15 CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP BẠN GIẢI TỎA CĂNG THẲNG (Phần đầu)
Căng thẳng và lo âu là tình trạng thường gặp trong thế giới hiện đại. Đến nỗi, có rất nhiều người gặp phải căng thẳng dường như mỗi ngày. Từ công việc, đến gia đình, vấn đề sức khỏe hay tài chính thu chi, v.v... là những nguyên nhân phổ biến có thể làm tăng mức độ căng thẳng của một ai đó.
Chưa kể đến các yếu tố như gen di truyền, mối quan hệ xã hội hay tính cách cũng có thể khiến bạn trở nên dễ căng thẳng hơn so với những người khác. Đặc biệt, với các bậc phụ huynh, những người thuộc ngành nghề chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, người da màu và người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ thì lại càng có mức độ căng thẳng cao hơn.
Việc hạn chế tình trạng căng thẳng mỗi ngày ở mức thấp nhất là rất quan trọng đối với sức khỏe, khi căng thẳng kéo dài có thể làm tổn hại cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải phân biệt căng thẳng (stress) với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như lo âu và trầm cảm. Đây là các tình trạng cần sự can thiệp điều trị từ chuyên gia y tế, và các mẹo giúp giải tỏa căng thẳng sắp được đề cập phía dưới đây có thể sẽ không thể giúp bạn vượt qua được những tình trạng đó.
Với bằng chứng khoa học làm nền tảng, bắt đầu bây giờ là 15 cách đơn giản giúp bạn giải tỏa căng thẳng:
1. Có nhiều hoạt động thể chất hơn
Nếu bạn gặp căng thẳng, hãy thử vận động cơ thể mình theo một guồng quay nhất định. Có 185 sinh viên đại học từng tham gia vào một nghiên cứu 6 tuần, tại đây họ tập thể dục nhịp điệu (aerobic) 2 ngày 1 tuần và kết quả cho thấy các mức độ căng thẳng của họ đều giảm.
Rất nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và ngược lại, việc ít vận động sẽ có thể khiến bạn dễ bị căng thẳng hơn, cùng tâm trạng tồi tệ, khó ngủ.
Việc tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện các triệu chứng trên các tình trạng tâm lý thường gặp như lo âu và trầm cảm. Thế nên nếu dạo này bạn quá ở yên một chỗ, hãy thử bắt đầu bằng việc đi bộ hay đạp xe thử xem. Việc chọn hoạt động bạn thích làm cũng sẽ giúp bạn duy trì được nó lâu hơn nữa.
(Ảnh minh họa: Pexels)
2. Có một chế độ ăn lành mạnh
Thức ăn bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe và tất nhiên, sức khỏe tinh thần cũng không ngoại lệ.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn nhiều đường và nhiều đồ ăn chế biến sẵn thì sẽ dễ bị căng thẳng nhiều hơn. Việc gặp căng thẳng lâu dài cũng có thể khiến bạn ăn uống quá độ và từ đó dẫn đến sức khỏe lại càng bị tổn hại nhiều hơn.
Cộng thêm, việc ăn không đầy đủ các thức ăn lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ bạn thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết giúp bạn điều chỉnh căng thẳng và tâm trạng (như magiê và vitamin nhóm B).
Do đó, hạn chế các thức ăn, nước uống chế biến sẵn này và tăng cường rau củ quả, trái cây, đậu, cá, các loại hạt... sẽ giúp cơ thể bạn có đầy đủ dưỡng chất. Nhờ thế bạn cũng sẽ dễ dàng hồi phục lại sau cơn căng thẳng tốt hơn.
(Ảnh minh họa: Pexels)
3. Hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử
Điện thoại di động, máy tính hay laptop là những vật dụng cần thiết mà nhiều người sử dụng dường như mỗi ngày. Không thể phủ nhận sự tiện lợi của chúng, nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều, chúng cũng có thể khiến bạn căng thẳng nhiều hơn.
Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan giữa các thiết bị thông minh này với việc tăng mức độ căng thẳng và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Việc này không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng tương tự, ngoài ra dành thời gian quá nhiều trước màn hình điện tử cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và thêm lần nữa lại làm tăng mức độ căng thẳng của bạn lên.
(Ảnh minh họa: Pexels)
4. Cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng
Một số loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với phản ứng căng thẳng của cơ thể và giúp bạn kiểm soát tâm trạng. Thế nên, việc thiếu hụt các chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và khả năng đối phó với căng thẳng cho bạn.
Một số nghiên cứu đã cho thấy một vài thực phẩm chức năng có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Ví dụ như khi bạn gặp căng thẳng kéo dài, có thể nồng độ magie trong cơ thể bạn đã cạn kiệt. Vì magiê là khoáng chất quan trọng đối với phản ứng căng thẳng, nên bạn cũng cần phải bổ sung đầy đủ mỗi ngày.
Các thực phẩm chức năng có magiê đã được cho thấy có thể giúp giải tỏa căng thẳng cho những người bị căng thẳng kéo dài. Cụ thể trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần với sự tham gia của 264 người có nồng độ magiê thấp, họ được cho uống 300mg magiê mỗi ngày và kết quả mức độ căng thẳng của họ đã cải thiện rõ rệt. Việc kết hợp khoáng chất này với vitamin B6 thậm chí còn hiệu quả hơn.
Ngoài ra, một số thực phẩm chức năng khác có chứa rhodiola, ashwagandha, vitamin nhóm B và L-theanine cũng giúp bạn giải tỏa căng thẳng tốt. Bạn có thể tham khảo sản phẩm PT Ginkgo với thành phần Ginkgo biloba kết hợp cùng Magiê, vitamin B6 có thể giúp bạn giảm căng thẳng, cùng các tình trạng đau đầu, mệt mỏi hay hay quên, suy giảm trí nhớ.
(Ảnh minh họa: Pexels)
5. Dành thời gian cho bản thân
Dành thời gian cho bản thân cũng có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Một số gợi ý có thể là:
- Đi dạo một vòng khu quanh nhà.
- Ngâm mình trong bồn tắm.
- Thắp nến.
- Đọc một cuốn sách thật hay.
- Tập thể dục.
- Chuẩn bị một món ăn ngon lành.
- Duỗi người trước khi đi ngủ.
- Massage.
- Thực hiện một sở thích nào đó của bạn.
- Sử dụng máy khuếch tán với mùi hương êm dịu.
- Tập yoga.
Các nghiên cứu đã cho thấy những người dành thời gian cho bản thân có mức độ căng thẳng rất thấp và cải thiện tốt chất lượng cuộc sống. Ngược lại, khi bạn ít dành thời gian cho bản thân thì sẽ dễ bị căng thẳng hơn và gặp tình trạng đuối sức, kiệt quệ. Với các đối tượng có ngành nghề dễ gặp căng thẳng như y tá, bác sĩ, giáo viên, v.v... thì việc này lại càng quan trọng hơn.
Bạn không cần phải dành thời gian cho bản thân một cách cầu kỳ và phức tạp đâu, cái chính là hoạt động đó giúp bạn thấy thư giãn và thoải mái là được.
(Ảnh minh họa: Pexels)
6. Giảm bớt lượng caffein bạn nạp vào
Caffein là chất được tìm thấy trong cà phê, trà, socola và các nước uống tăng lực giúp kích thích hệ thần kinh trung ương. Hấp thụ chất này quá nhiều có thể làm tồi tệ thêm tình trạng lo âu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tăng căng thẳng, các triệu chứng tinh thần.
Mỗi người sẽ có ngưỡng caffein khác nhau, nên nếu bạn thấy caffein mình nạp vào khiến mình bồn chồn, hồi hộp hay lo lắng, bạn nên cân nhắn cắt giảm hoặc thay thế bằng trà thảo mộc hay nước uống khác không có caffein.
Nhìn chung, khuyến cáo về lượng caffein nạp vào mỗi ngày là dưới 400mg, tương đương từ 4 - 5 cốc cà phê (khoảng 0,9 - 1,2 lít). Tuy nhiên một vài người nhạy cảm với caffein cũng có thể gặp tình trạng lo âu và căng thẳng dù uống với lượng ít hơn mức khuyến cáo này. Do đó, việc xem xét xem bản thân ở mức độ nào là rất quan trọng
(Ảnh minh họa: Pexels)
7. Dành thời gian với gia đình và bạn bè
Có được sự ủng hộ, hỗ trợ từ người thân và bạn bè có thể giúp bạn vượt qua thời kỳ khủng hoảng, đối phó với căng thẳng. Một nghiên cứu trên 163 người trẻ đã cho thấy với mức độ ủng hộ, hỗ trợ thấp từ gia đình, bạn bè và người yêu có thể dẫn đến tình trạng cô đơn, triệu chứng trầm cảm và trầm trọng thêm phản ứng căng thẳng.
Do đó, mối quan hệ xã hội khắng khít này rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn. Nếu bạn thấy cô đơn và không có bạn bè hay gia đình ở bên, bạn có thể tìm đến các cộng đồng hỗ trợ. Việc tham gia một câu lạc bộ hay đội thể thao, đội tình nguyện cũng có thể giúp ích được cho bạn.
(Ảnh minh họa: Pexels)
Vẫn còn 8 cách nữa, hãy đón đọc phần còn lại ở bài đăng tiếp theo!
Với sự kết hợp của cao Ginkgo Biloba lên đến 120mg cùng Rutin, Magnesium oxid và các vitamin - PT GINKGO 120MG mang lại nhiều công dụng VƯỢT TRỘI cho SỨC KHỎE NÃO BỘ:
- Giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm tăng tính bền thành mạch máu, cải thiện trí nhớ, tinh thần mất tập trung, căng thẳng, suy giảm trí nhớ ở người già.
- Giúp cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.
- Giúp tăng lượng máu đến não, cải thiện các hoạt động trí não, giảm tình trạng bị Alzheimer ở người cao tuổi.
PT GINKGO phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; và người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.
Nguồn: Healthline
Xem thêm