GOUT CÓ GÂY TỬ VONG? NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT
Ngày nay, với một nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, “căn bệnh nhà giàu” – gout, đang ngày càng tăng và trẻ hóa (tính đến tháng 6 năm 2023, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tăng lên từ 15-20% so với trước). Mặc dù là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó để lại thì vô cùng nguy hiểm và rất đáng lo ngại. Vậy những biến chứng đó là gì? Chúng nguy hiểm ra sao? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Xuất hiện các hạt tophi
Tophi là các khối tinh thể urate và tế bào viêm được hình thành dưới da khi bạn bị bệnh gout. Chúng thường xuất hiện nhiều ở người mắc bệnh trong thời gian dài hay khi căn bệnh không được kiểm soát tốt. Hạt tophi thường gây đau, sưng và viêm nếu nằm ở các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá chân, mắt, tai, mũi và thậm chí là ở van tim.
Hạt tophi do gout là những vết sưng cứng dưới da. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về vấn đề thẩm mỹ và đặc biệt là những trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày cũng được rất nhiều người lo lắng. Khi hạt tophi phát triển, chúng có thể ăn mòn các khớp, da và các mô xung quanh, làm tổn thương và cuối cùng là phá hủy khớp.
Xuất hiện các hạt tophi dưới da (Ảnh minh họa: Pexels)
Bệnh thận
Những tổn thương gây ra bởi các tinh thể urat có thể dẫn đến bệnh thận theo thời gian (khả năng làm tăng 78% nguy cơ mắc bệnh thận), đặc biệt là khi bệnh gout không được điều trị tốt. Trung bình, cứ 10 bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính thì sẽ có một người mắc bệnh gout và tỷ lệ người mắc bệnh gout dẫn đến bệnh thận thậm chí còn cao hơn.
Viêm thận
Viêm thận là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh gout khi tinh thể urate tích tụ trong thận. Nó có thể làm suy giảm chức năng thận và gây ra các triệu chứng chẳng hạn như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, giảm lượng nước tiểu thải ra.
Sỏi thận
Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân gout. Sỏi thận xảy ra ở khoảng một phần năm số người bị bệnh gout vì khi các tinh thể urat tích tụ ở đường tiết niệu sẽ hình thành sỏi thận.
Tăng huyết áp và nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch
Gout có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch bao gồm đau thắt ngực và tai biến.
Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ hơn 17.000 bệnh nhân thì có đến 1.406 bệnh nhân gout được điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch. Bên cạnh đó, khi tiến hành theo dõi bệnh nhân trong khoảng 6,4 năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ tử vong vì các bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ ở người mắc bệnh gout cao hơn 15% so với những bệnh nhân chưa bao giờ mắc bệnh gout. Hơn nữa, những bệnh nhân gout có nguy cơ tử vong bởi suy tim cao gấp 2 lần so với người chưa bao giờ mắc bệnh gout.
Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ
Vì các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm nên những bệnh nhân gout thường bị đánh thức khi đang ngủ. Các cơn đau do gout có thể khiến bạn không thể ngủ lại được, dẫn đến gia tăng căng thẳng, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và các vấn đề về sức khỏe khác. Trong cuộc khảo sát được công bố trên Tạp chí Arthritis Research & Therapy, có gần ¼ trong tổng số người tham gia khảo sát bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên và buồn ngủ vào ban ngày.
Các cơn đau do gout có thể khiến bạn không thể ngủ lại được (Ảnh minh họa: Pexels)
Sức khỏe tinh thần
Các cơn đau gout mãn tính lặp đi lặp lại có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và thậm chí là trầm cảm. Không những thế, bệnh nhân gout có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển, làm việc và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
Loãng xương
Bệnh nhân mắc bệnh gout rất dễ bị loãng xương bởi tình trạng viêm sưng tại các khớp. Tỷ lệ bị gãy xương ở người bệnh gout cao hơn những người không mắc bệnh là gần 23%.
Biến dạng các khớp
Ở bệnh nhân gout mãn tính, những tổn thương và các biến dạng về khớp thường xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển của người bệnh.
Đái tháo đường type 2
Nguyên nhân gây nên đái tháo đường type 2 là vì cơ thể không dùng được insulin (đề kháng insulin).
Một số nghiên cứu được công bố cho thấy tình trạng đề kháng insulin có liên quan đến gout và tình trạng tăng axit uric máu chính là một trong những nguyên nhân làm cho sự đề kháng insulin trở nên nặng hơn. Do đó, bệnh gout mãn tính làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 với tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh là 71% đối với nữ và 22% đối với nam.
Tình trạng đề kháng insulin có liên quan đến gout (Ảnh minh họa: Pexels)
Ngưng thở khi ngủ
Gout có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, huyết áp cao, đau tim, đột quỵ,...
Trên đây là những biến chứng có thể gặp ở những bệnh nhân gout. Mặc dù là một căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn cần thường xuyên thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh, tránh những biến chứng không mong muốn cũng như để duy trì một cuộc sống chất lượng và một cơ thể khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo: webmd, medicalnewstoday
Xem thêm