượt xem

Ốm nghén là quá trình thường gặp khi mang thai, thế nhưng đôi khi những triệu chứng tương tự như thế lại đến từ một nguyên nhân khác – ngộ độc thực phẩm hay trúng thực. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được 2 tình trạng này? Và khi phân biệt được rồi, mẹ bầu cần phải xử trí làm sao để bảo vệ bản thân mình cùng đứa con trong bụng?

DINH DƯỠNG THAI KỲ CHO BÀ BẦU BỊ NGHÉN NẶNG
DINH DƯỠNG THAI KỲ CHO BÀ BẦU BỊ NGHÉN NẶNG

1021 Lượt xem

Đa số thai phụ chỉ bị nghén trong 3 tháng đầu, nhưng có người có thể kéo dài hơn. Dưới đây là một số món ăn - nước uống giúp giảm bớt sự khó chịu thai kỳ đó, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho các mẹ bầu bị nghén nặng.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng