TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tết đến xuân về không những là sự háo hức của bao đứa trẻ khi được xúng xính áo quần mới, được thưởng thức bánh mứt và đặc biệt được nhận mừng tuổi mà nó cũng có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Tết Nguyên Đán 2023

"Tết Nguyên Đán" vốn không phải là "Tiết Nguyên Đán" trong 24 điểm "Tiết khí" (chữ Hán: 節氣) của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng (Nông lịch). 

Từ “nguyên” 元 trong “Nguyên Đán” 元旦 có nghĩa là sự khởi đầu hay là sơ khai và "đán" 旦 có nghĩa là buổi sáng sớm hay là bình minh. 

Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” 元旦 là chỉ "Buổi sáng đầu tiên/Ngày đầu tiên (tức ngày mồng một) của một năm Nông lịch".

Tết Nguyên Đán là lễ hội cổ truyền quan trọng nhất hàng năm của người Việt. Tết đến xuân về không những là sự háo hức của bao bạn trẻ khi được mặc áo mới, được thưởng thức bánh mứt và đặc biệt được nhận quà mà nó cũng có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. 

Đó là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của trời đất, vạn vật cây cỏ; nó đánh dấu sự gắn bó trong cộng đồng, dòng tộc và gia đình. 

Tết Nguyên đán cũng là ngày để hướng về nguồn cội. Đó là giá trị văn hoá và cũng là những tình cảm sâu sắc của người Việt đã thành truyền thống cao đẹp.

Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. 

Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Tết Nguyên Đán 2023 bắt đầu từ 14/01/2023 (23 tháng Chạp) đến hết ngày 28/01/2023 (mùng 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời gian Bắc thuộc của nước ta. 

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mùng một cho đến hết ngày mùng bảy.

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.

Đây cũng là ngày đoàn tụ của cả gia đình. Mỗi khi Tết đến, cho dù làm bất cứ công việc gì, ở bất cứ nơi nào chỉ mong muốn được quay về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết để cùng nhau đốt nén nhang cho ông bà, tổ tiên như lời cảm ơn ông bà, tổ tiên đã giúp đỡ mình suốt một năm vừa qua.

Sắp đến Tết Nguyên Đán rồi, bạn đã chuẩn bị những gì cho dịp Tết năm nay chưa. Hãy tham khảo thêm một số thứ cần chuẩn bị cho năm mới của bạn được trọn vẹn và đầy đủ cùng Phúc Tường nhé!

Nguồn tài liệu: thptkomtum.edu.vn
Wikipedia 

 



Tin tức liên quan

VÒNG QUANH THẾ GIỚI TẠI NHÀ CÙNG DU LỊCH TRỰC TUYẾN
VÒNG QUANH THẾ GIỚI TẠI NHÀ CÙNG DU LỊCH TRỰC TUYẾN

1281 Lượt xem

Mùa dịch phải ngồi nhà, buồn chán lục lại những tấm hình ngày trước và bạn “thèm thuồng” cái cảm giác khi đôi chân còn có thể bay nhảy khắp mọi phương trời. Hãy cùng trải nghiệm cảm giác đó lại cùng loại hình du lịch sắp được bật mí sau đây, rằng chỉ với mỗi chiếc điện thoại, bạn sẽ được “vi vu” đến tận bên kia của nửa vòng Trái đất.

TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?
TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?

6030 Lượt xem

Ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm được rất nhiều gia đình và cá nhân thực hiện theo. Vậy ngoài việc thực hiện chế độ ăn chay trong các bữa ăn hằng ngày, việc ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm còn có ý nghĩa gì?

ĂN THUẦN CHAY CÓ CUNG CẤP ĐỦ DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ KHÔNG?
ĂN THUẦN CHAY CÓ CUNG CẤP ĐỦ DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ KHÔNG?

10922 Lượt xem

Hiện nay, chế độ ăn chay mà đặc biệt là ăn thuần chay được nhiều người quan tâm và áp dụng vào các bữa ăn bởi nhiều lý do khác nhau như sức khỏe, đạo đức, tôn giáo,...Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang đắn đo rằng liệu chế độ ăn thuần chay có cung cấp đầy đủ dưỡng chất hay không khi chỉ áp dụng ăn những thực phẩm từ thực vật, loại bỏ hoàn toàn động vật và các sản phẩm từ động vật? Hãy cùng Phúc Tường giải đáp vấn đề này nhé!

4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ

987 Lượt xem

Xông đất hay còn gọi là xông nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cha ông chúng ta quan niệm rằng nếu đầu năm mà mọi việc đều thuận lợi suôn sẻ thì cả năm đó sẽ được may mắn và thành công trong mọi chuyện.

SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?
SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?

1030 Lượt xem

Mỗi năm một lần, con cháu lại trở về sum vầy bên ông bà cha mẹ. Trẻ em vui vẻ chúc Tết ông bà và nhận những phong bao lì xì đầu năm mới. Vậy bạn có biết phong tục này có sự tích và ý nghĩa đặc biệt gì không?

PHÂN BIỆT ĂN CHAY, ĂN THUẦN CHAY VÀ ĂN CHAY TRƯỜNG
PHÂN BIỆT ĂN CHAY, ĂN THUẦN CHAY VÀ ĂN CHAY TRƯỜNG

10175 Lượt xem

Trong thời đại ngày nay, khi mà các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường type II, cao huyết áp và ung thư không thể kiểm soát được cũng như các đợt dịch COVID-19 vừa qua thì ngày càng có nhiều người nghiêng về chế độ ăn uống với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn. 

HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG - TIẾP BƯỚC NGHĨA TÌNH TỪ DƯỢC PHÚC TƯỜNG
HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG - TIẾP BƯỚC NGHĨA TÌNH TỪ DƯỢC PHÚC TƯỜNG

206 Lượt xem

Trong hành trình phát triển kinh doanh, Công ty Dược phẩm Phúc Tường không chỉ chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng mà còn luôn đặt trách nhiệm cộng đồng lên hàng đầu. Một trong những hoạt động thiện nguyện nổi bật và ý nghĩa của công ty chính là chương trình "Suất gạo yêu thương", mang đến những bữa cơm ấm áp cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Cần Thơ

NGÀY LỄ VU LAN BÁO HIẾU BẠN NÊN LÀM GÌ ?
NGÀY LỄ VU LAN BÁO HIẾU BẠN NÊN LÀM GÌ ?

1060 Lượt xem

Vu Lan báo hiếu là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vậy, nói đến lễ Vu Lan cũng chính là nói đến mùa báo hiếu. Ngày lễ Vu Lan năm 2022 rơi vào thứ sáu ngày 12/08 (15/07 âm lịch). Vậy trong ngày này, bạn nên làm những gì?

LỜI CHÚC 20/11 HAY, Ý NGHĨA
LỜI CHÚC 20/11 HAY, Ý NGHĨA

1719 Lượt xem

Lời chúc 20/11 vừa hay, vừa ý nghĩa, pha một ít sự biết ơn của các lớp học trò sẽ tạo thêm động lực, niềm vui, sự thư giãn trong những lời chúc thú vị của bạn. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để có thêm ý tưởng cho những lời chúc 20/11 ý nghĩa gửi đến thầy cô nhân ngày “tôn sư trọng đạo”. 

BƯỚC SANG NĂM MỚI, MÙNG 3 TẾT THẦY
BƯỚC SANG NĂM MỚI, "MÙNG 3 TẾT THẦY"

1041 Lượt xem

Việt Nam ta có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Mùng 3 Tết thầy là nét đẹp về truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta, vì sao có phong tục này? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu nhé


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng