NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ gia đình được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

Bao đời nay, dân tộc Việt Nam coi trọng truyền thống gia đình, coi gia đình là mái ấm, là chiếc nôi dưỡng dục con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành.

Ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng thủy chung, anh em đoàn kết thuận hòa, kính trên nhường dưới, nghĩa tình, yêu thương... Ðó là tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, gia đình Việt có những thay đổi nhưng nền nếp gia phong vẫn là cơ sở để gia đình Việt Nam phát triển.

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Dù ở thời điểm nào, giá trị văn hóa Tết vẫn luôn được bảo tồn và phát huy qua các phong tục truyền thống như: thăm mộ tổ tiên, gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa đón tết; cúng giao thừa… Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

Việc đón Tết cổ truyền đã trở thành ngày hội đặc biệt trong gia đình, dòng họ. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết thể hiện qua hình ảnh quây quần bên nồi nấu bánh chưng; hình ảnh những chợ hoa, chợ Tết tấp nập người mua sắm; trẻ em có quần áo mới; những ông đồ bày mực sẵn cho việc xin chữ; gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau những ngày Tết... Chính những điều đó đã làm nên giá trị truyền thống trong văn hóa của người Việt, đưa mọi người lại gần nhau hơn, làm đậm hơn tình cảm gia đình.

Đón Tết cổ truyền với các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau đã là một truyền thống đặc biệt không thể thay thế

Đón Tết cổ truyền với các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau đã là một truyền thống đặc biệt không thể thay thế (Ảnh minh họa: Pexels)

Ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình của mình. Từ rất xa xưa, người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cỗ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng.

Với người Việt, xưa nay, bữa cơm chính là khoảnh khắc sum họp, là nơi thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống. Bữa cơm sum họp ngày Tết càng trở nên đặc biệt bởi nó không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng cuộc sống mà còn giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái. Bữa cơm ngày Tết được xem như là linh hồn của sự đoàn kết, yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình. Đó cũng là lúc hai từ "sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất. Bữa cơm gia đình ngày Tết trở thành kỷ niệm mà mỗi người luôn mang theo, trở thành hành trang trong lao động, học tập.

Năm mới thêm tuổi mới, cũng là dịp để con cháu tổ chức lễ mừng thọ ông bà cha mẹ lên các tuổi chẵn, tùy theo phong tục địa phương, có thể bắt đầu từ tuổi 60. Đây là một mỹ tục của dân tộc ta, thể hiện sự quan tâm, kính trọng của con cháu, của cộng đồng đối với người cao tuổi. Khi người già có mặt trong nhà với con cháu, đó là niềm hạnh phúc lớn. Lòng hiếu thảo không căn cứ vào mâm cao, cỗ đầy hay giá trị vật chất mà đặt lên trên hết là tình cảm gia đình, giáo dục con cháu bổn phận ăn ở có trước, có sau, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nhân lên nét đẹp văn hóa "kính già, trọng lão" trong cộng đồng.

Một tập tục luôn được coi là nét đẹp truyền thống trong ứng xử của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán là “Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy”. Đây là biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn với cha mẹ đã có công sinh thành, với thầy giáo có công dưỡng dục. Biểu hiện ấy không chỉ là nét đẹp văn hóa dạy con người lòng biết ơn, sống có trước có sau mà còn thể hiện một xã hội có nền nếp, tôn ti trên dưới.

Bao đời nay, “Về quê ăn Tết” không phải là một khái niệm thông thường là đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn, mỗi năm chỉ có một lần. Sự sum vầy của gia đình Việt mỗi dịp tết cổ truyền không chỉ là câu chuyện của một gia đình và không chỉ mang nặng giá trị tình cảm. Đó còn là giá trị giáo dục đạo đức, văn hóa và cũng chính là vấn đề sống còn, bền vững của một quốc gia dân tộc. Giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, làm cho mọi người càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng và sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai.

Nguồn: dangcongsan



Tin tức liên quan

GEN Z ĐÓN TẾT NHƯ THẾ NÀO?
GEN Z ĐÓN TẾT NHƯ THẾ NÀO?

1650 Lượt xem

Khác biệt với thế hệ ngày trước, gen Z ngày nay vô cùng năng động và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực về cả công việc và vui chơi, giải trí. Vậy Tết của gen Z có gì đặc biệt?

BƯỚC SANG NĂM MỚI, MÙNG 3 TẾT THẦY
BƯỚC SANG NĂM MỚI, "MÙNG 3 TẾT THẦY"

1010 Lượt xem

Việt Nam ta có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Mùng 3 Tết thầy là nét đẹp về truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta, vì sao có phong tục này? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu nhé

TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ?
TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

1145 Lượt xem

Theo truyền thống hàng năm, tết Nguyên Đán được bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày mùng 7 tháng Giêng. Trong quãng thời gian này có khá nhiều hoạt động để chào mừng như: múa lân – sư – rồng, bắn pháo, chợ hoa xuân, gói bánh chưng bánh tét, làm mứt, không khí sôi nổi cùng với các khúc nhạc Xuân rộn ràng toả rộng khắp mọi miền tổ quốc.

NGÀY LỄ VU LAN BÁO HIẾU BẠN NÊN LÀM GÌ ?
NGÀY LỄ VU LAN BÁO HIẾU BẠN NÊN LÀM GÌ ?

1036 Lượt xem

Vu Lan báo hiếu là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vậy, nói đến lễ Vu Lan cũng chính là nói đến mùa báo hiếu. Ngày lễ Vu Lan năm 2022 rơi vào thứ sáu ngày 12/08 (15/07 âm lịch). Vậy trong ngày này, bạn nên làm những gì?

MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP
MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP

5234 Lượt xem

Mâm cúng Ông Công Ông Táo: Đúng vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

1867 Lượt xem

Mâm ngũ quả ngày Tết trở thành nét đặc trưng trong văn hóa những ngày Tết của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa và gửi gắm ước nguyện của gia đình. 

5 LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN TRONG NĂM MỚI
5 LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN TRONG NĂM MỚI

928 Lượt xem

Những lưu ý nhỏ như giữ nơi làm việc sạch sẽ, nghỉ trưa đều đặn hay duy trì tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn có một năm mới làm việc hiệu quả, năng suất hơn.

TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?
TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?

5795 Lượt xem

Ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm được rất nhiều gia đình và cá nhân thực hiện theo. Vậy ngoài việc thực hiện chế độ ăn chay trong các bữa ăn hằng ngày, việc ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm còn có ý nghĩa gì?

4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ

945 Lượt xem

Xông đất hay còn gọi là xông nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cha ông chúng ta quan niệm rằng nếu đầu năm mà mọi việc đều thuận lợi suôn sẻ thì cả năm đó sẽ được may mắn và thành công trong mọi chuyện.

MÂM CÚNG TẤT NIÊN 30 TẾT GỒM NHỮNG GÌ?
MÂM CÚNG TẤT NIÊN 30 TẾT GỒM NHỮNG GÌ?

1086 Lượt xem

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối năm theo lịch Âm. Mâm cúng tất niên gồm những gì?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng