LỢI ÍCH CỦA TINH DẦU TRÀM TRONG ĐIỀU TRỊ HO
Lựa chọn một phương pháp thảo dược từ thiên nhiên, an toàn cho sức khoẻ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, thuốc giảm ho không kê đơn không có lợi cho trẻ em và không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều người tìm đến codein để giảm ho nhưng bạn biết gì không? Codein là chất gây nghiện, khi sử dụng quá mức có thể gây nghiện. Ngoài ra, các loại thuốc kháng histamin điều trị ho khác cũng không giúp giảm ho hiệu quả. Do đó, nhiều người rất mong muốn tìm ra phương pháp trị ho hiệu quả hơn. Vậy tại sao bạn không thử dùng các sản phẩm trị ho khác từ tự nhiên như tinh dầu trị ho? Vì từ lâu, trong Đông y, tinh dầu có thể giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cơn ho đồng thời giảm chất nhầy, thư giãn cơ bắp và giảm mức độ nghiêm trọng của cơn ho.
Tìm hiểu về tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm.
Loại tinh dầu này có mùi thơm đặc trưng, được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, hương liệu và trong y học cổ truyền để điều trị bệnh đường hô hấp, tiêu hóa và da liễu.
Tinh dầu tràm chính là một trong những loại tinh dầu được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút. Điều này giúp cho tinh dầu tràm có thể hỗ trợ điều trị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các loại ho liên quan đến cảm lạnh, hen suyễn và viêm phế quản. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm stress vô cùng hiệu quả.
►Xem thêm: [MUA 1 TẶNG 1] Viên xông hương tràm xông hơi giải cảm, thư giãn, giảm stress hiệu quả
Tại sao tinh dầu tràm có khả năng trị ho hiệu quả?
Tinh dầu tràm là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ tự nhiên giá trị trong Đông y:
- Geraniol: hợp chất có mùi thơm hoa hồng, có tính kháng khuẩn và kháng viêm.
- Citral: một hợp chất đặc trưng cho mùi hương của itnh dầu tràm, có tính kháng khuẩn và kháng viêm.
- Limonene: một hợp chất có trong nhiều loại tinh dầu, có khả năng kháng viêm và giảm đau.
- Linalool: hợp chất có mùi hương hoa nhài, giúp kháng khuẩn và giảm căng thẳng.
- Myrcene: hợp chất được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
Ngoài ra, tinh dầu tràm còn chứa các thành phần khác như phellandrene, cineole và terpineol. Những thành phần này cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
Các phương pháp sử dụng tinh dầu tràm trong điều trị ho
Tinh dầu được sử dụng như một phần liệu pháp mùi hương. Bạn có thể hít chúng theo một số cách sau:
- Hít trực tiếp: thêm vài giọt tinh dầu tràm vào nước sôi, hít hơi nóng từ hỗn hợp này. Phương pháp này giúp các dưỡng chất có trong tinh dầu tràm đi vào đường hô hấp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Xông hơi: thêm vài giọt tinh dầu tràm vào nước nóng, sau đó xông hơi bằng cách đưa mặt gần nước và hít hơi nóng. Xông hơi giúp loại bỏ đờm và chất bẩn có trong đường hô hấp, giúp giảm đờm, giảm ho hiệu quả.
- Massage vùng ngực: trộn vài giọt tinh dầu tràm với dầu thực vật như dầu dừa, dầu ô liu rồi tiến hành massage cùng ngực và lưng hoặc bạn cũng có thể cho hồn hợp vào chai lăn để dễ sử dụng hơn. Việc masage giúp kích thích tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể và giảm các triệu chứng ho.
- Inh hơi: cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước nóng, dùng khăn quàng quanh đầu và hít thở hơi nước này để giải tỏa các triệu chứng cảm lạnh, ho.
- Tắm hơi: thêm vài giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm hơi và tắm hơi trong 10-15 phút. Phương pháp này giúp giảm các triệu chứng ho và làm sạch đường hô hấp.
- Viên uống: đây là một phương pháp sử dụng tinh dầu tràm tiện lợi và hiệu quả bởi ở dạng viên uống, ngoài thành phần trị ho chính là tinh dầu tràm thì còn có các thành phần khác cũng hỗ trợ điều trị ho như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, long não,...giúp tăng tối đa hiệu quả điều trị ho.
Xem thêm: Viên uống giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng Xeung Heung DK
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trong điều trị ho
Nên sử dụng tinh dầu tràm trong thời gian ngắn: tinh dầu tràm là một loại tinh dầu rất mạnh và có thể khiến cho cơ thể phản ứng mạnh nếu dùng ở liều cao. Do đó, bạn nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
Không sử dụng tinh dầu tràm trực tiếp lên da: tinh dầu tràm có thể gây kích ứng da và gây ra các vấn đề khác như viêm da, phát ban. Chính vì thế, thay vi sử dụng trực tiếp, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm kết hợp với một loại dầu khác, mang lại hiệu quả giảm ho tốt hơn và không gây ra bất kỳ các kích ứng không mong đợi.
Tránh tiếp xúc với mắt và niêm mạc: tinh dầu tràm có thể gây kích ứng mắt và niêm mạc nên bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
Mặc dù việc sử dụng các loại hợp chất từ tự nhiên trong điều trị bệnh là tốt nhưng bên cạnh những điều tốt đó còn có một số tác dụng không mong muốn ở một số người. Do đó, trước khi sử dụng tinh dầu tràm cũng như bất kỳ loại dược phẩm nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đam bảo an toàn.
Tài liệu tham khảo: webmd, vinmec
Xem thêm