CÁC BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP
Huyết áp cao được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó có thể âm thầm hủy hoại cơ thể trong nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện. Theo thống kê, cứ bốn người bị đột quỵ lần đầu thì có ba người bị cao huyết áp. Bên cạnh đó, huyết áp cao còn liên quan đến một số biến chứng nguy hiểm khác, dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị cao huyết áp.
Chấn thương não
Đột quỵ
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với đột quỵ. Khi não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng (nguyên nhân thường do tắc nghẽn mạch máu), các tế bào não chết đi và cơn đột quỵ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc thiếu oxy lên não sẽ dẫn đến tổn thương lâu dài như tê liệt và giảm thị lực. Nếu huyết áp trung bình giảm 10 mmHg, có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh liệt trong suốt cuộc đời tới 20%.
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra do sự tắc nghẽn tạm thời việc cung cấp máu cho não. Các tình trạng xơ cứng động mạch hoặc cục máu đông do cao huyết áp có thể dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây cũng chính là dấu hiệu của một cơ đột quỵ.
Mất trí nhớ
Việc động mạch bị thu hẹp hay tắc nghẽn khi huyết áp cao sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến não, gây ra chứng mất trí nhớ (mất trí nhớ do mạch máu).
Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ
Tổn thương động mạch
Huyết áp cao khiến áp lực máu chảy qua các động mạch tăng dần, gây ra các tình trạng bệnh:
Động mạch bị tổn thương và thu hẹp
Khi huyết áp cao, các tế bào lót động mạch có thể bị hỏng, do đó, khi chất béo từ thức ăn đi vào máu có thể tích tụ trong các động mạch bị tổn thương, làm cho thành động mạch trở nên kém đàn hồi và làm hạn chế lưu lượng máu đi khắp cơ thể.
Chứng phình động mạch
Theo thời gian, khi áp lực của dòng máu lên động mạch mất đi tính đàn hồi, một phần thành động mạch có thể sẽ giãn ra và tạo thành chỗ phình (chứng phình động mạch). Chứng phình động mạch có khả năng bị vỡ và gây ra chảy máu bên trong đe dọa đến tính mạng người bệnh và xảy ra phổ biến ở động mạch lớn nhất trong cơ thể - động mạch chủ.
Tổn thương tim
Bệnh động mạch vành
Huyết áp cao, tim không được cung cấp đủ máu, làm cho các động mạch bị thu hẹp và hư hỏng. Do đó, có thể gây đau ngực (đau thắt ngực), nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) hoặc đau tim.
Tâm thất trái to ra
Khi huyết áp cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các phần còn lại trong cơ thể. Chính vì thế mà buồng tim dưới bên trái (tâm thất trái) dày lên, làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột tử do tim.
Suy tim
Áp lực mà huyết áp cao gây ra cho tim trong thời gian dài có thể khiến cơ tim yếu đi và hoạt động kém hiệu quả hơn, gây suy tim.
Tổn thương thận
Thận có vai trò lọc các chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi máu, quá trình này đòi hỏi các mạch máu phải khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi huyết áp cao, mạch máu trong thận và mạch máu dẫn đến thận có thể bị hỏng, gây ra các tình trạng:
Sẹo thận (xơ cứng cầu thận)
Sẹo thận xảy ra khi các mao mạch bên trong thận bị sẹo và không thể lọc được các chất lỏng và chất thải ra khỏi máu một cách tốt nhất. Việc xơ cứng cầu thận có thể dẫn đến suy thận.
Suy thận
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây suy thận. Vì khi huyết áp cao, khả năng lọc chất thải ra khỏi máu của thận trở nên kém hiệu quả, gây tích tụ chất thải ở mức độ nguy hiểm. Việc điều trị có thể bao gồm lọc máu hoặc ghép thận.
Tổn thương mắt
Huyết áp cao gây vỡ các mạch máu trong võng mạc của mắt gây ra:
Tổn thương mạch máu ở võng mạc (bệnh võng mạc)
Tổn thương mạch máu ở võng mạc có thể gây chảy máu mắt, mỡ mắt và mất thị lực hoàn toàn.
Tích tụ chất lỏng ở dưới võng mạc (bệnh hắc mạc)
Khi bị tích tụ chất lỏng ở dưới võng mạc, bệnh nhân có thể bị suy giảm thị lực do sẹo mà căn bệnh này để lại.
Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh thị giác)
Huyết áp cao làm tắc nghẽn lưu lượng máu, có thể dẫn đến chảy máu trong mắt, hỏng dây thần kinh thị giác hoặc mất thị lực.
Rối loạn chức năng tình dục
Rối loạn cương dương đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở nam giới trên 50 tuổi và tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở những nam giới bị cao huyết áp.
Chức năng cương dương không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi bị cao huyết áp nhưng khi huyết áp cao, lưu lượng máu cần cho sự cương cứng bị hạn chế, ảnh hưởng đến chức năng cương dương.
Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có thể bị rối loạn chức năng tình dục do cao huyết áp vì huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo, điều này dẫn đến giảm ham muốn tình dục, gây khô âm đạo.
Huyết áp cao có thể không biểu hiện bất ký triệu chứng nào nhưng nó gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần kiểm tra tình trạng huyết áp thường xuyên, có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn các thực phẩm có nhiều natri, tập thể dục thường xuyên, chọn mua những loại nước uống thiên nhiên hỗ trợ phòng và điều trị cao huyết áp như trà khổ qua, hạn chế các thức uống có cồn.
Tài liệu tham khảo: chulalongkornhospital, baidu
Xem thêm