TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU

Có thể nhiều khi bạn không nhận ra, bởi hành động vô thức như cắn môi hoặc cắn móng tay khi đang bận tâm suy nghĩ về một vấn đề gì đó. Nhiều người cho rằng đó là một thói quen xấu, hầu hết sẽ bỏ qua và xem như chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần và gây tổn hại đáng kể đối với cơ thể, thì đã đến lúc bạn không thể xem chúng là thói quen xấu được nữa.

Các hành động như đang bị thôi thúc một cách dữ dội: cắn, xé hoặc gỡ da môi, móng tay hay da tay, v.v… được gọi chung là những hành vi lặp đi lặp lại tập trung trên cơ thể (Body-focused repetitive behavior – BFRB). Ước chừng cứ 20 người, thì sẽ có 1 người gặp tình trạng này. Thông thường chúng sẽ bị bỏ qua như một thói quen xấu, nhất là với những trường hợp chỉ xảy ra với tần suất khá thấp và không gây ảnh hưởng mấy đến cơ thể. BFRB có một số triệu chứng giống với Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), nên thường gây nhầm lẫn. Bạn cũng cần phân biệt BFRB với các hành vi tự ngược đãi bản thân, như cắt vào tay chân hay cào cấu cơ thể.

Nguyên nhân nào khiến một người gặp chứng BFRB này?

Các nhà khoa học vẫn đang tìm ra lời giải cho câu hỏi này, và gen có thể là một trong những nguyên nhân đó. Nếu trong gia đình bạn có người bị BFRB, bạn cũng có khả năng sẽ gặp tình trạng tương tự như thế. Ngoài ra, tính cách, căng thẳng bạn đang phải đối mặt trong cuộc sống, thuở ấu thơ hay thậm chí tuổi tác cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thường thì tình trạng này sẽ thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông.

Các chứng BFRB cụ thể

Ghiền nặn, gãi da

Nếu bạn không thể ngăn bản thân cứ liên tục nặn mụn, nhọt, lớp vảy hay vết sưng tấy trên da, thậm chí trên cả làn da khỏe mạnh thì bạn có thể đang gặp chứng ghiền nặn, gãi da (hay thỉnh thoảng còn được gọi là rối loạn tổn thương da). Các bác sĩ hiện vẫn chưa biết điều gì đã gây nên tình trạng này, nhưng hầu hết nó thường gặp ở những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Việc dán băng cá nhân lên các ngón tay hoặc sử dụng con quay giảm căng thẳng (fidget spinner) có thể giúp bạn hạn chế được những hành vi này.

(Ảnh minh họa: iStock)

Thói gặm móng

Đây có lẽ là một hành vi rất phổ biến: cắn (hay gặm) móng tay. Có khoảng 30% người có thói quen xấu này và một số còn không nhận thức được điều mình đang làm. Ngoài việc có thể gây tổn thương đến da và móng tay, thói gặm móng còn có thể gây ảnh hưởng đến răng của bạn và dẫn đến nhiễm trùng. Việc cắt móng tay ngắn lại, hoặc sử dụng lớp sơn móng có vị đắng có thể giúp bạn hạn chế và kiểm soát được hành vi này.

Xem thêm: ONYFU - Dung dịch dùng ngoài trị nấm tay chân

Thói quen cắn mặt bên trong má

Những người gặp tình trạng BFRB này không thể ngăn bản thân cắn phần bên trong miệng mình. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài, có thể gây sưng tấy và tạo các vết loét. Lớp niêm mạc bên trong miệng của bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy gồ ghề, khiến bạn cứ muốn nhai cắn nhiều hơn. Vì mọi người thường làm điều này để tự xoa dịu bản thân, nên việc tìm hay thay thế bằng các hành động khác: chẳng hạn như nhai kẹo cao su, cũng có thể mang lại cho bạn cảm giác tương tự nhưng vô hại hơn.

Thói quen cắn mặt bên trong môi

Đây là khi bạn muốn nhai, cắn hoặc mút phần bên trong môi của mình. Sau một khoảng thời gian, điều này có thể làm cho các tế bào da trên môi của bạn bị bong ra và tạo một mảng thô ráp màu trắng, xám hoặc vàng. Đeo “miếng đệm môi” - một thiết bị giúp giữ răng dưới cách xa môi có thể giúp ngăn cản được hành vi này. Liệu pháp trò chuyện cũng có thể giúp bạn giải quyết được những cảm xúc đứng sau hành vi BFRB này.

Xem thêm: MANGINO VIM 30ml - Dung dịch dùng ngoài da kháng khuẩn

Thói quen cắn mặt bên của lưỡi

Một số người có hành vi hay cắn, hoặc nhai hai mặt bên của lưỡi. Điều này phổ biến hơn bạn nghĩ và thường do căng thẳng gây ra. Nha sĩ có thể đề nghị bạn đeo một miếng bảo vệ miệng đặc biệt để che răng và bảo vệ lưỡi của bạn. Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về những cách để kiểm soát căng thẳng của mình tốt hơn.

Thói ăn da

Đây là khi bạn nhai da của bạn, sau đó ăn nó hoặc lớp vảy. Căng thẳng và lo lắng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này, bởi một thứ gì đó cảm thấy trên da cũng có thể khiến bạn khó chịu. Một số người thấy rằng họ có thể loại bỏ chứng BFRB này bằng từng bước nhỏ. Ví dụ như chọn một vùng nhỏ (như ngón tay cái của bạn) để ngừng nhai. Sau đó chuyển hướng thành các móng tay khác và cứ thế tuần tự.

(Ảnh minh họa: iStock)

Thói ngoáy mũi

Nếu bạn ngoáy mũi nhiều đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì có thể bạn đã mắc thói ngoáy mũi. Trong một số trường hợp, một người có thể dành hàng giờ mỗi ngày chỉ để làm sạch mũi. Những người mắc chứng BFRB này cũng có nhiều khả năng mắc bệnh khác, như ngoáy da hoặc cắn móng tay. Hãy cố gắng để ý mỗi khi bạn muốn ngoáy mũi và viết ra cảm giác của bạn vào lúc đó. Điều này có thể giúp bạn tìm ra các yếu tố gây nên tình trạng này và nên làm gì với chúng.

Chứng nghiện giật tóc

Một số người có hành vi giật tóc khỏi đầu, lông mi, lông mày hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Lo lắng hoặc buồn chán có thể gây nên tình trạng này và trong một số trường hợp, họ còn không nhận thức được hành động của mình. Chứng nghiện giật tóc thường bắt đầu từ 10 đến 13 tuổi và có thể là một vấn đề đối với cuộc sống thường ngày. Bạn có thể thử thay thế bằng một thói quen khác lành mạnh hơn như đan len để các ngón tay luôn bận rộn.

Xem thêm: HÀ THỦ Ô KA - Cải thiện râu tóc, đẹp da

Chứng nghiện ăn tóc

Có khoảng 20% số người có thói nghiện giật tóc sẽ ăn luôn tóc. Một số người sẽ gặm phần ngọn, trong khi số còn lại thì ở cả búi tóc. Ở các trường hợp hiếm gặp nhất, có người còn ăn cả tóc người khác hoặc lông của các loài động vật. Nếu bạn nuốt một số lượng tóc lớn, chúng có thể tạo thành các khối tóc bên trong dạ dày. Điều này có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu chúng không được lấy ra.

(Ảnh minh họa: Unsplash)

Chứng nghiện ăn lông

Cắn tóc là phần nền của chứng BFRB này. Vì thật khó để nhai phần tóc dính vào da đầ, nên hầu hết mọi người sẽ gặm các phần khác trên cơ thể của họ. Giống như tất cả các BFRB, cảm giác tiêu cực có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thế nên việc thay đổi sang các thói quen khác như nhai kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà hoặc cắn hạt hướng dương có thể giúp ích cho tình trạng này.

Chứng nghiện cạo lông

Nếu bạn mắc phải chứng BFRB này, bạn sẽ có xu hướng muốn loại bỏ các lớp lông trên cơ thể mình. Bạn có thể cắt hoặc cao các lớp lông tay, lông chân, lông mày hoặc các phần khác trên cơ thể. Giống như chứng giật tóc, đây là một loại tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và có lẽ về mặt tâm lý, bạn tin rằng với hành động như vậy có thể giúp bản thân loại bỏ được những suy nghĩ không mong muốn.

Nguồn: WebMD.

Tags : sức khoẻ


Tin tức liên quan

LÀM ĐẸP VÀ THANH LỌC CƠ THỂ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
LÀM ĐẸP VÀ THANH LỌC CƠ THỂ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

608 Lượt xem

Thanh lọc, giải độc cơ thể sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe sung mãn hơn đặc biệt là khi bạn vừa trải qua một thời kỳ bận rộn và ăn uống khó kiểm soát. Dưới đây là một số cách để bạn giải độc cơ thể đơn giản tại nhà!

DẤU HIỆU CƠ THỂ BẠN ĐANG THIẾU VITAMIN C
DẤU HIỆU CƠ THỂ BẠN ĐANG THIẾU VITAMIN C

591 Lượt xem

Vitamin C là một vitamin thiết yếu, nó có nhiều vai trò và liên quan đến những lợi ích sức khỏe của cơ thể bạn. Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể tự sản xuất ra được lượng Vitamin C cần thiết. Do đó, cần phải dung nạp các thực phẩm chứa Vitamin C. Nếu thiếu Vitamin C cơ thể bạn sẽ hoạt động như thế nào? 

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MÀ NGƯỜI ĂN CHAY CẦN BỔ SUNG THÊM
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG MÀ NGƯỜI ĂN CHAY CẦN BỔ SUNG THÊM

632 Lượt xem

Với chất lượng cuộc sống được nâng cao như hiện nay, nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật, hạn chế thực phẩm từ động vật, thậm chí là bắt đầu tìm hiểu và chuyển hẳn sang chế độ ăn chay để có một cuộc sống lành mạnh hơn.

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?

463 Lượt xem

Bệnh đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ tự hỏi và tìm hiểu trên các trang thông tin, mạng xã hội hoặc hỏi trực tiếp những người thân xung quanh. Vậy bạn đã biết câu trả lời chính xác thì đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không chưa?

GỢI Ý THỰC ĐƠN DÙNG TRONG MỘT TUẦN CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
GỢI Ý THỰC ĐƠN DÙNG TRONG MỘT TUẦN CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

421 Lượt xem

Gout là một căn bệnh phổ biến, phức tạp và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải.

5 CÁCH GIẢM LÃO HÓA DA SỚM
5 CÁCH GIẢM LÃO HÓA DA SỚM

767 Lượt xem

Lão hóa da được nhận biết với các biểu hiện như da nhăn nheo, mất độ đàn hồi, khô da,… Lão hóa da do tác động cả bên trong lẫn bên ngoài, do đó chúng ta vẫn có những biện pháp để giảm tình trạng lão hóa da sớm, duy trì nét đẹp của thanh xuân.

10 THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU VITAMIN C KHÔNG NÊN BỎ QUA
10 THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU VITAMIN C KHÔNG NÊN BỎ QUA

660 Lượt xem

Ăn trái cây, hoa quả và rau là cách tự nhiên tốt nhất để có được đủ Vitamin C. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C mà chúng ta có thể tiêu thụ mỗi ngày và dưới đây là danh sách của 10 ứng cử viên hàng đầu.

BÔI THUỐC DERMABION SAO CHO ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM
BÔI THUỐC DERMABION SAO CHO ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM

765 Lượt xem

Điều trị bệnh chàm càng sớm giúp người bệnh có thể có được sự thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày, không cần phải kiêng cữ các món ăn yêu thích, có thể tự do diện trang phục mà không sợ để lộ những biểu hiện của bệnh chàm. Vậy điều trị bệnh chàm bằng cách bôi thuốc Dermabion như thế nào cho đúng cách để nhanh chóng lành thương?

NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI THƯỜNG THIẾU NHỮNG CHẤT GÌ?
NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI THƯỜNG THIẾU NHỮNG CHẤT GÌ?

1294 Lượt xem

Từ 50 tuổi trở đi, cơ thể chúng ta cần thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất để đủ năng lượng hoạt động đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp hạn chế bệnh tật. Thế nhưng, người cao tuổi lại rất dễ bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng. Mời bạn cùng tham khảo để có những bổ sung kịp thời vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

AI DỄ THIẾU VITAMIN A?
AI DỄ THIẾU VITAMIN A?

561 Lượt xem

Vitamin A là một trong 3 loại vi chất quan trọng cần thiết của cơ thể giúp cho mắt sáng khỏe. Thiếu vitamin A khiến cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng, hoặc mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bị quáng gà, thậm chí là loét giác mạc.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng