TẾT TRUNG THU HAY TẾT THIẾU NHI?
Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết Thiếu nhi thứ hai của các trẻ nhỏ. Vì đối tượng chủ yếu được hướng đến trong ngày trăng tròn chính là các bé, các hoạt động vui chơi có khách mời chính là trẻ em.
1. Tại sao lại có ngày Tết Trung thu?
Theo tương truyền, ngày Tết Trung thu được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời vua Đường Minh Hoàng ở thế kỷ thứ 8.
Còn theo tương truyền về nguồn gốc của Tết Trung thu ở Việt Nam là từ sự tích chú Cuội theo cây đa thần kỳ lên thẳng cung trăng.
Khi nhìn kỹ vào cung trăng, ta sẽ thấy được hình bóng một người đàn ông ngồi ôm gốc cây đa. Trẻ em thắp sáng các lồng đèn vào đêm Trung thu để Chú cuội có thể nhìn thấy đường để trở về trần gian.
Nguồn: Sưu tầm
Bên cạnh đó, Trung thu làm một ngày tết lớn sau Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam. Vào ngày trăng tròn 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, bà con nông dân đã hoàn thành xong vụ mùa nên sẽ tổ chức vừa ăn mừng vừa ngắm trăng sáng.
Không những vậy, đây còn được xem là ngày dành nhiều thời gian cho gia đình hơn vì một vụ mùa bội thu đã kết thúc.
2. Người Việt Nam đón Tết Trung thu như thế nào?
Bạn có thắc mắc rằng vào Tết Trung thu, người dân Việt Nam thường sẽ có những hoạt động và nó diễn ra như thế nào không?
Đối với những người dân Việt Nam, Tết Trung thu chính là ngày Tết đoàn viên, là ngày dành nhiều thời gian cho gia đình.
Vào ngày này, mỗi gia đình thường bày biện mâm ngũ quả, bình hoa tươi lên bàn thờ tổ tiên. Bên cạnh đó cũng có thể sẽ có gia đình dâng mâm cơm lên cúng trên bàn thờ tổ tiên nhưng điều này không bắt buộc gia đình bạn phải thực hiện.
Nguồn: Sưu tầm
Vào ngày Tết Trung thu, cũng là cơ hội để bạn trổ tài nấu ăn cho gia đình nữa đấy. Bữa ăn tối chẳng hạn, vừa ăn tối với gia đình, vừa ngắm trăng tròn, trò chuyện với nhau.
Còn bên ngoài bày biện bán bánh trung thu, bán lồng đèn chạy dài khắp các con đường, tuyến phố. Những đội múa lân luyện tập rôm rả tiếng trống lân khắp đường phố.
Một số đơn vị, địa phương, các nhóm tình nguyện sẽ tổ chức ngày hội Trung cho các bé. Nhằm tổ chức vui chơi, tặng quà, bánh, lồng đèn cho các bé vui trung thu. Để đảm bảo rằng, tất cả trẻ em đều được rước đèn đêm trăng tròn, bởi bên ngoài kia còn rất nhiều trẻ em khó khăn khác phải vất vả để có miếng cơm manh áo sống qua ngày.
Nguồn: Sưu tầm
3.Tết Trung thu là ngày tết Thiếu nhi thứ hai của trẻ con
Đối với trẻ con, Trung thu chính là ngày Tết thiếu nhi thứ hai của các bé. Do đó là chúng ta còn được biết đến Tết Trung thu với tên gọi Tết thiếu nhi.
Trẻ con trong ngày tết Thiếu nhi này làm sao thiếu được hoạt động rước đèn đêm trăng tròn. Làm sao thiếu được những chiếc bánh trung thu, bánh pía để ăn vặt.
Nguồn: Sưu tầm
Thế đấy mà tạo được không khí sum vầy của gia đình khi quây quần cùng con cái làm những chiếc lồng đèn trung thu thật ý nghĩa cho các bé đi chơi trong đêm rước đèn.
Bạn e ngại rằng mình không còn nhớ cách làm chiếc đèn ông sao giấy bóng kính mà ngày xưa đã từng làm thành thục? Thì hãy xem ngay https://phuctuong.com/tin-tuc/giai-tri/cach-lam-long-den-trung-thu-truyen-thong.html bài viết hướng dẫn này nhé!
Trong đêm trung thu trăng sáng rước đèn, các em nhỏ như những ngôi sao của ngày tết trung thu. Vừa tung tăng rước đèn vừa véo von hát theo lời bài ca Tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đi khắp phố phường,.....
Ngày Tết Trung thu phần lớn hướng về các em nhỏ nên các hoạt động được tổ chức để mừng ngày Trung thu đối tượng khách mời chính là các em nhỏ.
Vào những ngày này, bánh trung thu, bánh pía luôn có sẵn trong nhà của bạn. Trẻ con lại mê những loại bánh ngọt như vậy, nhưng bạn có thể dùng thêm Bánh Moringa Cookie thử xem.
Với sự kết hợp giữa bánh cookie và tinh chất lá chùm ngây tạo nên hương vị mới lạ nhưng vừa ngon vừa cung cấp dinh dưỡng cho cả gia đình bạn. Xem thêm tại https://phuctuong.com/tin-tuc/mon-ngon/moringa-cookie-mon-qua-y-nghia-cho-ngay-doan-vien.html
Với những lựa chọn của chính bạn sẽ tạo nên một mùa Trung thu thật ý nghĩa và trọn vẹn cho trẻ con nhà bạn và chính gia đình bạn!
Xem thêm