Ý NGHĨA CÁC MÙNG TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt. Mỗi ngày Tết Nguyên Đán đều có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt của từng ngày Tết trong tâm thức người Việt nhé!

Ngày mùng Một Tết là ngày Tân niên cũng là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi, được mời xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình.

Ngày mùng 1 Tết

Ngày mùng 1 Tết

Đối với những người con đã tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, vào sáng mùng Một, họ sẽ đến chúc Tết bậc sinh thành.

Sáng mùng Một Tết còn gọi là ngày Chính Đán, con cháu tụ họp để dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, sau đó chúc Tết ông bà, cha mẹ, các bậc cao niên, huynh trưởng trong nhà. Lúc này, con cháu mừng thọ ông bà, trẻ nhỏ được mừng tuổi.

Người Việt quan niệm rằng nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn trong ngày mùng Một thì cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào trong nhà đều được coi là người xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng vì thế mà trở nên quan trọng.

Cho nên cứ đến cuối năm, mọi người thường để ý tìm xem có người quen nào hợp tuổi, hợp mệnh, tính tình vui vẻ, hoạt bát, yên bề gia thất và sự nghiệp vững vàng để nhờ sang xông nhà. Người đến xông nhà thường không ngồi lại lâu, hàm ý chúc cho mọi việc trong năm mới của gia chủ cũng được trôi chảy, hanh thông.

Trong ngày mùng Một, người ta thường xuất hành – đi ra khỏi nhà lần đầu tiên trong năm mới. Việc xuất hành là để đi tìm may mắn cho bản thân và cho gia đình. Trước khi xuất hành, người ta thường xem ngày giờ, phương hướng.

Ngày mùng 2 Tết

Ngày mùng 2 Tết

Ngày mùng Hai Tết tiếp tục hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau khi việc cúng lễ xong xuôi, việc thăm hỏi chúc Tết diễn ra thoải mái hơn, người ta có thể đến chúc Tết họ hàng, bạn bè rất vô tư, thoải mái mà không còn lo mình sẽ trở thành người xông nhà “bất đắc dĩ” cho gia chủ nữa.

Đàn ông chuẩn bị lập gia đình sẽ đến nhà cha mẹ vợ tương lai để chúc Tết, con gái đã đi lấy chồng sẽ quay về nhà chúc Tết cha mẹ đẻ và họ hàng.

Ngày mùng 3 Tết

Ngày mùng 3 Tết

Ngày mùng Ba Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy cô giáo cũ theo tục “mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”.

Trong ngày Tết, người ta thường trao đi những chiếc phong bao đỏ đựng tiền mừng tuổi. Xưa còn có lệ chỉ cho tiền lẻ vào phong bao với ngụ ý số lẻ là còn tiếp tục sinh sôi, nảy nở thêm.

Ngày mùng 4 Tết theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ hóa vàng, tiễn tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu, đồng thời, đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm nhiều tiền vốn đầu năm. Lễ hóa vàng có thể diễn ra vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 Tết, thường bao gồm cả việc làm cơm cúng.

Ngày mùng 7 Tết được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Trong ngày này, người Việt cổ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng.

Đến ngày Rằm tháng Giêng, người Việt lại ăn một cái Tết nữa, là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Tết này tổ chức tại chùa và tại gia. Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình Việt sẽ tiếp tục làm cơm cúng thịnh soạn dâng lên bàn thờ gia tiên với quan niệm “Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ngày rằm tháng giêng

Ngày rằm tháng giêng

Đối với người Trung Quốc, Tết Thượng Nguyên mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Khi xưa, vào dịp này, những văn sĩ, học giả thường ra vườn, uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng và làm thơ đầu năm.

Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam tách khỏi quan niệm này và đưa vào ngày Tết Nguyên Tiêu ý nghĩa tôn giáo, bởi thế mà dân gian còn có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, người Việt sau khi hoàn tất việc cúng bái tại gia, thường lên chùa dâng hương và đặc biệt hay lên chùa vào lúc trời tối, khi trăng tròn đầu năm đã lên cao.

Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng trong dân gian thì đây là dịp thích hợp để lên chùa dâng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.

Nguồn: Dân trí



Tin tức liên quan

KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĂN MỪNG TẾT TRUNG THU CỦA NHỮNG NƯỚC CHÂU Á
KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĂN MỪNG TẾT TRUNG THU CỦA NHỮNG NƯỚC CHÂU Á

3071 Lượt xem

Tết Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch) là một trong những lễ hội lớn diễn ra thường niên ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản,...
Đây là dịp để gia đình đoàn viên cũng như tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí. Tuy nhiên ở mỗi đất nước lại có phong tục ăn mừng Tết Trung Thu khác nhau đấy. Cùng dạo một vòng châu Á xem ý nghĩa của ngày này và người dân chuẩn bị gì, ăn gì trong “lễ hội trăng tròn” nhé!

SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?
SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?

687 Lượt xem

Mỗi năm một lần, con cháu lại trở về sum vầy bên ông bà cha mẹ. Trẻ em vui vẻ chúc Tết ông bà và nhận những phong bao lì xì đầu năm mới. Vậy bạn có biết phong tục này có sự tích và ý nghĩa đặc biệt gì không?

CÁCH LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU TRUYỀN THỐNG
CÁCH LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

4917 Lượt xem

Tết Trung thu hay còn được biết đến với tên gọi Tết thiếu nhi (Tết trẻ con). Đối với người lớn thì đây là ngày sum họp với gia đình sau một khoảng thời gian đi làm xa. Sẽ là ngày con cháu dâng lên mâm cúng cỗ để thể sự thành kính đối với ông bà tổ tiên. Còn đối với đám trẻ con, thì đây là ngày vui chơi, rước đèn và phá cỗ. Và không thể thiếu được chiếc đèn trung thu ông sao.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

1367 Lượt xem

Mâm ngũ quả ngày Tết trở thành nét đặc trưng trong văn hóa những ngày Tết của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa và gửi gắm ước nguyện của gia đình. 

TẾT CHỈ Ở NHÀ THÌ LÀM SAO?
TẾT CHỈ Ở NHÀ THÌ LÀM SAO?

843 Lượt xem

Tết chỉ ở nhà có thường diễn ra trong dịp Tết của bạn không? Mọi người thường quen với không khí nhộp nhịp, vui chơi ở nhà họ hàng, người thân, bạn bè. Tết đến là những cuộc vui không ngừng nghỉ. Vậy nếu như Tết Nguyên Đán 2023 bạn chỉ ở nhà, thì phải làm sao? 

TOP 5 MÓN QUÀ Ý NGHĨA DÀNH TẶNG THẦY CÔ NGÀY 20/11
TOP 5 MÓN QUÀ Ý NGHĨA DÀNH TẶNG THẦY CÔ NGÀY 20/11

912 Lượt xem

Bạn đang suy nghĩ và băn khoăn không biết trong dịp về trường nhân ngày 20/11 lần này sẽ gửi tặng món quà như thế nào đến thầy cô. Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 20/11 rồi, hãy tham khảo ngay top 5 món quà ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày 20/11 để chọn được món quà phù hợp nhất nhé!

GỢI Ý NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/09/2022
GỢI Ý NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/09/2022

939 Lượt xem

Cận dịp nghỉ Lễ Quốc Khánh như thế này thì việc bạn chọn địa điểm vui chơi hay việc đặt phòng có còn kịp nữa hay không? Nếu không thì dưới đây sẽ mách bạn những điểm du lịch cho Lễ Quốc Khánh năm nay nhé!

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

711 Lượt xem

Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ gia đình được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

KHI NÀO VỀ QUÊ?  GỢI Ý QUÀ TẾT MANG VỀ CHO MẸ
KHI NÀO VỀ QUÊ? GỢI Ý QUÀ TẾT MANG VỀ CHO MẸ

771 Lượt xem

“Đi là để trở về”.

Một câu nói thân thuộc vào những dịp cuối năm. Trong những ngày tháng làm việc vất vả suốt một năm qua, Tết- chính là câu trả lời hạnh phúc nhất cho những ngày chờ đợi người con, người cháu của ông bà, cha mẹ, chờ đợi một dịp sum họp đầy đủ của mọi nhà, mọi người. Vậy chúng ta sẽ mang gì về quê biếu mẹ?

GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH
GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH

872 Lượt xem

Món quà ngày Tết luôn làm cho mọi người phải suy nghĩ và cân nhắc. Những món quà gửi tặng gia đình, người thân, bạn bè trong dịp Tết đã trở thành nét văn hóa. Bạn đã dự định tặng quà trong dịp Tết này cho gia đình, bạn bè, người thân như thế nào rồi? Hãy tham khảo một vài gợi ý của Phúc Tường nhé!

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng