TẮM NẮNG ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN D, SAO CHO AN TOÀN?

Ai cũng biết tắm nắng sẽ giúp bổ sung vitamin D, nhưng có lẽ ít ai biết cách tắm nắng làm sao để cho an toàn. Việc bạn cho da tiếp xúc với ánh mặt trời sai cách có thể làm giảm khả năng cơ thể tổng hợp vitamin D, trong khi đây là nguồn bổ sung chính loại vitamin này cho cơ thể.

Tắm nắng vào thời gian nào để hấp thụ vitamin D tốt nhất?

Nguồn vitamin D chủ yếu của con người là được tổng hợp qua da, dưới ảnh hưởng của tia UVB, một thành phần của tia cực tím. Theo quan niệm dân gian, cứ phơi nắng là cơ thể có thể tổng hợp đủ vitamin D. Điều này tuy đúng nhưng thực tế lại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu phơi nắng quá nhiều hoặc không đúng thời điểm.

Điều kiện tắm nắng để da tổng hợp được vitamin D nhiều nhất là lúc tia cực tím UVB có cường độ đủ mạnh. Đó là vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ và đòi hỏi da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Khi bóng của chúng ta càng đứng dưới ánh mặt trời, thì càng là thời điểm da tổng hợp vitamin D tốt nhất.

Điều kiện tắm nắng để da tổng hợp được vitamin D tốt nhất là khi tia cực tím UVB đủ mạnh (Ảnh minh họa: Pexels)

Nếu tắm nắng trước 10 giờ sáng, tắm nắng dưới bóng mát, qua cửa kính nhà... lúc này cường độ tia UBV không đủ mạnh thì khả năng tổng hợp vitamin D qua da là rất thấp. Tuy nhiên, cũng vào khoảng thời gian này tia UVA đã đủ mạnh để xuyên sâu vào da hơn, gây tổn thương da, đặc biệt là rám nắng, nhăn và teo da, thậm chí ung thư da.

Tại các quốc gia như Mỹ, Anh... trẻ dưới 6 tháng hiện nay được khuyến cáo không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì nguy cơ tổn thương da. Với trẻ lớn hơn thì vào khung giờ trên thì tia cực tím cũng rất mạnh làm tăng nguy cơ tổn thương da.

Do đó, việc tắm nắng chỉ để mang lại lợi ích tổng hợp vitamin D, không được khuyến khích ở trẻ em. Lợi ích này có được khi kèm theo lợi ích về phát triển thể chất khi trẻ vận động ngoài trời.

Với người lớn, việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D, có thể gây thiếu hụt. Tắm nắng ngắn, vào lúc tia UVB mạnh được khuyến khích thay vì tắm nắng kéo dài khi cường độ UVB yếu.

Làm sao cơ thể có được đủ lượng Vitamin D qua ánh nắng?

Nếu có thể, với người lớn da trắng, nên tắm nắng trực tiếp khoảng 15 phút vào thời điểm 10-15 giờ với điều kiện hở mặt, cánh tay và chân là có thể cung cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho một ngày. Với người da đen hoặc sẫm màu hơn, thời gian phơi có thể mất đến 30 phút hoặc hơn với vùng da rộng hơn. Như vậy những người này có thể không cần phải bổ sung thêm bằng các chế phẩm vitamin D.

Như chúng ta đều biết, lượng vitamin D từ thực phẩm là rất nhỏ. Lợi ích tổng hợp vitamin D dưới da nhờ tác dụng của tia UVB có nhiều hạn chế về an toàn. Ngoài ra còn phụ thuộc thời gian, lứa tuổi và đặc điểm công việc không thể tiếp xúc ánh nắng trực tiếp vào thời gian phù hợp.

Nhiều người lo ngại liệu việc tiếp xúc ánh nắng nhiều có thể gây ngộ độc vitamin D do da tổng hợp dư thừa. Nhưng lo lắng này hoàn toàn không có căn cứ. Bởi da có cơ chế tuyệt vời, đó là cơ chế điều hòa ngược. Khi nồng độ vitamin D trong máu đủ, tiếp xúc ánh mặt trời lâu, da sẽ giảm tổng hợp chuyển hóa vitamin D về dạng không hoạt động, dự trữ và không gây nguy hiểm…

Bạn cần phải tắm nắng đúng cách để có thể có đủ lượng vitamin D cần thiết (Ảnh minh họa: Pexels)

Với người không được tắm nắng, nên bổ sung vitamin D thế nào?

Như chúng ta đều biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc hạn chế đi ra đường cũng làm hạn chế  tiếp xúc da với ánh nắng mặt trời. Do đó, để bổ sung vitamin D đủ cho cơ thể, ngoài ăn thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao hơn, việc bổ sung vitamin D bằng các chế phẩm thuốc, thực phẩm chức năng được khuyến khích ở một số đối tượng để phòng thiếu vitamin D như:

- Trẻ bú mẹ hoàn hoàn hoặc chỉ uống dưới một nửa là sữa công thức giàu vitamin: bổ sung ngay sau vài ngày sau sinh, theo nhu cầu là 400 IU/ngày.

- Trẻ nhỏ dưới 12 tháng, bú sữa công thức chủ yếu có thể nạp đủ 400 IU/ngày, không cần thiết phải bổ sung.

- Trẻ 1 đến 4 tuổi, với thời điểm bình thường có thể bổ sung vitamin D qua các vận động ngoài trời, ăn thực phẩm đa dạng giàu vitamin D. Nhưng bối cảnh dịch bệnh không được tham gia hoạt động ngoài trời, thì chế độ ăn thông thường thì sẽ không đủ nhu cầu vitamin D. Tại Anh, NICE khuyến cáo bổ sung vitamin D cho tất cả trẻ em trong độ tuổi này. Liều 400-600 IU/ngày.

- Trẻ trên 4 tuổi và người lớn, nên được bổ sung 600IU/ngày vào các tháng mùa đông, cường độ ánh sáng yếu hoặc tất cả thời điểm trong năm khi chỉ học tập, làm việc trong nhà phần lớn thời gian từ 10-15 giờ hàng ngày.

- Trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài như hiện nay, đối với những người chủ yếu ở trong nhà, nên bổ sung vitamin D 600IU/ngày cho tất cả trẻ lớn và người lớn, 800 IU/ngày đối với người già trên 70 tuổi.

Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng, với liều cao 10000IU hàng ngày có thể gây tổn thương thận, ngộ độc vitamin D.

Bổ sung Canxi luôn cần thiết cho dù bạn ở độ tuổi nào. Với công thức tối ưu giúp hấp thu Canxi tối đa vào xương, cùng vitamin D và đặc biệt: giảm hiện tượng táo bón do sử dụng Canxi nhờ thành phần Magnesi Hydroxyd – PADEEX PT giúp bạn cung cấp đầy đủ Canxi cần thiết, vừa hiệu quả lại vừa an toàn!

 

Nguồn: suckhoedoisong



Tin tức liên quan

TÁC DỤNG CỦA XÔNG HƠI BẰNG TINH DẦU – LIỆU PHÁP KẾT HỢP KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT
TÁC DỤNG CỦA XÔNG HƠI BẰNG TINH DẦU – LIỆU PHÁP KẾT HỢP KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT

1387 Lượt xem

Xông hơi đã không còn quá xa lạ với chúng ta, khi đây là một phương pháp phổ biến có thể thực hiện tại nhà giúp mang lại những ích lợi không chỉ trên thể chất, mà còn cả tinh thần. Bằng cách kết hợp cùng các tinh dầu thiên nhiên, phương pháp này đem đến nhiều công dụng và lợi ích hiệu quả hơn, nhất là trên các tình trạng bệnh lý hô hấp thông thường.

9 LOẠI RAU CỰC TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN
9 LOẠI RAU CỰC TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN

1812 Lượt xem

Ai cũng biết ăn rau tốt cho sức khỏe, nhưng trong bảng xếp hạng sức khỏe đó thì những ứng cử viên hàng đầu sẽ là ai đây? Hãy cùng lướt qua danh sách này để biết câu trả lời và bạn có thể lên ý tưởng cho thực đơn ngày mai – một bữa ăn bổ dưỡng với sự góp mặt của các ứng cử viên này.

AI DỄ THIẾU VITAMIN A?
AI DỄ THIẾU VITAMIN A?

809 Lượt xem

Vitamin A là một trong 3 loại vi chất quan trọng cần thiết của cơ thể giúp cho mắt sáng khỏe. Thiếu vitamin A khiến cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng, hoặc mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bị quáng gà, thậm chí là loét giác mạc.

PHÂN BIỆT COVID-19 VỚI CẢM CÚM, CẢM LẠNH, DỊ ỨNG THEO MÙA
PHÂN BIỆT COVID-19 VỚI CẢM CÚM, CẢM LẠNH, DỊ ỨNG THEO MÙA

1066 Lượt xem

Với các triệu chứng như ho, sốt và khó thở, bạn không chắc mình có đang nhiễm COVID-19 hay không? Nhưng cũng có thể bạn chỉ đang mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng theo mùa. Vậy làm sao để phân biệt COVID-19 với các bệnh này? Cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé.

TỬ CUNG ĐÔI LÀ NHƯ THẾ NÀO?
TỬ CUNG ĐÔI LÀ NHƯ THẾ NÀO?

1614 Lượt xem

Tử cung đôi là một bất thường ở tử cung. Bình thường khó phát hiện do không có triệu chứng gì tuy nhiên trong thời kì có thai tử cung đôi làm giảm khả năng mang thai tự nhiên, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Thậm chí việc mẹ bầu có tử cung đôi còn làm gia tăng nguy cơ gặp phải các tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG

939 Lượt xem

Tăng cường khả năng tập trung sẽ giúp bạn có thể hoàn thành công việc ngoài khả năng mong đợi. Ngoài việc giúp cho trí não cải thiện khả năng tập trung bằng các cách như luyện tập thể dục, nghe nhạc... Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Vậy ăn gì để tập trung hơn?

HẠT ĐIỀU MORINGA CHỨA BAO NHIÊU CALO?
HẠT ĐIỀU MORINGA CHỨA BAO NHIÊU CALO?

1055 Lượt xem

“Calo của món này là bao nhiêu?” luôn là câu hỏi được quan tâm khi dùng thực phẩm hoặc đồ uống. Và đối với Hạt điều Moringa cũng thế, khi dùng một sản phẩm vừa có sự kết hợp giữa hạt điều truyền thống và tinh chất lá chùm ngây thì lượng calo sẽ là bao nhiêu?

BỆNH CAO HUYẾT ÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮT NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH CAO HUYẾT ÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẮT NHƯ THẾ NÀO?

1068 Lượt xem

Cùng với việc gây ra các vấn đề về tim và thận, huyết áp cao khi không được điều trị cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh và dẫn đến bệnh về mắt (thường được gọi là bệnh võng mạc tăng huyết áp), trường hợp nặng có thể gây mù lòa. Vậy căn bệnh này là gì, triệu chứng như thế nào, phương pháp điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu nhé!

HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN VÀ MẤT TẬP TRUNG?
HẬU COVID-19: TẠI SAO CÓ TÌNH TRẠNG "NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN" VÀ MẤT TẬP TRUNG?

1010 Lượt xem

“Sương mù não” là thuật ngữ chỉ tình trạng giảm tập trung, khó chú ý, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức sau khi mắc COVID-19.

NGUY HIỂM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ, THUỐC GIẢ TRÀN LAN CHỢ MẠNG
NGUY HIỂM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ, THUỐC GIẢ TRÀN LAN CHỢ MẠNG

1815 Lượt xem

Không chỉ thức ăn bị làm giả mà hiện nay thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng cũng được làm giả khá tinh vi và rao bán tràn lan. Các đối tượng bất chấp dùng mọi chiêu thức để quảng cáo các sản phẩm giả này đến tay người tiêu dùng qua mạng xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng thì phụ thuộc rất nhiều vào chính người tiêu dùng, bởi “có cầu, ắt có cung” và nếu người mua không đúng sản phẩm và địa chỉ uy tín thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng