ĂN CHAY CÓ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?
Ăn chay hiện nay đang dần trở thành xu hướng bởi không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà còn những tác động tích cực của nó đối với môi trường. Đây còn có thể coi là một giải pháp hiệu quả và tức thời trước những nổ lực giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Chính vì thế, bạn đang ăn chay cũng đang góp bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Vậy lợi ích của ăn chay đối với môi trường là gì? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Chăn nuôi động vật đòi hỏi nhiều tài nguyên như nước, thức ăn và đất để nuôi và chăm sóc động vật. Do đó, việc không sử dụng hay sử dụng hạn chế sản phẩm từ động vật giúp giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được đa dạng sinh học trong hệ sinh thái của chúng ta.
Ăn chay giúp tiết kiệm nước
Trong sản xuất thực phẩm: sản xuất thực phẩm từ động vật tiêu tốn nhiều nước. Lượng nước trung bình trên thế giới sử dụng cho ngành công nghiệp thịt là 15,400 lít để sản xuất 1 kg thịt bò, 6,000 lít nước để sản xuất 1 kg thịt lợn và 4,330 lít nước để sản xuất 1 kg thịt gà. Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi động vật và sản xuất thức ăn gia súc cũng đòi hỏi một lượng lớn nước. Do đó, bằng cách ăn chay, bạn có thể giúp giảm được lượng thịt và sản phẩm từ động vật, giảm nhu cầu sử dụng nước, giúp tiết kiệm nước.
Nhu cầu tưới tiêu: việc trồng các loại thực vật nhưa rau, quả, hạt,...thường không đòi hỏi nhiều nước như ở động vật. Vì vậy, ăn chay sẽ giúp giảm lượng nước sử dụng hơn, tránh lãng phí và tiết kiệm nước.
Giảm sự tàn phá rừng
Hoạt động chăn nuôi chiếm khoảng 70% diện tích đất nông nghiệp trên trái đất. Việc khai thác gỗ và tạo không gian cho chăn nuôi cũng góp phần vào việc phá hủy môi trường tự nhiên và làm mất đi một số khu rừng quan trọng. Chính vì thế mà việc giảm tiêu thụ động vật có thể giúp giảm áp lực đối với các khu rừng và bảo vệ những khu sinh thái quan trọng.
Bảo vệ đa dạng sinh học
Chăn nuôi động vật quy mô lớn thường đi kèm với vấn đề sử dụng kháng sinh và hormon, gây ra hiện tượng kháng thuốc và đe dọa đến sự đa dạng sinh học. Bằng cách ăn chay, bạn có thể góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
Giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường
Lượng khí nhà kính do chăn nuôi thải ra chiếm hơn 14,5% tổng lượng toàn cầu và lớn gấp nhiều lần so với các nguồn khí thải từ các hoạt động công nghiệp khác. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu ứng nhà kính như hiện nay. Do đó, việc tiêu thụ thực phẩm chay là một trong những việc có đóng góp tích cực vào môi trường sống:
- Giảm lượng khí thải carbon: nếu một cặp vợ chồng chuyển sang ăn chay trong một năm sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon lên đến 2,440 kg CO2, tương đương với lượng khí thải carbon của một chiếc ô tô cỡ nhỏ của một gia đình trong 6 tháng.
- Giảm lượng khí metan thải ra: khí metan được sinh ra từ quá trình tiêu hóa và bài tiết của động vật trong chăn nuôi. Khí này nguy hiểm gấp 25 lần so với khí CO2. Việc hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm từ động vật đóng góp rất lớn trong việc giảm lượng khí metan thải ra môi trường.
- Giảm lượng khí thải amoniac và nitrat: ngành chăn nuôi gia cầm thải ra một lượng lớn khí amoniac – một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Bên cạnh đó, nó cũng giải phóng tới 64% nitrat so với lượng nitrat được tạo ra bởi các hoạt động khác của con người. Nitrat là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, nó gây nguy hiểm cho thế giới đến 300 lần so với khí CO2. Do đó, việc giảm lượng khí thải amoniac và nitrat là một trong những ưu điểm mà việc ăn chay mang lại.
- Tiết kiệm năng lượng: sản xuất và vận chuyển thực phẩm động vật thường yêu cầu nhiều năng lượng hơn so với sản xuất các loại thực phẩm thực vật. Bằng việc ăn chay, bạn đã góp phần giúp giảm nhu cầu về sản xuất cũng như vận chuyển các sản phẩm động vật, từ đó làm giảm lượng khí thải từ các hoạt động tiêu thụ năng lượng.
Giảm ô nhiễm nước
Ngành chăn nuôi là một nguồn gốc lớn của ô nhiễm nước do phân và chất thải bài tiết của động vật, chúng phá hủy các hệ sinh thái sông suối. Nếu việc chăn nuôi không có hệ thống xử lý nước thải tốt, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm, kể cả không khí. Ăn chay giúp giảm lượng thịt và sản phẩm từ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày, giảm nhu cầu chăn nuôi, tình trạng ô nhiễm nước và sự tiêu thụ nước cũng như giảm lượng khí thải ra môi trường.
Ăn chay như thế nào để vừa có một cơ thể khỏe mạnh vừa bảo vệ môi trường?
Ăn chay là một chế độ ăn uống tập trung vào việc loại bỏ thực phẩm từ động vật ra khỏi chế độ ăn. Đây được xem là một lựa chọn hữu ích cho việc bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe cá nhân khi chế độ ăn này được áp dụng đúng cách và khoa học:
- Tăng cường rau quả trong chế độ ăn.
- Sử dụng các nguồn thực phẩm thay thế như thay thế protein từ thịt bằng protein từ thực vật như đậu, các loại hạt và ngũ cốc.
- Tạo sự đa dạng trong các món ăn chay.
- Ưu tiên mua các sản phẩm thực vật hữu cơ, điều này giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm lượng carbon không cần thiết từ quá trình vận chuyển.
- Tìm hiểu thêm về dinh dưỡng: nắm được kiến thức về dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể bạn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn chay. Đặc biệt là tìm hiểu về các nguồn cung cấp các duwognx chất thiết yếu như canxi, sắt, vitamin B12, omega-3,...và tìm cách bổ sung chúng từ các nguồn thực phẩm thích hợp hay thực phẩm bổ sung như Cagrotal THP, Vitamin 9B Plus, Padeex PT,...
Tóm lại, ăn chay có tiềm năng lớn trong việc giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và duy trì cân bằng trong hệ sinh thái. Tuy nhiên, vấn đề môi trường còn nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Ăn chay chỉ là một phần trong số các biện pháp giúp giảm ô nhiễm môi trường nhưng đây có thể là một cách tuyệt vời để cứu động vật, cải thiện sức khỏe và góp phần giảm sự nóng lên toàn cầu như hiện nay.
Tài liệu tham khảo: zhihu, bbc news
Xem thêm