NHỮNG AI SẼ MIỄN NHIỄM VỚI ĐAU MẮT ĐỎ?

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng nhiễm trùng ở mắt với nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do phản ứng dị ứng với biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt (Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Viêm kết mạc rất dễ lây lan, vậy ai có thể sẽ miễn nhiễm với tình trạng viêm kết mạc đang có xu hướng tăng như hiện nay?

1. Dấu hiệu điển hình của đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột và dễ dàng lây lan đối với cả tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với người đang bị bệnh. Theo Bộ Y tế, cho đến nay vẫn cho có vắc-xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Những ai sẽ miễn nhiễm với đau mắt đỏ

Những biểu hiện cho thấy đôi mắt đang gặp phải tình trạng viêm kết mạc đó chính là mắt sẽ bị đỏ và có ghèn. Dễ quan sát hơn đó là tình trạng này sẽ xuất hiện ở một mắt và lây lan sang mắt còn lại. 
Mặc dù khi bị đau mắt đỏ, thị lực của bạn vẫn tốt. Tuy nhiên, trong quá trình bệnh đang diễn ra, mắt vẫn có cảm giác khó chịu; đặc biệt là sau khi ngủ dậy, mắt có thể bị dính vào nhau do gỉ mắt tiết ra (màu xanh hoặc màu vàng tùy vào tác nhân gây bệnh) bám chặt vào khiến bạn khó mở mắt và gây khó chịu. 
Khi phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình gặp phải tình trạng viêm kết mạc, cần phải điều trị sớm để tránh những tác hại không tốt khi tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. 
Đồng thời, những người xung quanh cũng cần phải quan tâm đến việc vệ sinh, tiếp xúc và thực hiện các sinh hoạt hằng ngày khi trong môi trường có người bệnh đau mắt đỏ, tránh tình trạng bệnh lây sang cho bản thân, bảo vệ đôi mắt của bạn.

2. Ai có thể miễn nhiễm với đau mắt đỏ? 
Viêm kết m được gây ra bởi virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu; nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng đau mắt đỏ sẽ khỏi sau 7-14 ngày. 
Vậy đối với bệnh đau mắt đỏ, nếu bệnh nhân đã khỏi bệnh thì có tái phát lại hay không; và những ai có thể miễn nhiễm với tình trạng này?
Cơ thể của con người không tự sản sinh ra miễn dịch trọn đời đối với bệnh đau mắt đỏ; điều này có nghĩa là đối với những người đã từng bị bệnh đau mắt đỏ rồi vẫn có thể tái lại tính trạng này sau vài tháng nhiễm bệnh (Theo Bác sĩ chuyên khoa 1, Lê Đức Quốc, khoa Mắt, Bệnh viện đa khoa quốc tế nam Sài Gòn - TP.HCM).
Đồng thời, theo Bộ Y tế, đến nay vẫn chưa có vacxin hoặc thuốc đặc hiệu đối với bệnh đau mắt đỏ. Do đó, không ai bất kỳ trong chúng ta có thể miễn nhiễm với tình trạng viêm kết mạc.

Những ai sẽ miễn nhiễm với đau mắt đỏ

Chính vì thế, nếu như bạn đã từng bị viêm kết mạc và đã hết bệnh, bạn vẫn không thể xem thường tình trạng bệnh này, bởi chúng đang có xu hướng gia tăng, Bên cạnh đó, không để cho tình trạng bệnh chuyển sang có biến chứng khác của bệnh. 
“Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2023 đến ngày 5.09 tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố có 71.740 lượt khám chữa bệnh do viêm kết mạc, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2022 (58.853 ca). Trong số này có hơn 1.011 ca viêm kết mạc có biến chứng, chiếm 1,41% (cùng kỳ năm 2022 có 892 ca biến chứng, chiếm 1,52%).
Các biến chứng của bệnh viêm kết mạc thường gặp gồm: viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, suy giảm thị lực…
Số trẻ em dưới 16 tuổi bị mắc bệnh đau mắt đỏ trong 8 tháng năm 2023 là 23.873 ca, chiếm 33,3% (cùng kỳ năm 2022 có 10.467 ca, chiếm 19,5%). Trong đó có 298 ca biến chứng, chiếm 1,65%.” (Theo Báo Thanh Niên)

3. Vậy phải làm sao để bảo vệ đôi mắt khi bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng?
Trước hết, việc rửa tay thường xuyên và kỹ càng là điều quan trọng nhất. Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay ít nhất 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với mắt hoặc vùng xung quanh mắt. Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh đau mắt đỏ và không chia sẻ vật dụng cá nhân như khăn tay, gương mắt, hoặc mỹ phẩm mắt.
Ngoài ra, hãy tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân cơ bản như không chọc vào mắt bằng tay, không sử dụng mỹ phẩm mắt chung, và duy trì vùng mắt sạch sẽ thông qua việc rửa mặt hàng ngày. Đối với những người tiếp xúc với môi trường bẩn hoặc có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, việc sử dụng bảo vệ mắt như kính bảo hộ hoặc găng tay cũng có thể giúp đảm bảo sự an toàn cho đôi mắt.
Trong trường hợp bạn hoặc ai đó trong gia đình bị bệnh viêm kết mạc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ liệu pháp điều trị để ngăn bệnh lây lan và tái phát. Bảo vệ đôi mắt của bạn là quan trọng, và việc tuân thủ các biện pháp bảo vệ và vệ sinh có thể giúp bạn tránh được căn bệnh đau mắt đỏ trong thời kỳ gia tăng.

Tài liệu tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Thanh Niên


Tin tức liên quan

MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần cuối)

MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần cuối)

680 Lượt xem

Đã có 12 trong tổng số 25 “mẹo” hữu hiệu giúp cải thiện trí nhớ được bật mí. Vậy phần còn lại thì sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây và đã có mẹo nào lọt vào “mắt xanh” của bạn chưa?
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở TRẺ EM

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở TRẺ EM

91 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp ở da và các mô, nếu không được điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong bởi căn bệnh này. Mặc dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng nó gây cảm giác đáng sợ cho chúng ta mỗi khi nhắc đến. Gần đây nhất, vào ngày 19/09/2023, một bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người đã tử vong dù được điều trị tích cực. Vậy trẻ em có phải là đối tượng mà căn bệnh dễ xuất hiện? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM

COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM

317 Lượt xem

Viêm là một triệu chứng đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của xơ vữa động mạch cùng một số bệnh tim mạch khác và các chất chống viêm có thể cải thiện những tình trạng về tim mạch này.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng