TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA LÁ THƯỜNG XUÂN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Ngày nay, con người có xu hướng “trở về với thiên nhiên”, trở nên ưa chuộng các sản phẩm từ tự nhiên, đặc biệt là các loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh. Lý do đơn giản cho xu hướng này đó là tính an toàn, dễ tìm và một số còn có khả năng điều trị bệnh tương đương, thậm chí là cao hơn thuốc biệt dược.
Một trong số các loài thảo dược có thể kể đến đó là lá cây thường xuân – được công nhận bởi Hội đồng khoa học châu u về công dụng long đờm và giảm ho hiệu quả, khả năng kháng viêm, tăng tốc độ chữa lành,...Đây thực sư là một loại thảo dược tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta khi ngay tại đất nước Việt Nam này cũng có sự hiện diện của nó. Sau đây hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu về công dụng điều trị bệnh của cây thường xuân nhé!
Đôi nét về cây thường xuân
Cây thường xuân (hay còn gọi là dây thường xuân, cây vạn niên, dây lá nho) là loài cây có nguồn gốc từ Tây Á và châu u. Đây là cây thân leo, lá màu xanh nhạt khi còn non và chuyển sang đậm dần khi trưởng thành. Hoa thường xuân có năm cánh và cánh hoa chụm lại. Quả có màu hơi đỏ hoặc vàng.
Lá cây thường xuân không chỉ để trang trí cho các mặt của tòa nhà mà còn dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.
Công dụng của lá thường xuân trong điều trị bệnh
Chống viêm
Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất trong việc sử dụng cây thường xuân là hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm nhiễm cơ thể. Tiêu biểu là giúp giảm đau và viêm khớp.
Giảm ho, mở rộng phế quản, hỗ trợ điều trị hen suyễn và viêm phế quản
Với nhiều công dụng khác nhau, hedera saponin có trong chiết xuất lá thường xuân được dùng để điều trị và làm giảm các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là ho vì nó có tác dụng long đờm và hòa tan đờm - nơi sinh sản của mầm bệnh và vi khuẩn hiệu quả, giúp cho đờm ít dính hơn. Do đó, làm giảm ho bởi viêm đường hô hấp, ho do cảm lạnh thông thường.
Đã có nghiên cứu so sánh hiệu quả của việc sử dụng chiết xuất lá thường xuân và thuốc long đờm acetylcystein trên bệnh nhân viêm phế quản cấp tính. Kết quả nghiên cứu chỉ rẳng chiết xuất lá thường xuân có thể là một chất thay thế hiệu quả cho acetylcystein trong việc cải thiện chức năng hô hấp ở cả trẻ em và người lớn với đánh giá hiệu quả của chiết xuất lá thường xuân tốt hơn một chút. Bên cạnh đó, vì là chiết xuất từ thảo dược nên về lâu dài, việc sử dụng chiết xuất lá thường xuân sẽ an toàn hơn cho cơ thể.
Tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hồi phục sức khỏe tinh thần
Các chất flavonoid có trong lá giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và oxy đến não, hỗ trợ cải thiện trí nhớ và năng suất làm việc.
Trong y học Trung Quốc và Ấn Độ, lá cây thường xuân được cho là “thuốc bổ não”, giúp làm giảm căng thẳng, mất ngủ và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
Lá cây thường xuân có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm đau và ngứa bởi viêm nhiễm, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn.
Làm đẹp da
Những chất oxy hóa có trong lá cây thường xuân giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa của da và làm mờ các vết thâm nám. Không những thế, lá thường xuân còn giúp giảm thiểu cơn đau và nhiễm trùng bởi vết bỏng trên da hay bất kỳ vết loét, vết thương hở nào bởi đặc tính kháng khuẩn bên cạnh tính chất bảo vệ của saponin trong lá.
Giúp giải độc cơ thể
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên hệ giữa chức năng gan và túi mật đến việc sử dụng lá thường xuân. Khi sử dụng lá thường xuân, các cơ quan này hoạt động tốt hơn và thải độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn, giúp thanh lọc máu và giảm căng thẳng tại các cơ quan này.
Khả năng chống ung thư
Mặc dù nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nhưng nhiều đặc tính mà lá thường xuân đã thể hiện cho thấy hoạt động chống oxy hóa đáng kể. Điều này chứng tỏ nó có khả năng ngăn ngừa sự lây lan hoặc phát triển của ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa đột biến, lá thường xuân có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh mãn tính bao gồm cả ung thư.
Các phương pháp sử dụng lá thường xuân trong điều trị bệnh
Trà lá thường xuân
Đây là phương pháp sử dụng lá thường xuân phổ biến nhất. Trà lá thường xuân được dùng để điều trị cảm lạnh, đau đầu, đau bụng, viêm họng, ho, viêm phổi,...
Thuốc sắc lá thường xuân
Được sử dụng để điều trị các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị hen suyễn, viêm khớp, thiếu máu,...
Lá thường xuân nghiền thành bột
Bột lá thường xuân có thể dùng để trị mụn, chàm, dị ứng da, bỏng nặng và trĩ.
Dầu lá thường xuân
Dầu lá thường xuân có tác dụng trị liệu cho da, giúp cải thiện các vấn đề về da như mẩn ngứa, viêm da, mụn trứng cá,...
Siro uống
Chiết xuất lá thường xuân có chứa thành phần là glycoside có tác dụng làm mát niêm mạc họng, thông mũi và saponin có tác dụng chống co thắt, giúp tan đờm, giảm ho hiệu quả.
Sử dụng chiết xuất lá thường xuân ở dạng siro uống vừa tiện lợi lại vừa an toàn bởi các ống siro được chia sẵn liều. Bên cạnh đó, ngoài thành phần chính là chiết xuất lá thường xuân thì trong siro còn có các loại thảo dược trị ho khác làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Siro ho CTT Global với chiết xuất lá thường xuân kết hợp cát cánh, trần bì, mật ong,...giúp bổ phế, làm ấm cổ họng, giảm ho, khàn tiếng là một điển hình tuyệt vời về phương pháp sử dụng chiết xuất lá thường xuân ở dạng siro uống.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá thường xuân, bạn nên tìm hiểu kỹ về hàm lượng hoạt chất có trong lá và liều lượng để không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào bởi hoạt chất saponin có trong lá thường xuân có thể gây buồn nôn, nôn với một số ít người và ở phụ nữ mang thai còn thúc đẩy tử cung co bóp, dễ dẫn đến sinh non. Trẻ em dưới 10 tuổi nên giảm liều cho phù hợp khi dùng để điều trị các bệnh về đường hô hâp. Nếu có bất kỳ bệnh lý nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tài liệu tham khảo: baidu, pubmed
Xem thêm