MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần đầu)

Bạn nghĩ điều gì hình thành nên chính bản thân bạn – một con người độc nhất vô nhị, không ai thay thế được và đặc biệt theo cách riêng của mình? Ký ức hẳn là một nhân tố vô cùng quan trọng rồi, cùng với tính cách, ngoại hình và ti tỉ những điều lớn nhỏ khác. Dù vậy khi ta già đi, ký ức hay trí nhớ bắt đầu phai nhạt dần và trở thành một nỗi sợ mang tên “bệnh lẫn” với những người lớn tuổi.

Vậy liệu có cách nào ngăn chặn được tình trạng này và giúp ta cải thiện trí nhớ không? Mấu chốt ở đây là giúp não bạn được vận động, thay mới và phát triển các mạng lưới thần kinh mỗi ngày (được gọi là tính khả biến hay mềm dẻo của thần kinh). Khoa học đã đem đến cho bạn câu trả lời, thông qua 25 “mẹo” hữu hiệu nhất có thể giúp cải thiện tính khả biến thần kinh, từ đó cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ.

1. Học một gì đó mới

Sức mạnh của trí nhớ cũng giống như sức mạnh cơ bắp vậy. Bạn sử dụng càng nhiều, càng tập luyện thì chúng càng trở nên khỏe mạnh, vững chãi. Tuy nhiên nếu cứ nâng đi nâng lại cùng một quả tạ mỗi ngày thì tiến độ không mấy khả quan rồi. Bạn cần phải liên tục thử thách trí não mình và học thêm một điều gì đó mới sẽ là một giải pháp tuyệt vời đấy.

Có rất nhiều sự lựa chọn cho giải pháp thú vị này, dù điều quan trọng nhất sự lựa chọn ấy phải là sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hứng thú khi bắt đầu, thoải mái khi duy trì và có thể hoàn toàn tập trung học tập và thực hiện. Dưới đây là một số ví dụ để giúp bạn tham khảo:

  • Học một nhạc cụ mới (như piano, guitar, violin, v.v…)
  • Học làm gốm.
  • Chơi các trò chơi trí tuệ (như Sudoku, cờ vây, cờ tướng, v.v…)
  • Học một điệu nhảy mới (như ba lê, tango, v.v…)
  • Học một ngôn ngữ mới (như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, v.v…)

Học một điều gì đó mới giúp bạn thử thách trí não mình (Ảnh minh họa: Unsplash)

Mách nhỏ thêm cho bạn về lợi ích của việc học ngôn ngữ mới, một nghiên cứu năm 2007 đã chỉ ra rằng việc nói nhiều hơn một ngôn ngữ có thể giúp trì hoãn khởi phát các vấn đề về trí nhớ ở người bị sa sút trí tuệ đấy.

2. Lặp lại và nhớ lại

Mỗi khi bạn học một thông tin gì đó mới, bạn sẽ thường ghi nhớ được chúng lại trong đầu nếu được lặp lại.

Việc lặp lại giúp củng cố các kết nối giữa các neuron với nhau mà chúng ta đã tạo ra khi học, nhờ đó giúp ta nhớ được lâu hơn, nhất là khi bạn đọc to thành tiếng hay viết ra giấy.

Thế nhưng, chỉ vậy vẫn chưa thể kết thúc. Bản thân việc lặp lại đơn giản sẽ chẳng có mấy hiệu quả nếu sử dụng riêng lẻ, bạn còn cần phải tự nhớ lại thông tin đã học đó trong đầu mà không cần nhìn hay tìm kiếm lại những chỗ mình đã ghi về chúng. Việc tự thử thách bản thân nhớ lại thông tin đã học đó hữu ích hơn rất nhiều so với việc lặp đi lặp lại. Thực hành phương pháp này thường xuyên sẽ giúp trí nhớ được trải nghiệm lâu dài và ý nghĩa hơn.

3. Sử dụng từ viết tắt, viết rút gọn hay phương pháp Mnemonic

Mnemonic là phương pháp sử dụng từ, ký ức, một câu chuyện, một bức tranh, từ viết tắt, bài hát, điệu nhảy, hoặc bất cứ điều gì mà bạn có thể tưởng tượng được để giúp ghi nhớ một điều gì đó. Ví dụ như cách đếm tháng nào 31 ngày, tháng nào 30 ngày bằng cách sử dụng bàn tay:

Từ những năm 1960, phương pháp này đã được xem là một chiến lược hiệu quả trong học tập cho học sinh. Ngày nay, nó cũng được ứng dụng rất nhiều trong việc giúp ghi nhớ từ vựng hay ngữ pháp các ngôn ngữ như kanji trong tiếng Nhật.

4. Nhóm hoặc phân khúc thông tin

Nhóm hoặc phân khúc thông tin chính là quá trình phân chia thông tin mới học thành nhiều phần để tạo ra nhóm thông tin ít hơn, dễ nhớ hơn. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng việc nhớ một dãy số điện thoại sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu 10 chữ số được nhóm lại thành 3 phần riêng biệt (như 555-637-8299 thay vì 5556378299).

5. Dựng nên “cung điện trí nhớ”

Kỹ thuật "cung điện trí nhớ" rất thường dùng trong các cuộc thi về trí nhớ. Ở kỹ thuật cổ đại này, bạn sẽ tạo ra một nơi trực quan và phức tạp trong tưởng tượng để lưu trữ các ký ức. Để có thể hiểu rõ hơn và thực hành được kỹ thuật đặc biệt này, bạn có thể xem qua video về cách tạo “cung điện trí nhớ” bởi Nhà vô địch trí nhớ Mỹ năm 2006 – Joshua Foer.

6. Sử dụng mọi giác quan

Một chiến thuật khác của những người sành về trí nhớ là họ không chỉ dựa vào một giác quan để giúp lưu giữ thông tin. Thay vào đó, họ liên hệ thông tin với các giác quan khác, như màu sắc, vị và mùi.

7. Đừng tìm “ông Google” ngay lập tức

Công nghệ hiện đại có lợi ích riêng của nó, nhưng không may chúng đã khiến chúng ta trở nên “lười biếng” về mặt tinh thần. Trước khi cầm điện thoại hỏi Siri hoặc Google, bạn hãy cố gắng truy xuất thông tin bằng tâm trí mình. Quá trình này sẽ giúp củng cố các đường dẫn thần kinh trong não của bạn.

Đừng tìm kiếm sự giúp đỡ từ Google ngay mà hãy tự mình nhớ lại thông tin (Ảnh minh họa: Unsplash)

8. Hạn chế sử dụng GPS

Một sai lầm phổ biến khác là luôn phụ thuộc vào GPS mỗi khi bạn lái xe. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các kỹ thuật phản ứng, chẳng hạn như GPS dùng để định vị tìm đường, sẽ thu nhỏ một phần não của chúng ta được gọi là hồi hải mã - chịu trách nhiệm về trí nhớ không gian và chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

Sức khỏe vùng hải mã kém có liên quan đến chứng mất trí và suy giảm trí nhớ. Trừ khi bạn hoàn toàn bị lạc, hãy cố gắng đến đích bằng não mình thay vì chỉ làm theo hướng dẫn trên GPS. Hoặc bạn có thể sử dụng GPS để đến đó, nhưng hãy sử dụng chính trí nhớ của mình để trở về nhà. Bộ não sẽ cảm ơn bạn vì đã cho nó được thử thách đấy.

9. Giữ cho bản thân bận rộn

Một lịch trình bận rộn có thể giúp bạn duy trì trí nhớ theo từng giai đoạn của não đấy, chúng cũng có thể giúp tăng chức năng nhận thức nữa dù vẫn còn cần nhiều nghiên cứu để có thể xác định rõ ràng.

10. Giữ ngăn nắp, gọn gàng

Một người có tính ngăn nắp, gọn gàng sẽ có một trí nhớ khỏe mạnh và tốt hơn. Việc viết ra danh sách các việc cần làm (checklist) sẽ là một phương pháp rất tốt để giữ mọi thứ ngăn nắp đấy. Và nếu bạn viết bằng tay (thay vì dùng các công cụ điện tử) thì sẽ giúp làm tăng khả năng ghi nhớ được tốt hơn những gì bạn đã viết ra.

Người có tính ngăn nắp thì sẽ có trí nhớ tốt hơn (Ảnh minh họa: Pixabay)

11. Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Hãy đi ngủ cùng một giờ mỗi tối và thức dậy cũng cùng một giờ mỗi sáng. Cho dù là ngày cuối tuần cũng đừng phá vỡ chu trình cố định này, nó sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt.

12. Tránh các màn hình sáng trước khi đi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại di động, TV và máy tính ức chế sản xuất melatonin, một loại hormone kiểm soát chu kỳ ngủ-thức (nhịp sinh học) của bạn. Một chu kỳ giấc ngủ kém có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu ngủ không đủ giấc và không được nghỉ ngơi, các tế bào thần kinh trong não của chúng ta sẽ làm việc quá sức. Chúng không còn có thể điều phối thông tin, khiến việc truy cập trí nhớ trở nên khó khăn hơn. Thế nên khoảng một giờ trước khi đi ngủ, hãy tắt các thiết bị điện tử của bạn và cho phép não bộ của mình được thư giãn.

Vẫn còn tiếp, hãy đón đọc ở phần tiếp theo!

Nguồn: Healthline



Tin tức liên quan

COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM
COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM

733 Lượt xem

Viêm là một triệu chứng đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của xơ vữa động mạch cùng một số bệnh tim mạch khác và các chất chống viêm có thể cải thiện những tình trạng về tim mạch này.

SỰ KHÁC BIỆT CỦA CHỐNG LÃO HÓA DA Ở CÁC ĐỘ TUỔI KHÁC NHAU
SỰ KHÁC BIỆT CỦA CHỐNG LÃO HÓA DA Ở CÁC ĐỘ TUỔI KHÁC NHAU

1382 Lượt xem

Hiện nay, chăm sóc da chống lão hóa ngày càng được chú ý hơn và do đó, có hàng loạt các phương pháp để bạn có thể áp dụng.

VÌ SAO BẠN KHÓ TẬP TRUNG VÀ CÁCH ĐỂ KHẮC PHỤC
VÌ SAO BẠN KHÓ TẬP TRUNG VÀ CÁCH ĐỂ KHẮC PHỤC

3117 Lượt xem

Hay mất tập trung hoặc khó tập trung là vấn đề mà bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này nếu kéo dài và không có phương hướng giải quyết sẽ khiến hiệu quả công việc cũng như học tập giảm thiểu đáng kể, ảnh hưởng đến chính bản thân bạn và nhiều người xung quanh.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ

1036 Lượt xem

Với số lượng các ca nhiễm mới liên tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước, nguy cơ bạn bị lây nhiễm bệnh khó tránh khỏi việc ngày càng tăng cao. Trong trường hợp bạn hoặc người thân của bạn đã được xác định nhiễm COVID-19, cần phải biết những gì và thực hiện ra sao để quá trình cách ly, điều trị tại nhà diễn ra an toàn, nâng cao tỷ lệ hồi phục?

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở TRẺ EM
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở TRẺ EM

577 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp ở da và các mô, nếu không được điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong bởi căn bệnh này. Mặc dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng nó gây cảm giác đáng sợ cho chúng ta mỗi khi nhắc đến. Gần đây nhất, vào ngày 19/09/2023, một bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người đã tử vong dù được điều trị tích cực. Vậy trẻ em có phải là đối tượng mà căn bệnh dễ xuất hiện? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ

989 Lượt xem

Liệu bạn có hứng thú với việc để cơ thể nhảy múa trên nền nhạc, trình diễn những động tác uyển chuyển đẹp mắt? Khiêu vũ không chỉ là hoạt động trải nghiệm tuyệt vời của bạn với bạn bè hoặc “nửa kia” của mình, mà nó còn có khả năng giúp cải thiện chức năng não bộ - điều có thể khiến bạn bất ngờ khi đọc xong bài viết này đấy.

COVID-19 LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
COVID-19 LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

797 Lượt xem

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiễm SARS-COV-2, loại virus gây ra COVID-19 có liên quan đến vùng ít chất xám hơn - là nơi chứa nhiều tế bào não.

SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI MẮC ALZHEIMER

664 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, liệu suy giảm trí nhớ này có phải là triệu chứng của bệnh Alzheimer hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

NGƯỜI LỚN THIẾU CANXI, NÊN UỐNG GÌ ĐỂ BỔ SUNG?
NGƯỜI LỚN THIẾU CANXI, NÊN UỐNG GÌ ĐỂ BỔ SUNG?

834 Lượt xem

Canxi là một trong những khoáng chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể, giúp cho xương chúng ta chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ có những dấu hiệu cảnh báo như chuột rút, chân tay đau nhức... Vậy người lớn thiếu canxi nên uống gì để bổ sung?

AI DỄ THIẾU VITAMIN A?
AI DỄ THIẾU VITAMIN A?

755 Lượt xem

Vitamin A là một trong 3 loại vi chất quan trọng cần thiết của cơ thể giúp cho mắt sáng khỏe. Thiếu vitamin A khiến cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng, hoặc mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bị quáng gà, thậm chí là loét giác mạc.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng