NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Mâm ngũ quả ngày Tết trở thành nét đặc trưng trong văn hóa những ngày Tết của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa và gửi gắm ước nguyện của gia đình. 

Nguồn gốc về mâm ngũ quả ngày tết

Từ xa xưa, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tỏ lòng thành kính với những vị tiền nhân. Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động trong năm của con cháu dâng lên những người bề trên. 

Từng miền có cách chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa đều thể hiện ý nghĩa truyền thống: dâng lên tổ tiên các loại trái cây ngon nhằm tỏ lòng biết ơn và cầu mong muôn điều tốt lành, vạn sự bình an sẽ về với gia đình.

Dâng mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên

Dâng mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên (Ảnh: Internet)

Mâm ngũ quả ngày Tết cũng tượng trưng cho mong ước âm dương giao hoà, vạn vật sinh sôi thịnh vượng và hạnh phúc.
Ngũ
Ngũ (五): là năm, là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả thể hiện được sự đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng để thờ cúng. 

Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn và mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng trong năm được hay mất, dần dần về sau, mâm ngũ quả trở thành tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân. 

Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Quả

Quả là biểu tượng cho sự sung túc với hình tượng mỗi quả là vũ trụ, bên trong quả có chứa hạt, tượng trưng cho sao, mang ý nghĩa sinh sôi trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống.

Mâm ngũ quả ngày Tết có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutra với hình ảnh “trái cây năm màu”. Mâm ngũ quả ngày Tết thường có khoảng 5 loại trái cây với màu sắc khác nhau. 

Theo quan niệm của Phật giáo, 5 màu tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Theo đó, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
- Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
- Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
- Đào: thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi): mang ý nghĩa phú quý.
- Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
- Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng.
- Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết 

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường gồm những loại quả phổ biến sau:
- Chuối xanh: màu xanh của trái chuối tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.
- Lê: có vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn.
- Phật thủ: có hình dạng đặc biệt như những bàn tay của Phật, che chở bảo vệ cho gia đình.
- Táo: táo tây, táo ta, táo tàu: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
- Bưởi: bưởi căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống.
- Cam, quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
- Lê – ki – ma (trứng gà): ý là lộc trời cho.
Mâm ngũ quả miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng). 

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc (Ảnh: Internet)

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc truyền thống là để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường gồm những loại quả phổ biến sau:
- Nải chuối: mang ý che chở, bảo bọc
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên lộc trời
- Dừa: có nghĩa là không thiếu
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
- Phật thủ: giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
- Táo: mang ý nghĩa là phú quý
- Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt
- Thanh long: ý rồng mây gặp hội
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
- Xoài: cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy do chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.

Mâm ngũ quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm các loại quả sau:
- Dưa hấu: căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống.
- Sung: thể hiện mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
- Đu đủ: biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
- Xoài: cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc (Ảnh: Internet)

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam có sự chọn lọc và kiêng cử bên cạnh ưu tiên sự thẩm mỹ. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.

Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, … là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. 

Nguồn: daotaobeptruong.vn
Cet.edu.vn

 



Tin tức liên quan

NĂM 2023 BẠN NÊN KHAI TRƯƠNG VÀO NGÀY NÀO?
NĂM 2023 BẠN NÊN KHAI TRƯƠNG VÀO NGÀY NÀO?

935 Lượt xem

Với quan niệm cú những người làm kinh doanh, thì việc khai trương đầu năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khai trương đầu năm vào tốt hợp phong thủy sẽ đem đến nhiều may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn hay người thân có cơ sở kinh doanh, thì cùng Phúc Tường tham khảo ngày nào thích hợp để khai trương nhé.

CÁCH LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU TRUYỀN THỐNG
CÁCH LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

7058 Lượt xem

Tết Trung thu hay còn được biết đến với tên gọi Tết thiếu nhi (Tết trẻ con). Đối với người lớn thì đây là ngày sum họp với gia đình sau một khoảng thời gian đi làm xa. Sẽ là ngày con cháu dâng lên mâm cúng cỗ để thể sự thành kính đối với ông bà tổ tiên. Còn đối với đám trẻ con, thì đây là ngày vui chơi, rước đèn và phá cỗ. Và không thể thiếu được chiếc đèn trung thu ông sao.

ÂM THANH NGÀY TẾT – DẤU HIỆU MÙA XUÂN VỀ
ÂM THANH NGÀY TẾT – DẤU HIỆU MÙA XUÂN VỀ

2294 Lượt xem

Âm thanh ngày Tết cùng với không khí se lạnh những ngày cuối năm báo hiệu một năm mới nữa sắp đến. Cùng Phúc Tường cảm nhận những âm thanh ngày Tết đang cận kề nhé!

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ GIÁNG SINH
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ GIÁNG SINH

1214 Lượt xem

Vốn dĩ là một ngày lễ của những người theo đạo Công giáo và phương Tây nhưng ngày nay đã được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới, vì vậy Giáng sinh không phải là một ngày lễ xa lạ với chúng ta. Vậy Giáng sinh diễn ra vào ngày nào, có nguồn gốc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về Giáng sinh nhé.

TÂM SỰ NỖI LÒNG NGÀY TẾT CỦA CON GÁI LẤY CHỒNG XA
TÂM SỰ NỖI LÒNG NGÀY TẾT CỦA CON GÁI LẤY CHỒNG XA

2668 Lượt xem

Một nàng dâu lấy chồng xa quê, đón năm mới ở nhà chồng sẽ có những tâm sự gì vào ngày Tết?

PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

937 Lượt xem

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.

7 KÊNH NẤU ĂN ASMR XỊN XÒ GIÚP BẠN “LÊN TAY” TRONG MÙA DỊCH
7 KÊNH NẤU ĂN ASMR XỊN XÒ GIÚP BẠN “LÊN TAY” TRONG MÙA DỊCH

1738 Lượt xem

Có nhiều người sẽ tận dụng thời gian ngồi nhà mùa dịch để nướng hết tất cả bộ phim mình muốn xem. Có người thì sẽ tìm học điều gì đó mới như ngoại ngữ, đan len hoặc làm nến, v.v… và trong số đó, nấu ăn có lẽ là một chủ đề phổ biến mà nhiều người tìm đến. Không khó để tìm thấy các video dạy nấu ăn hiện nay, tuy nhiên nếu bạn là một người đòi hỏi về mặt chất lượng, hình ảnh và âm thanh đậm chất ASMR nhưng không kém phần chuyên nghiệp thì hãy thử “nghía” qua những ứng cử viên sáng giá dưới đây nào.

GEN Z ĐÓN TẾT NHƯ THẾ NÀO?
GEN Z ĐÓN TẾT NHƯ THẾ NÀO?

1667 Lượt xem

Khác biệt với thế hệ ngày trước, gen Z ngày nay vô cùng năng động và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực về cả công việc và vui chơi, giải trí. Vậy Tết của gen Z có gì đặc biệt?

KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĂN MỪNG TẾT TRUNG THU CỦA NHỮNG NƯỚC CHÂU Á
KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĂN MỪNG TẾT TRUNG THU CỦA NHỮNG NƯỚC CHÂU Á

3403 Lượt xem

Tết Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch) là một trong những lễ hội lớn diễn ra thường niên ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản,...
Đây là dịp để gia đình đoàn viên cũng như tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí. Tuy nhiên ở mỗi đất nước lại có phong tục ăn mừng Tết Trung Thu khác nhau đấy. Cùng dạo một vòng châu Á xem ý nghĩa của ngày này và người dân chuẩn bị gì, ăn gì trong “lễ hội trăng tròn” nhé!

TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

1160 Lượt xem

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tết đến xuân về không những là sự háo hức của bao đứa trẻ khi được xúng xính áo quần mới, được thưởng thức bánh mứt và đặc biệt được nhận mừng tuổi mà nó cũng có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng