NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
Ngày 23 tháng Chạp nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công, ông Táo. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ này là gì?
Ngày 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng Chạp – cúng ông Công ông Táo được coi là điểm mốc để tổng kết một năm cũ và bắt đầu đón Tết Nguyên Đán. Do đó, đến gần ngày này, tất cả các chợ đều bày bán cá chép và vàng mã cúng tiễn ông Táo.
Thượng toạ trụ trì chùa Giác Ngộ cho hay, tục cúng ông Công ông Táo ở nước ta có nhiều thay đổi trên cả 3 miền.
Ảnh: Internet
Ở miền Bắc, khoảng sau 17 tháng Chạp nhiều người đã bắt đầu cúng ông Táo và kết thúc bằng ngày 23 tháng Chạp. Ngày cúng tiễn ông Táo về trời luôn gắn liền với việc thả cá chép bởi người miền Bắc quan niệm con cá chép có sức mạnh, hoá rồng vượt vũ môn bay về trời và đó là cách nhanh nhất giúp ông táo xuất hiện trên bàn thờ để thông báo các việc diễn ra trong nhà suốt 1 năm.
Trong khi đó, ở miền Trung các gia đình cúng ông Táo với con trâu khoẻ có dây buộc và yên cương vững chãi cho ông Táo phi về trời.
Miền Nam cũng cúng ông Táo theo bộ ba. Thường thấy nhất ba chiếc nón, trong đó nón bên trái, bên phải có 2 hia tượng trưng cho 2 ông và nón giữa không có hia tượng trưng cho 1 bà. Mâm cúng ông Táo của người miền Nam luôn có con gà đang tập gáy.
Nguồn gốc ngày 23 tháng Chạp
Câu chuyện về sự tích ông Công ông Táo được truyền miệng với nhau rằng, xưa kia có vợ chồng Trọng Cao – Thị Nhi sống với nhau lâu năm nhưng không sinh ra con. Người xưa chưa rành về y học nên tin vào việc vợ chồng không sinh ra con là vì người vợ là "gái độc".
Càng mong mỏi có con, Thị Nhi càng cảm thấy oan ức. Dần về sau, cuộc sống hai vợ chồng nảy sinh những mâu thuẫn, ban đầu là những lời cãi vã, nhưng sau đó mâu thuẫn đến đỉnh điểm, Trọng Cao đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ nên Thị Nhi đau đớn bỏ nhà ra đi.
Thị Nhi ra đi với mong muốn chồng có cảm giác hối hận rồi đi tìm mình về. Nhưng mãi vài hôm sau Trọng Cao mới bắt đầu đi tìm vợ. Ngày này qua tháng khác, Thị Nhi cũng lưu lạc rồi gặp Phạm Lang và nên duyên vợ chồng. Một thời gian lang bạt tìm vợ, Trọng Cao như một người ăn xin nay đây mai đó.
Tình cờ một ngày, Trọng Cao đến xin đúng nhà của Thị Nhi. Gặp lại nhau, cả hai rơm rớm nước mắt, Thị Nhi thấy bản thân có lỗi vì chuyện không có gì cũng bỏ nhà đi, lấy người khác làm chồng nên xin Trọng Cao tha thứ. Trọng Cao gặp vợ cũng mong vợ bỏ qua lỗi lầm, hai người ôm nhau say đắm thì Phạm Lang về.
Thị Nhi hoảng loạn xúi chồng cũ chui vào đống rơm trốn tạm, vì đi nhiều ngày không ăn không uống nên Trọng Cao vào trốn thì ngủ say. Phạm Lang về đến nhà được hàng xóm yêu cầu bán tro, ông bèn đốt đống rơm để lấy tro bán.
Lúc này, do ngủ say nên Trọng Cao chết cháy. Nhìn đống rơm cháy phừng phực, Thị Nhi cảm mình có sống cũng không còn ý nghĩa nên lao vào đống rơm chết theo, Phạm Lang nghỉ không hiểu chuyện gì, cũng nghĩ chỉ còn lại một mình thì không thiết tha sống nên ông cũng nhảy vào đống rơm cùng chết.
Ảnh: Internet
Thương tình 3 người sống có nghĩa có tình nên Ngọc Hoàng phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng để đưa tiễn Táo Quân lên chầu trời. Đây là khi Táo quân lên trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình.
Ý nghĩa ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng của người Việt, Táo quân không những là vị thần cai quản các công việc của gia chủ mà còn là vị thần ngăn chặn sự xâm nhập của tà ma và bảo vệ bình an cho gia đình.
Vì vậy, tục cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp mang ý nghĩa cầu cho sự sung túc và no đủ, sau nữa mới là ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc nấu nướng.
Vào dịp tết, người dân làm mâm cỗ nhằm tỏ lòng tôn kính với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người người, nhà nhà quay lại sum họp, đoàn tụ sau một năm làm việc mệt mỏi.
Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp
Lễ vật cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp truyền thống gồm có: mũ ông Công gồm hai mũ Táo ông và một mũ Táo bà. Mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Với các gia đình cúng ngày 23 tháng Chạp chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.
Đơn giản hơn nữa có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay theo trường phái trí tuệ. Theo đó, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống. Những người theo trường phái này không dâng cúng và đốt mũ, tiền vàng và cá chép giấy. Khi thắp hương xong, gia chủ sẽ mang cá thả ra sông.
Ảnh: Internet
Ngoài ra, mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Cũng cách chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo khác, gồm có: Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa; một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ, một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
Nguồn tài liệu:
Báo Lao Động
Báo Thanh Niên
Báo Tiền Phong
Xem thêm