NHỮNG DẤU HIỆU MẤT CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ
Nội tiết tố nữ được xem như là “sứ giả” hóa học tác động đến cách các tế bào và cơ quan trong cơ thể hoạt động. Nội tiết tố nữ sẽ thay đổi ở những thời điểm khác nhau của cơ thể. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu cho biết hormone đang thay đổi trong cơ thể bạn.
1. Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ hay hormone nữ là những chất tự nhiên được sản xuất bên trong cơ thể. Chúng giúp chuyển tiếp thông điệp giữa các tế bào và các cơ quan và ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể.
Hai hormone sinh dục nữ chính là estrogen và progesterone. Mặc dù testosterone được coi là hormone nam nhưng phụ nữ cũng sản xuất và cần một lượng nhỏ hormone này.
2. Các dấu hiệu cho biết cơ thể mất cân bằng nội tiết tố nữ
GIẢM CÂN ĐỘT NGỘT
Tuyến giáp giúp kiểm soát tốc độ cơ thể biến thức ăn thành nhiên liệu. Khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hoặc không đủ, khi đó cân nặng của bạn sẽ giảm xuống.
Nếu bạn đã giảm xuống hơn 4,54kg nhưng không tập luyện thể dục thể thao, không thực hiện các biện pháp giảm cân khác. Đó có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang mất cân bằng về nội tiết tố nữ
KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Hầu hết kinh nguyệt phụ nữ đến từ 21 đến 35 ngày một lần. Nếu kinh nguyệt không đến cùng một thời điểm trong các tháng hoặc nhiều tháng liên tục không có kinh nguyệt.
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hormone nữ đang quá cao hoặc quá thấp hoặc cũng có thể do bạn đang tới thời gian tiền mãn kinh.
Ngoài ra, nếu như kinh nguyệt không đều thì cũng có thể bạn đang gặp biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
GIẤC NGỦ
Hormone progesteron hoạt động và đuọc sản suất ra bình thường sẽ giúp bạn có những giấc ngủ ngon hơn, ngủ đủ giấc hơn.
Nếu như bạn khó đi vào giấc ngủ, đó là do hormone progesterone có nồng độ thấp, giảm trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khi nồng độ estrogen suy giảm sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi, các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm. Mức độ progesterone tăng lên đến lượng dư thừa sẽ khiến bạn dễ buồn ngủ.
Ngoài ra, khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh, khi hormone đang trong quá trình thay đổi sẽ khiến bạn dễ đổ mồ hôi vào ban đêm hơn.
MỤN TRỨNG CÁ
Nếu như bạn gặp phải mụn trứng cá xuất hiện trước và trong thời kỳ kinh nguyệtlà vấn đề bìnhb thường, bạn không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu như mụn trứng cá không biến mất thì đây là dấu hiệu sự mất cân đối hormone androgens (Androgens: một loại hormone có chủ yếu ở nam giới, nhưng ở nữ giới vẫn có sản xuất ra loại hormone này nhưng với số lượng ít hơn)
Sự dư thừa hormone androgens sẽ dẫn đến tuyến dầu hoạt động mạnh hơn bình thường, ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông từ đó dẫn đến tác nghẽn lỗ chân lôngvà dẫn đến mụn.
DA KHÔ
Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến da khô, nẻ. Dấu hiệu này có thể diễn ra trong thời kỳ mãn kinh. Khi đó, da trở nên mỏng hơn một cách tự nhiên và không giữ được nhiều độ ẩm như trước.
Ngoài ra, sự sản xuất hormone từ tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến làn da của bạn.
TRÍ NHỚ
Sự thay đổi về hormone estrogen và progesterone sẽ khiến bạn có cảm giác “sương mù” trong bộ não, từ đó khiến bạn khó ghi nhớ hơn.
TIÊU HÓA
Ruột được lót bằng các tế bào nhỏ gọi là thụ thể phản ứng với estrogen và progesterone. Khi hai hormone này được sản xuất ít hơn hoặc nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến cách tiêu hóa thức ăn trong ruột của bạn.
Do đó bạn thường gặp các vấn đề như tiêu chảy, đau dạ dày, đau đầu và hơi buồn nôn có thể tăng lên hoặc tồi tệ hơn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, mệt mỏi là do mức độ của các hormone đang giảm.
TÓC
Khi estrogen giảm, progesterone tăng sẽ khiến tóc của bạn trở nên mỏng hơn, dễ rụng hơn. Biểu hiện này thường gặp khi mang thai, mãn kinh và sau khi dùng thuốc tránh thai.
3. Điều trị suy giảm nội tiết tố nữ
3.1 Liệu pháp estrogen
Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 50 bị thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mất xương, bệnh tim mạch và mất cân bằng nội tiết tố khác. Liều thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và phương pháp áp dụng. Estrogen có thể được cung cấp thông qua.
Trong một số trường hợp, điều trị dài hơn có thể cần thiết ngay cả sau khi nồng độ estrogen đã trở lại bình thường. Điều này có thể yêu cầu liều estrogen thấp hơn theo thời gian để duy trì mức hiện tại.
Liệu pháp estrogen cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ gãy xương.
Liệu pháp estrogen dài hạn chủ yếu được khuyên dùng cho những phụ nữ sắp mãn kinh và cũng đã được cắt bỏ tử cung.
Trong tất cả các trường hợp khác, liệu pháp estrogen chỉ được khuyến cáo trong một đến hai năm do liệu pháp estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
3.1 Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
HRT được sử dụng để làm tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể bạn. Bác sĩ có thể đề nghị HRT nếu bạn sắp đến tuổi mãn kinh. Mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone giảm đáng kể. HRT có thể giúp đưa các mức này trở lại bình thường.
Phương pháp điều trị HRT có thể được điều chỉnh về liều lượng, thời gian và sự kết hợp của các hormone. Ví dụ, tùy thuộc vào chẩn đoán, progesterone thường được sử dụng kết hợp với estrogen.
Phụ nữ đến tuổi mãn kinh trải qua HRT có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc điều trị cũng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đông máu, đột quỵ và ung thư vú.
Nguồn:
Xem thêm