PHÂN BIỆT ĐAU MẮT ĐỎ VỚI CÁC BỆNH VỀ MẮT KHÁC
Phân biệt bệnh đau mắt đỏ và các bệnh lý khác đối với đôi mắt của bạn chính là bước đầu tiên giúp các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương án cũng như kê toa điều trị và những hướng dẫn vệ sinh mắt trong quá trình chữa bệnh.
1. Phân biệt đau mắt đỏ với dị ứng mắt
1.1. Viêm kết mạc do dị ứng
Tình trạng dị ứng mắt hay còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng, đây là một tình trạng về mắt xảy ra khi cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng. Dị ứng hay viêm kết mạc dị ứng là phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn đối với các chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng,.. hoặc một số chất gây dị ứng khác với cơ thể của bạn.
Khi những chất gây dị ứng này tiếp xúc với mắt, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng thái quá và xem những chất gây dị ứng này như những chất có hại. Từ đó phản ứng đó khiến cho cơ thể của bạn sản sinh ra histamine, một chất hóa học dẫn đến viêm nhiễm và dẫn đến các triệu chứng dị ứng thông thường như đỏ, ngứa và chảy nước mắt.
1.2. Đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng màng trong suốt (kết mạc) lót mí mắt và che phủ phần trắng của nhãn cầu.
Một số triệu chứng bạn sẽ gặp phải khi mắt gặp tình trạng đau mắt đỏ chẳng hạn như tiết dịch đặc màu vàng hoặc xanh lục, chảy nước mắt nhiều, sưng mí mắt, mờ mắt, nóng rát, ngứa và nhạy cảm với ánh sáng.
Mặc dù tất cả bệnh đau mắt đỏ đều là viêm kết mạc nhưng không phải tất cả bệnh viêm kết mạc đều là đau mắt đỏ. Cũng có thể bị bệnh ở cả hai mắt cùng một lúc. Có một số loại viêm kết mạc, nhưng chúng tôi sẽ tập trung vào ba loại phổ biến nhất: vi khuẩn, virus và hóa chất.
2. Phân biệt bệnh đau mắt đỏ với viêm kết mạc dị ứng thông qua nguyên nhân gây bệnh
2.1. Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng
Dị ứng mắt có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thường tùy thuộc vào độ nhạy cảm cụ thể của từng cá nhân bao gồm:
Thứ nhất là dị ứng theo mùa: Vào mùa xuân và mùa thu thì tình trạng viêm kết mạc dị ứng sẽ thường gặp phải ở nhiều người do các chất gây dị ứng như phấn hoa từ hoa lá, cỏ cây hoặc cỏ dại dẫn đến.
Thứ hai là dị ứng lâu năm: Loại viêm kết mạc dị ứng này xảy ra quanh năm và thường được gây ra bởi các chất gây dị ứng thường thấy trong nhà, như mạt bụi, lông thú cưng hoặc nấm mốc.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đau mắt đỏ là do virus, thường do cùng loại vi-rút gây ra cảm lạnh thông thường.
Nguyên nhân thứ hai là do do vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae gây ra. Những vi khuẩn này có thể đến từ da, hệ hô hấp của bạn hoặc người khác bị viêm kết mạc bởi đau mắt đỏ có thể lây truyền khi người nhiễm bệnh hắt hơi, bắt tay, sử dụng chung đồ dùng cá nhân,...
Nguyên nhân thứ ba là có thể do các chất kích thích như clo trong bể bơi, khói thuốc hoặc một số loại mỹ phẩm dẫn đến bệnh đau mắt đỏ.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ít phổ biến khác bao gồm đeo kính áp tròng lâu hơn mức khuyến nghị hoặc không được vệ sinh đúng cách.
3. Phân biệt bệnh đau mắt đỏ với viêm kết mạc dị ứng thông qua triệu chứng của bệnh
Đau mắt đỏ có thể biểu hiện nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, thường phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau mắt đỏ bao gồm:
- Đỏ dữ dội ở một hoặc cả hai mắt;
- Mí mắt sưng tấy, cũng có thể bị đỏ;
- Cảm giác nóng rát hoặc cảm giác khó chịu;
- Chảy nước mắt;
- Chất dịch màu vàng hoặc xanh lục chảy ra từ một hoặc cả hai mắt, thường khiến lông mi dính vào nhau, chủ yếu là khi thức dậy;
- Trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, đôi khi có thể liên quan đến nhiễm trùng tai
Còn đối với tình trạng viêm kết mạc do dị ứng có thể có các triệu chứng giống như bệnh đau mắt đỏ, nhưng chúng có xu hướng liên quan nhiều hơn đến phản ứng dị ứng như:
- Chảy nước mắt, ngứa hoặc đỏ mắt;
- Mí mắt sưng tấy;
- Ngứa và cảm giác nóng rát ở mắt;
- Các triệu chứng dị ứng khác như hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi sau.
4. Tại sao cần phân biệt bệnh đau mắt đỏ với các bệnh về mắt khác
Khi bạn phân biệt được tình trạng đang gặp phải là bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc do dị ứng sẽ giúp bạn có được kế hoạch điều trị phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí. Và hơn hết là không ảnh hưởng đến thị lực cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.
Bên cạnh đó, Bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết - Trưởng khoa Glaucoma - Bệnh viện Mắt TP. HCM cho biết: “Có tới 80% là đau mắt đỏ, còn 20% là bệnh lý khác như Glaucoma, viêm màng bồ đào cấp… cũng có thể gây ra các trường hợp đau mắt đỏ như vậy, nên đi khám tại bệnh viện để bác sĩ có thể chẩn đoán được đâu là viêm kết mạc, đau là những bệnh lý cần nhập viện để điều trị”.
Như vậy có thể thấy, mặc dù bạn phân biệt được các tình trạng gặp phải nhưng tốt hơn hết, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng gặp phải, bảo vệ đôi mắt của chính mình bạn nhé!
Nguồn tài liệu tham khảo: VTV.vn, Trang web: wyndly.com
Xem thêm