CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CÚM KHI GIAO MÙA
Trong giai đoạn giao mùa như hiện nay, việc nắng mưa thất thường khiến cho nhiệt độ môi trường thay đổi, thời tiết trở nên hanh và khô. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi rút cúm phát triển, lây lan và bùng phát. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu có nguy có mắc cúm mùa cao.
Cúm khi giao mùa là gì?
Cúm khi giao mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra khi chuyển mùa, thường xảy ra vào mùa mưa (tháng 6 - 10) và mùa đông (tháng 1 - 3) hàng năm.
Cúm khi giao mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra khi chuyển mùa (Ảnh minh họa: Pexels)
Triệu chứng của cúm khi giao mùa
Bệnh cúm khi giao mùa được đặc trưng bởi sốt khởi phát đột ngột, ho (thường là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, khó chịu nghiêm trọng, đau họng và sổ mũi.
Ho có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài từ 2 tuần trở lên. Hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi sốt và các triệu chứng khác giảm dần trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Cúm khi giao mùa cũng là một nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở người cao tuổi vì nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở những người cao tuổi và cuối cùng là dẫn đến tử vong.
Bệnh cúm theo mùa có lây không?
Vi rút cúm theo mùa lan truyền trong không khí dưới dạng giọt nhỏ (từ chất nhầy của nước bọt, đờm) khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện và có thể lan rộng đến một mét. Bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi rút qua những cái chạm tay hoặc dùng chung đồ với bệnh nhân như khăn tắm, kính mắt, điện thoại, đò chơi, điều khiển ti vi,... và đưa chúng vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
Những người bị nhiễm vi rút có thể lây nhiễm từ khoảng một ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khoảng 4 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu. Trẻ em và những người suy giảm miễn dịch, người già có thể lây nhiễm trong thời gian dài hơn một chút.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc biến chứng cúm
Tuổi
Cúm khi giao mùa có xu hướng nghiêm trọng hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người lớn trên 65 tuổi.
Môi trường sống và làm việc
Những người sống hay làm việc trong môi trường đông người có khả năng mắc cúm theo mùa cao hơn. Bên cạnh đó là những người làm việc trong các trung tâm y tế, bệnh viện do tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn, nên có nguy cơ mắc bệnh và lây lan nhiều hơn.
Những người sống hay làm việc trong môi trường đông người có khả năng mắc cúm theo mùa cao hơn (Ảnh minh họa: Pexels)
Suy giảm miễn dịch
Những người đang điều trị ung thư, thuốc chống đào thải, người sử dụng lâu dài steroid, cấy ghép nội tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS là những người dễ bị suy yếu miễn dịch, do đó sẽ dễ bị cúm theo mùa hơn và có nguy cơ biến chứng cao hơn.
Mang thai
Phụ nữ mang thai dễ bị biến chứng cúm hơn, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nguy cơ này có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi em bé được sinh ra.
Béo phì
Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn.
Sử dụng aspirin dưới 19 tuổi
Người đang điều trị bằng aspirin dài hạn trước 19 tuổi có nguy cơ mắc các hội chứng Reye cao hơn nếu mắc cúm mùa (biểu hiện của Reye gồm nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, co giật và thay đổi ý thức, gây tổn thương nghiêm trọng cho não, gan và tim nếu không được điều trị kịp thời).
Điều trị và chăm sóc cúm theo mùa
Những người bị bệnh cúm theo mùa có thể tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu cho nó.
Nếu ít triệu chứng, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà và điều trị theo triệu chứng (khi sốt cao dùng khăn ẩm lau và dùng paracetamol để hạ sốt). Tránh dùng aspirin hoặc khi có đờm thì dùng thuốc thông mũi và thuốc tan đờm, uống đủ nước, ăn thức ăn mềm và nghỉ ngơi nhiều, không nên tập thể dục.
Nếu các triệu chứng không được cải thiện trong vòng 3 ngày (sốt cao đến mê sảng, buồn ngủ, thở gấp, khó thở, đau ngực, ngất xỉu, mất nước và uống không đủ nước, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ vì đây có thể là biến chứng của cúm mùa hoặc do bệnh khác gây ra.
Người mắc bệnh cúm khi giao mùa nên uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau (giảm đau và hạ sốt)
Acetaminophen (Tylenol) chính là lựa chọn hàng đầu để giảm đau và hạ sốt khi mắc cúm mùa. Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve).
Thuốc giảm sổ mũi (thuốc kháng histamin)
Diphenhydramine (Benadryl, Sominex) là lựa chọn tốt giúp giảm sổ mũi nhưng sẽ khiến bạn buồn ngủ. Các loại thuốc như loratadine (Alavert, Claritin) sẽ không gây buồn ngủ nhưng hiệu quả không cao.
Thuốc thông mũi
Pseudoephedrine (Silfedrine, Sudafed) giúp giảm nghẹt mũi. Nhưng cần lưu ý khi sử dụng vì có một số tác dụng phụ như căng thẳng, mất ngủ và khó chịu.
Có nhiều loại thuốc giúp bạn điều trị bệnh cúm, tuy nhiên trước khi sử dụng, tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ và nhờ bác sĩ tư vấn cách sử dụng an toàn và hiệu quả (Ảnh minh họa: Pexels)
Thuốc long đờm
Guaifenesin giúp làm loãng chất nhầy và đờm, do đó, giúp thông ngực và nghẹt cổ họng khi ho.
Thuốc giảm ho
Dextromethorphan (Robitussin, TheraFlu) giúp chống ho, làm dịu cơn ho.
Siro và viên uống bổ trợ
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể sử dụng kết hợp một số loại viên uống hay siro bổ trợ điều trị các triệu chứng của cúm mùa, đặc biệt là các triệu chứng kèo dài bao gồm ho, đau họng, sổ mũi như viên uống Bronzoni, viên Xeung Heung tràm DK hay siro ho có các thành phần tự nhiên Kebtux, Immutussin, Thymoholibee, CTT global lá thường xuân-cát cánh-trần bì,...giúp bổ phế, giảm ho và rất dễ uống.
Phòng ngừa
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng cúm mùa: vắc xin an toàn và hiệu quả đã có sẵn và đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Khả năng miễn dịch từ việc tiêm vắc xin cũng giảm dần theo thời gian, do đó, bạn cần tiêm vắc xin hàng năm để bảo vệ khỏi bệnh cúm mùa này. Đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc và dễ bị biến chứng bởi cúm mùa như người trên 50 tuổi, trẻ em từ 6 tháng đến 19 tuổi, người bệnh tiểu đường, bệnh tim, phổi,...
Luôn rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay sử dụng nước rửa tay có cồn ngay cả khi bệnh hay khỏe mạnh.
Không dùng chung đồ với người khác.
Không tiếp xúc gần với bệnh nhân có triệu chứng cúm.
Có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau, trái cây, sữa, trứng, ăm thức ăn mới nấu chín,...).
Luyện tập thể dục đều đặn.
Tránh những nơi đông đúc và thông gió kém.
Cúm mùa là căn bệnh xuất hiện hàng năm và cũng dễ lây nhiễm, chính vì thế, bạn cần có cho mình những sự chuẩn bị cũng như phòng ngừa tốt nhất trong thời kỳ giao mùa như hiện nay. Đừng bao giờ xem thường cúm mùa vì những biến chứng mà nó gây ra là vô cùng nguy hiểm và có thể gây chết người.
COMBO TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE - PHÒNG CÚM
Tài liệu tham khảo: bangkokhospital, who.int
Xem thêm