Levoleo 500 điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn

47.000đ

BRV Healthcare
Levoleo 500 được chỉ định ở người lớn để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.


Còn hàng
1

Tags :

QUY CÁCH: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim; Thùng 216 hộp

THÀNH PHẦN Levoleo 500:

Levofloxacin
(tương đương với levofloxacin hemihydrat)
500 mg
512,46 mg


CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ Levoleo 500: Levoleo 500 được chỉ định ở người lớn để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau:
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
– Nhiễm trùng da và mô mềm có biến chứng.
Đối với các nhiễm khuẩn nêu trên, chỉ nên dùng levofloxacin khi không phù hợp dùng các thuốc kháng khuẩn khác thường được khuyến cáo dùng trong điều trị khởi đầu các bệnh nhiễm khuẩn này.
– Viêm xoang cấp do vi khuẩn.
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có Levoleo 500 liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mãn tính ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng Levoleo 500 cho những bệnh nhân không có sự lựa chọn điều trị khác thay thế.
– Viêm bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng.
– Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.
– Viêm bàng quang không biến chứng.
– Bệnh than do hít phải: Dự phòng sau khi tiếp xúc và điều trị bệnh.
Thuốc còn có thể được dùng để hoàn tất một liệu trình điều trị ở các bệnh nhân đã có cải thiện trong điều trị ban đầu với levofloxacin tiêm tĩnh mạch.
Cần cân nhắc các hướng dẫn chính thức về sử dụng các chất kháng khuẩn thích hợp.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG Levoleo 500:
Liều lượng: Tuỳ theo loại bệnh và mức độ nặng của bệnh dùng thuốc theo bảng hướng dẫn dưới đây. Uống thuốc vào bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn.

Loại nhiễm khuẩn Liều dùng trong 24 giờ Thời gian dùng thuốc

Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng

500mg x 1 hoặc 2 lần

7 - 14 ngày

Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng

500 mg x 1-2 lần

7 - 14 ngày

Viêm xoang cấp do vi khuẩn

500 mg x 1 lần

10 - 14 ngày

Đợt cấp của viêm phế quản mạn

500mg x 1 lần

7 - 10 ngày

Viêm bể thận

500mg x 1 lần

7 - 10 ngày

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng

500mg x 1 lần

7 - 14 ngày

Viêm tuyến tiền liệt mạn do vi khuẩn

500mg x 1 lần

28 ngày

Viêm bàng quang không biến chứng

250mg x 1 lần

3 ngày

Bệnh than do hít phải

500 mg x 1 lần

8 tuần

Người suy thận: Creatinin ≤ 50ml/phút cần phải chỉnh liều như sau:

Liều dùng

250 mg/24 giờ

500 mg/24 giờ

500 mg/12giờ

Độ thanh thải creatinin

Liều khởi đầu: 250mg

Liều khởi đầu: 500mg

Liều khởi đầu: 500mg

Từ 20 - 50 ml/phút

Liều tiếp theo 125 mg/24 giờ

Liều tiếp theo 250 mg/24 giờ

Liều tiếp theo 250 mg/12 giờ

Từ 10 - 19 ml/phút

Liều tiếp theo 125 mg/48 giờ

Liều tiếp theo 125 mg/24 giờ

Liều tiếp theo 125 mg/12 giờ

< 10 ml/phút (bao gồm các bệnh nhân thầm tách máu hoặc thầm phân khúc mạc liên tục)

Liều tiếp theo: 125 mg/48 giờ

Liều tiếp theo: 125 mg/24 giờ

Liều tiếp theo: 125 mg/24 giờ

Không cần dùn thêm liều sau thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên ục.
Người suy gan: Không cần chỉnh liều levofloxacin cho người suy gan vì thuốc không được chuyển hoá bởi gan và đào thải chủ yếu qua thận.
Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều cho người cao tuổi ngoài việc phải xem xét chức năng thận.
Trẻ em: Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn.
Cách dùng: Thuốc dùng qua đường uống. Nuốt trọn viên thuốc với một lượng nước vào bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn.
Levofloxacin nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống các muối sắt, muối kém, thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm, hoặc didanosin (chỉ các công thức chứa didanosin có các chất đệm chứa nhôm hoặc magnesi) sucralfat, vì làm giảm hấp thu.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH Levoleo 500:
– Người có tiền sử quá mẫn cảm với levofloxacin hoặc các quinolone khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Người bị động kinh.
– Người có tiền sử bệnh ở gân cơ liên quan dùng thuốc fluoroquinolone.
– Trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn.
– Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG Levoleo 500:
Staphylococcus aureus đề kháng methicillin rất có khả năng đề kháng với các fluoroquinolone, bao gồm levofloxacin. Do đó không khuyến cáo dùng levofloxacin để điều trị các trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn S. aureus đề kháng methicillin trừ khi kết quả xét nghiệm xác định sự nhạy cảm vi khuẩn với levofloxacin (và các kháng sinh thường được khuyên dùng điều trị nhiễm S. aureus đề kháng methicillin được cho là không phù hợp).
Levofloxacin có thể được sử dụng trong điều trị viêm xoang cấp do vi khuẩn và đợt cấp của viêm phế quản mãn tính khi các bệnh nhiễm trùng này được chẩn đoán đầy đủ.
Sự đề kháng với các fluoroquinolone của E.coli, tác nhân mà thường liên quan đến gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhiều nhất ở châu Âu. Bác sĩ kê đơn cần tính đến tỷ lệ kháng thuốc của E.coli tại bản xứ với các fluoroquinolone.
Bệnh than do hít phải: Sử dụng ở người là dựa trên dữ liệu in vitro về tính nhạy cảm của vi khuẩn Bacillus anthracis và trên dữ liệu thực nghiệm trên động vật cùng với một số dữ liệu hạn chế trên người. Các bác sĩ điều trị cần tham khảo các tài liệu đồng thuận của quốc và/hoặc quốc tế về điều trị bệnh than.
Viêm gân và đứt gân
Bệnh liên quan vi khuẩn Clostridium difficile
Bệnh nhân dễ bị co giật
Bệnh nhân thiếu G-6-phosphate dehydrogenase
Bệnh nhân suy thận
Phản ứng quá mẫn
Phản ứng bóng giộp ở da nghiêm trọng
Rối loạn đường huyết
Phòng ngừa nhạy cảm ánh sáng
Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K
Các phản ứng tâm thần
Kéo dài khoảng QT
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Rối loạn gan mật
Đợt cấp của chứng nhược cơ
Rối loạn thị lực
Bội nhiễm
Ảnh hưởng các xét nghiệm cận lâm sàng

TRƯỜNG HỢP CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Phụ nữ có thai

Có rất ít dữ liệu từ việc sử dụng levofloxacin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không thấy có các tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp về độc tính sinh sản. Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu trên người và do dữ liệu thực nghiệm cho thấy nguy cơ gây tổn thương do các fluoroquinolone đối với sụn khớp chịu lực của sinh vật đang phát triển, không nên sử dụng levofloxacin cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú
Chống chỉ định levofloxacin cho phụ nữ cho con bú. Chưa có đủ thông tin về sự bài tiết levofloxacin trong sữa mẹ; tuy nhiên các fluoroquinolone khác có bài tiết qua sữa mẹ. Do thiếu dữ liệu trên người và do các dữ liệu thực nghiệm cho thấy nguy cơ gây tổn thương do các fluoroquinolone đối với sụn khớp chịu lực của sinh vật đang phát triển, không nên dùng levofloxacin cho phụ cho con bú.

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC: Cần thận trọng khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác.

TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC:
Ảnh hưởng của các thuốc khác trên levofloxacin
Muối sắt, muối kẽm, thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc nhôm, didanosine

Sự hấp thu levofloxacin giảm đáng kể khi các muối sắt, hoặc các thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc nhôm, hoaặc didanosine (chỉ các didanosine công thức có chứa các chất đệm có nhôm hoặc magnesi) được dùng đồng thời với levofloxacin. Việc sử dụng đồng thời các fluoroquinolone với các đa sinh tố có chứa kẽm sẽ làm giảm hấp thu qua đường uống. Có khuyến cáo rằng không nên dùng các phế phẩm co chứa các cation hoá trị hai hoặc các hoá trị ba như muối sắt, muối kém hoặc các thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc nhôm, hoặc didanosine (chỉ các didanosine công thứa có chứa các chất đệm có nhôm hoặc magnesi) 2 giờ trước hoặc sau khi dùng levofloxacin. Các muối calci có rất ít tác dụng đến sự háp thu của levofloxacin.
Sucralfate
Sinh khả dụng của levofloxacin giảm đáng kể khi dùng chung với sucralfate. Nếu bệnh nhân cần dùng cả hai sucralfate và levofloxacin, tốt nhất là dùng sucralfate 2 giờ sau khi dùng levofloxacin.
Theophylline, fenbufen hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác
Không phát hiện có tương tác dược động học của levofloxacin với theophylline trong nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, giảm rõ rệt ngưỡng co giật não có thể xya rra khi các quinolone được dùng đồng thời với theophylline, các thuốc chống viêm không steroid hoặc các tác nhân khác làm giảm ngưỡng co giật.
Nồng độ levofloxacin cao hơn kkhoảng 13% khi có sự hiện diện của fenbufen so với khi dùng một mình.
Probenecid và cimetidine
Probenecid và cimetidine có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với việc thải trừ levofloxacin. Sự thanh thải qua thận của levofloxacin bị giảm bớt cimetidine (24%) và probêncid (34%). Điều này là do cả hai thuốc đều có khả năng ức chế sự bài tiết của levofloxacin qua ống thận. tuy nhiên, ở các liều thử nghiệm trong nghiên cứu này, sự khác biệt về mặt động học có ý nghĩa thống kê không liên quan nhiều đến lâm sàng.
Cần thận trọng khi dùng chunglevofloxacin với các thuốc có ảnh hưởng đến sự bài tiết qua ống thận như probenecid và cimetidine, đặc biệt là ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Thông tin liên quan khác
Các nghiên cứu dược lý lâm sàng đã cho thấy rằng dược động học của levofloxacin không bị ảnh hưởng đến bất kỳ mức độ lâm sàng nào khi levofloxacin được dùng cùng với các loại thuốc sau: Calci carbonat, digoxin, glibenclamide, ranitidine.
Ảnh hưởng của levofloxacin đối với các thuốc khác
Ciclosporin

Thời gian bán thải của ciclosporin tăng 33% khi phối hợp cùng với levofloxacin.
Các thuốc kháng vitamin K
Làm tăng các xét nghiệm đông máu (PT/INR) và/hoặc chảy máu, có khi nặng, đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng levofloxacin kết hợp với thuốc kháng vitamin K (như: warfarin). Do đó, cần theo dõi các xét nghiệm đông máu ở các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K.
Các thuốc đã biết là kéo dài khoảng QT
Levofloxacin, cũng như các fluoroquinolone khác, phải được sử dụng thận trọng ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc đã biết là kéo dài khoảng QT (như thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III, các thuốc chống tràm cảm ba vòng, các macrolide, các thuốc chống loạn thần).
Các thông tin liên quan khác Trong một nghiên cứ tương tác dược động học, levofloxacin không ảnh hưởng đến dược động học của theophylline (là một cơ chất thăm dò của CYP1A2), cho thấy levofloxacin không phải là chất ức chế CYP1A2.
Các dạng tương tác khác Thực phẩm Không có tương tác trên lâm sàng có liên quan đến thức ăn. Do đó, có thể dùng levofloxacin không cần quan tâm đến thức ăn.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN Levoleo: Các tác dụng phụ sắp xếp theo phân loại và tần suất được liệt kê như sau: Thường gặp: Mất ngủ, đau đầu, choáng váng, tiêu hảy, nôn, buồn nôn, tăng enzym gan (ALT/AST, phosphatase kiềm, GGT)

BẢO QUẢN Levoleo 500: Bảo quản nơi khô mát tránh ánh sáng nhiệt độ dưới 30°C.

NHÀ PHÂN PHỐI: Công ty TNHH Thương Mại và Dược Phẩm Phúc Tường
Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Liên hệ:
📞 Hotline/Zalo: 0939 171 040
📞 CSKH: 0948 363 525 - 0852 11 33 22 - 0939 368 979

  • Đánh giá của bạn

Sản phẩm liên quan

Đã thêm vào giỏ hàng