VÌ SAO BẠN KHÓ TẬP TRUNG VÀ CÁCH ĐỂ KHẮC PHỤC
Hay mất tập trung hoặc khó tập trung là vấn đề mà bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này nếu kéo dài và không có phương hướng giải quyết sẽ khiến hiệu quả công việc cũng như học tập giảm thiểu đáng kể, ảnh hưởng đến chính bản thân bạn và nhiều người xung quanh.
Vì sao bạn khó tập trung?
Tập trung được coi là chìa khóa của sự thành công, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Rất nhiều người thường phàn nàn về vấn đề hay mất tập trung nhưng không phải ai cũng đi tìm hiểu vì sao mình khó tập trung và phương án giải quyết tình trạng này.
Nhìn chung, cuộc sống hiện nay có vô vàn lý do khiến bạn hay mất tập trung. Sau đây là một số lý do thường gặp gây ra tình trạng này. Hãy cùng đọc và đánh giá xem đây có phải là nguyên nhân khiến bạn hay quên mất tập trung hay không.
1. Internet
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của internet trong cuộc sống hiện đại ngày ngày nay. Tuy nhiên, có quá nhiều thứ hấp dẫn trên đó và khiến bạn không thể bỏ qua dù cho mục đích ban đầu của bạn chỉ là tìm kiếm thông tin. Internet khiến bạn mất nhiều thời gian hơn với nó và dĩ nhiên, bạn sẽ khó tập trung để làm các việc khác.
Sự hấp dẫn của Internet có thể khiến bạn bị xao nhãng và khó tập trung lại công việc ban đầu (Ảnh minh họa: Pexels)
2. Sự chủ quan
Khi bạn quá tin tưởng vào khả năng của bản thân thì sự chủ quan có thể sẽ đánh lừa bạn, làm bạn mất tập trung vào những việc đang thực hiện khiến hiệu quả công việc giảm sút. Khi bạn nhận ra thì có lẽ hiệu quả công việc đã không được như mong muốn.
3. Không có phương pháp học tập hay làm việc kỷ luật
Con số người thành công mà làm việc ngẫu hứng không kỷ luật là rất hiếm. Nếu bạn không nằm trong số đó thì hãy đặt ra những nguyên tắc khi làm việc, học tập để tránh tình trạng hay mất tập trung xảy ra. Thử tưởng tượng xem nếu bạn không có những nguyên tắc làm việc theo kỷ luật và khoa học thì rất có thể bạn sẽ bị những thứ xung quanh làm xao nhãng, mất tập trung và hiệu quả công việc sẽ không được như mong muốn.
4. Căng thẳng, stress, lo âu, mệt mỏi
Căng thẳng, stress cũng là một lý do phổ biến khiến mọi người bị mất tập trung trong cuộc sống. Hãy nghỉ ngơi và thư giãn để đưa cuộc sống của bạn trở lại bình thường.
Căng thẳng, stress cũng là lý do phổ biến khiến mọi người bị mất tập trung trong cuộc sống (Ảnh minh họa: Pexels)
5. Mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Nếu những nguyên nhân trên chỉ là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mọi người thì chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý liên quan đến hành vi của người bệnh. Họ thường khó đưa ra quyết định hay thường chậm trễ hoàn thành công việc bởi tình trạng hay quên và mất tập trung, khó lập kế hoạch cũng như dễ dàng từ bỏ công việc. Người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường có những triệu chứng như hay mơ mộng, thường xuyên mất đồ, phạm sai lầm, hay lúng túng, bồn chồn,...
6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đây là một bệnh lý thần kinh khiến khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ của người bệnh không cao. Người bệnh thường hay khó tập trung vào những vấn đề xung quanh và thường mắc kẹt trong suy nghĩ để tìm ra phương pháp hoàn hảo nhất.
Những cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng hay quên và mất tập trung
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn khó tập trung, dưới đây là những giải pháp giúp bạn tập trung vào vấn đề bạn đang thực hiện:
1. Sử dụng Internet, các ứng dụng kỹ thuật số đúng cách
Hãy hạn chế sử dụng internet cho những mục đích không phải phục vụ công việc của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những ứng dụng nhắc nhở, đặt kế hoạch hoặc quản lý thời gian để tạo thói quen hoàn thành công việc theo đúng deadline đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hoàn thành công việc và giảm thiểu được tình trạng hay mất tập trung của bạn.
Hãy hạn chế sử dụng Internet ngoại trừ mục đích công việc của bạn (Ảnh minh họa: Pexels)
2. Quy tắc thêm 5
Đây là một quy tắc đơn giản giúp bạn tập luyện khả năng tập trung hằng ngày. Khi bạn đang khó tập trung vào một vấn đề nào đó và có ý định từ bỏ, hãy bỏ ra thêm 5 phút để tiếp tục công việc đó và rất có thể, bạn sẽ tập trung trở lại và hoàn thành nốt công việc.
3. Thiền
Nếu cảm thấy khó tập trung vào một vấn đề nào đó, bạn hãy thử ngồi tĩnh tâm và thiền trong một khoảng thời gian ngắn xem sao. Rất có thể bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự tập trung và tiếp tục công việc đang dang dở.
4. Xem giờ
Việc chú ý vào một vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp khả năng tập trung của bạn gia tăng đáng kể đó. Hãy nhìn vào kim giây đồng hồ trong vòng 1 phút và không suy nghĩ bất kỳ vấn đề nào cho đến khi hết thời gian. Đây là một phương pháp pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất cao đấy.
5. Chơi thể thao, đọc sách, ngủ
Đọc sách cũng là một cách giúp bạn tăng khả năng tập trung và quan trọng nhất, hãy chọn một cuốn sách giấy thay vì bản điện tử (Ảnh minh họa: Pexels)
Bạn nên dành một chút thời gian cho các hoạt động tập luyện như chơi một môn thể thao nào đó, có thể là cầu lông, bóng bàn, thể dục nhịp điệu, đi bộ hay yoga,... Các môn thể thao sẽ giúp cơ thể và não bộ phối hợp cùng nhau, giúp bạn tăng khả năng tập trung và cơ thể trở lên linh hoạt hơn.
Đọc sách cũng là một cách giúp bạn tăng khả năng tập trung và điều quan trọng ở đây là hãy đọc một cuốn sách thật chứ không phải là một cuốn sách điện tử. Hãy đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện khả năng tập trung của bạn.
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng tập trung của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và cải thiện giấc ngủ dần dần nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ hay thức dậy giữa chừng.
Với sự kết hợp của cao Ginkgo Biloba lên đến 120mg cùng Rutin, Magnesium oxid và các vitamin - PT GINKGO 120MG mang lại nhiều công dụng VƯỢT TRỘI cho SỨC KHỎE NÃO BỘ:
- Giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm tăng tính bền thành mạch máu, cải thiện trí nhớ, tinh thần mất tập trung, suy giảm trí nhớ ở người già.
- Giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
- Giúp tăng lượng máu đến não, cải thiện các hoạt động trí não, giảm tình trạng bị Alzheimer ở người cao tuổi.
PT GINKGO phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; và người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm