CÁC LOẠI BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các sức ép và áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống khiến nhiều người chịu những căng thẳng lớn cùng với đó là chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, điều độ. Đó chính là những lý do mà trong vài năm trở lại đây, độ tuổi mắc bệnh cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang ở tuổi lao động, chính vì thế, căn bệnh cao huyết áp giờ đây không còn là căn bệnh của tuổi già.

Căn cứ vào các trị số huyết áp mà bác sĩ sẽ xác định được bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp loại nào, từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp được dùng để chỉ một bệnh mãn tính, trong đó huyết áp cao hơn mức bình thường (huyết áp cao có tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg). Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu qua các mạch máu gây ra các bệnh nguy hiểm về tim mạch.

Cao huyết áp được dùng để chỉ một bệnh mãn tính, trong đó huyết áp cao hơn mức bình thường

Cao huyết áp được dùng để chỉ một bệnh mãn tính, trong đó huyết áp cao hơn mức bình thường (Ảnh minh họa: Pexels)

Các loại bệnh cao huyết áp về mặt lâm sàng

Về mặt lâm sàng, cao huyết áp có thể được chia thành 2 loại: tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát được định nghĩa là tăng huyết áp được chẩn đoán sau khi bác sĩ nhận thấy huyết áp của bạn cao trong ba lần khám trở lên và loại bỏ tất cả các nguyên nhân gây tăng huyết áp khác (mà khi giải quyết được thì bệnh cao huyết áp sẽ biến mất hoàn toàn).

Loại cao huyết áp này được tìm thấy ở hơn 90% trong tổng số những người bị cao huyết áp. Tăng huyết áp nguyên phát sẽ băt đầu ở độ tuổi khoảng 25-55 tuổi và càng lớn tuổi thì càng có nhiều khả năng được tìm thấy.

Thông thường, những người bị tăng huyết áp nguyên phát không có triệu chứng nhưng những người mắc bệnh này có thể thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt hoặc chảy máu mũi.

Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định chính xác nhưng các nhà nghiên cứu cho biết rằng tăng huyết áp nguyên phát được phát hiện có liên quan đến tính di truyền, những người có người thân bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, tăng huyết áp nguyên phát còn được tìm thấy ở những người béo phì, ăn mặn hoặc ăn thức ăn có nhiều natri (như bột ngọt, baking soda, chất bảo quản,...) và những người uống nhiều rượu.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát được định nghĩa là tăng huyết áp do các nguyên nhân bất thường như bệnh thận (viêm thận, suy thận, hẹp động mạch thận), hẹp động mạch chủ, van động mạch bị rò rỉ hay các bệnh nội tiết (bướu giáp độc, u thượng thận), ngộ độc chì, tăng calci máu hoặc sử dụng thuốc (thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không steroid,...).

Đây là loại tăng huyết áp được tìm thấy trong ít hơn 10% tổng số trường hợp bị cao huyết áp và độ tuổi tìm thấy loại tăng huyết áp này thường dưới 30 tuổi hoặc trên 55 tuổi. Nếu tìm ra nguyên nhân thì có thể kiểm soát được chứng tăng huyết áp thứ phát này.

Hầu hết tăng huyết áp thứ phát không có triệu chứng và thường được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám bệnh kiểm tra các vấn đề khác. Số ít có thể bị đau ở cổ, chóng mặt, cứng gáy thường gặp khi ngủ dậy, một số người có thể bị đau nửa đầu. Tăng huyết áp thứ phát trong thời gian dài hoặc khi huyết áp rất cao, người bệnh có thể bị suy nhược, mệt mỏi, đánh trống ngực, mất ngủ, tê tay chân, mờ mắt hoặc chảy máu cam. Khi người bệnh để lâu không điều trị, sẽ có các triệu chứng biến chứng như đau tức ngực, sưng tấy, khó thở, liệt tay, chân,...

Nếu tìm ra nguyên nhân thì có thể kiểm soát được chứng tăng huyết áp thứ phát này

Nếu tìm ra nguyên nhân thì có thể kiểm soát được chứng tăng huyết áp thứ phát này (Ảnh minh họa: Pexels)

Các loại tăng huyết áp bổ sung

Đây là các loại tăng huyết áp được công nhận với các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Huyết áp bình thường được coi là dưới 120/80. Với tăng huyết áp tâm thu đơn độc thì huyết áp tâm thu tăng trên 140 mmHg thay vì ở mức dưới 90 mmHg. 

Loại tăng huyết áp này phổ biến ở những người trên 65 tuổi do ở độ tuổi này động mạch bị lão hóa, mất tính đàn hồi. Có đến 60% người cao tuổi bị cao huyết áp thuộc trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Tăng huyết áp ác tính

Loại tăng huyết áp này chỉ xảy ra ở khoảng 1% những người bị tăng huyết áp. Nó phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi và phụ nữ bị nhiễm độc thai nghén. 

Tăng huyết áp ác tính xảy ra khi huyết áp của bạn tăng lên rất nhanh. Nếu huyết áp tâm thu của bạn vượt quá 130 mmHg thì bạn có thể bị tăng huyết áp ác tính. Đây là trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị tại bệnh viện. Các triệu chứng của tăng huyết áp ác tính bao gồm tê ở chân và tay, mờ mắt, lú lẫn, đau ngực và nhức đầu.

Tăng huyết áp kháng trị

Nếu bác sĩ đã kê 3 loại thuốc khác nhau mà huyết áp của bạn vẫn quá cao thì bạn có thể bị tăng huyết áp kháng trị. Tăng huyết áp kháng trị có thể xảy ra ở 20-30% trong số các trường hợp cao huyết áp. 

Tăng huyết áp kháng trị có thể có các yếu tố di truyền và phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, béo phì, phụ nữ hoặc ở những người mắc bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, bệnh thận.

Nếu bác sĩ đã kê 3 loại thuốc khác nhau mà huyết áp của bạn vẫn quá cao thì bạn có thể bị tăng huyết áp kháng trị

Nếu bác sĩ đã kê 3 loại thuốc khác nhau mà huyết áp của bạn vẫn quá cao thì bạn có thể bị tăng huyết áp kháng trị (Ảnh minh họa: Pexels)

Tăng huyết áp dai dẳng

Nếu trị số huyết áp vượt quá tiêu chuẩn tại phòng khám hoặc tại nhà thì được xếp vào loại tăng huyết áp dai dẳng (mức huyết áp luôn ở mức cao).

Người bị tăng huyết áp dai dẳng có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng khoảng 2-3 lần do áp lực máu liên tục tác động lên động mạch.

Tăng huyết áp áo choàng trắng

Tăng huyết áp áo choàng trắng hay tăng huyết áp văn phòng là loại tăng huyết áp chỉ xảy ra ở bệnh viện hoặc phòng khám, nơi mà các nhân viên y tế (bác sĩ, y tá) mặc áo choàng trắng. Tuy đây là loại tăng huyết áp không nguy hiểm như các loại khác nhưng nó là dấu hiệu cho nguy cơ tăng huyết áp dai dẳng.

Tăng huyết áp giấu mặt

Đây là loại tăng huyết áp mà tình trạng huyết áp tại phòng khám không tăng nhưng huyết áp ngoài phòng khám vượt quá giá trị tiêu chuẩn. Tăng huyết áp giấu mặt bao gồm “tăng huyết áp vào sáng sớm” (huyết áp cao khi thức dậy), “tăng huyết áp về đêm” (huyết áp cao trong khi ngủ) và “tăng huyết áp do căng thẳng (hoặc tăng huyết áp tại nơi làm việc)” (huyết áp cao vào ban ngày). 

Người bị tăng huyết áp giấu mặt có nguy cơ mắc bệnh mạch máu và tim mạch cao gấp 2-3 lần so với người bình thường và có thể cao bằng hoặc hơn so với người bị tăng huyết áp dai dẳng.

Đối với mỗi loại tăng huyết áp sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy, khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, điều quan trọng là bạn cần phải biết mình mắc loại nào để từ đó áp dụng các hướng dẫn điều trị kịp thời và đúng đích.

Tài liệu tham khảo: medparkhospital.com, msdmanuals.com


Tin tức liên quan

NHỮNG CĂN BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI VIỆT NAM
NHỮNG CĂN BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI VIỆT NAM

865 Lượt xem

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là những bệnh về xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.

NGUY HIỂM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ, THUỐC GIẢ TRÀN LAN CHỢ MẠNG
NGUY HIỂM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ, THUỐC GIẢ TRÀN LAN CHỢ MẠNG

1622 Lượt xem

Không chỉ thức ăn bị làm giả mà hiện nay thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng cũng được làm giả khá tinh vi và rao bán tràn lan. Các đối tượng bất chấp dùng mọi chiêu thức để quảng cáo các sản phẩm giả này đến tay người tiêu dùng qua mạng xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng thì phụ thuộc rất nhiều vào chính người tiêu dùng, bởi “có cầu, ắt có cung” và nếu người mua không đúng sản phẩm và địa chỉ uy tín thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn.

PHÂN BIỆT ĂN CHAY, ĂN THUẦN CHAY VÀ ĂN CHAY TRƯỜNG
PHÂN BIỆT ĂN CHAY, ĂN THUẦN CHAY VÀ ĂN CHAY TRƯỜNG

9729 Lượt xem

Trong thời đại ngày nay, khi mà các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường type II, cao huyết áp và ung thư không thể kiểm soát được cũng như các đợt dịch COVID-19 vừa qua thì ngày càng có nhiều người nghiêng về chế độ ăn uống với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn. 

RỐI LOẠN TRÍ NHỚ HẬU COVID
RỐI LOẠN TRÍ NHỚ HẬU COVID

1037 Lượt xem

Hậu COVID là khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Hội chứng này bao gồm những triệu chứng mà người bệnh nhiễm Covid 19 vẫn tiếp tục có mặc dù đã được khẳng định khỏi bệnh. Một trong số các triệu chứng bao gồm suy giảm trí nhờ và khó tập trung hậu covid 19.

BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?
BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?

583 Lượt xem

Giảm cơn ngứa do bệnh chàm có thể được xem là một trong những cách giúp bệnh nhanh lành hơn. Bởi nếu như tác động vật lý, chà xát lên vị trí bị thương có thể làm cho vết thương bị viêm nghiêm trọng hơn và lâu lành bệnh hơn.

BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?
BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?

756 Lượt xem

Đau đầu do xoang thường được chẩn đoán nhầm với bệnh đau nửa đầu vì các triệu chứng bệnh gần giống nhau. Người bệnh cần dựa vào triệu chứng báo hiệu để chẩn đoán và phân biệt chính xác hai căn bệnh này.

NHỮNG THÓI QUEN GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ
NHỮNG THÓI QUEN GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ

599 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của bất kỳ ai gặp phải tình trạng này. Do đó, chúng ta cần phải loại bỏ những thói quen gây ra tác hại tiêu cực cho não bộ. Duy trì lối sống với những thói quen tích cực góp phần bảo vệ sức khỏe não bộ. Tìm hiểu thêm những thói quen không nên thực hiện và nên duy trì những thói quen nào để tốt cho trí não nhé!

BỘ Y TẾ VÀ WHO KHUYẾN CÁO: BẢO VỆ BẢN THÂN, PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA NCOV
BỘ Y TẾ VÀ WHO KHUYẾN CÁO: BẢO VỆ BẢN THÂN, PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA NCOV

1269 Lượt xem

BỘ Y TẾ và WHO KHUYẾN CÁO:
Bảo vệ bản thân, phòng bệnh Viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona nCoV
HÃY LUÔN GIỮ SỨC KHỎE CỦA BẠN KHI ĐI LẠI, DU LỊCH!!!

CÁC BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
CÁC BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

386 Lượt xem

Bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe người bệnh do mức độ đường huyết không được kiểm soát tốt. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Việc kiểm soát đường huyết đúng cách và đều đặn là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và giúp người bệnh duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?

510 Lượt xem

Bệnh đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ tự hỏi và tìm hiểu trên các trang thông tin, mạng xã hội hoặc hỏi trực tiếp những người thân xung quanh. Vậy bạn đã biết câu trả lời chính xác thì đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không chưa?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng