MÂM CÚNG TẤT NIÊN 30 TẾT GỒM NHỮNG GÌ?

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối năm theo lịch Âm. Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Tất niên là gì? Cúng tất niên là gì?

“Tất” có nghĩa là xong, là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là bắt đầu chuẩn bị bước sang năm mới và kết thúc một năm cũ. Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối năm theo lịch Âm. Thường sẽ là vào ngày 30 tháng Chạp nếu năm đủ, 29 tháng Chạp nếu năm thiếu.

Để cúng Tất niên, người ta thường làm 2 mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng trời, đất, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà. Tùy theo truyền thống tín ngưỡng của từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp.

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết,

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết (Ảnh minh họa: Pexels)

Cúng tất niên có ý nghĩa như thế nào?

Đối với người phương Đông, nhất là Việt Nam, Trung Hoa, kể cả một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa người Trung Hoa cổ đại như Nhật Bản, Triều Tiên, người ta xem ngày chuyển giao năm cũ và năm mới rất quan trọng. Lễ cúng Tất niên nhằm ghi nhận lại sự kết thúc của một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới sang.

Lễ cúng tất niên còn là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp, ngồi lại với nhau sau một năm làm việc vất vả. Các con cháu tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cảm tạ trời đất.

Ngoài ra, Tất niên là dịp người dân soát xét tất cả hoạt động gọi là công nợ trong năm, nợ nần ai thì bằng mọi cách trả cho xong trước ngày 30 Tết. Người ta tránh không để nợ nần kéo dài sang năm mới.

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Lễ cúng Tất niên gồm những lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân trời, đất, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.

Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).

Hương và đèn là hai lễ vật rất quan trọng và không thể thiếu trong cúng tất niên. Hương và đèn là những lễ vật đại diện cho sự tinh tú và là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và cõi dương. Các gia đình thường chuẩn bị hai cây đèn đặt hai bên bàn thờ để biểu tượng cho mặt trời và mặt trăng. Bạn cũng có thể thay thế đèn bằng nến cũng được.

Mâm ngũ quả cũng là một lễ vật quan trọng khi cúng tất niên vào ngày Tết. Khi làm mâm ngũ quả, bạn nên chọn hoa quả tươi, màu sắc bắt mắt, không bị dập nát hay thối. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng hoa quả nhựa để đặt lên mâm cúng tất niên, như vậy sẽ làm giảm đi ý nghĩa của mâm cúng tất niên, đồng thời còn “phạm thượng” tới ông bà tổ tiên nữa, nên các bạn lưu ý điều này nhé.

Bên cạnh đó, bạn không nên để mâm ngũ quả ở chính giữa bàn thờ. Bởi vì, theo quan niệm của ông bà ngày xưa thì mâm ngũ quả đặt ở giữa bàn thờ sẽ che đi trục linh khí chính từ bát hương. Vì vậy, bạn nên để mâm ngũ quả ở bên cạnh bàn thờ (bên trái hoặc phải đều được). Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng hoa giả để cúng gia tiên mà hãy chuẩn bị những bó hoa tươi và đẹp mắt nhé.

Cúng Tất niên có mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn) tùy vào truyền thống gia đình

Cúng Tất niên có mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn) tùy vào truyền thống gia đình (Ảnh minh họa: Pexels)

Mâm cơm cúng tất niên các miền

Ngày nay, mâm cơm cúng tất niên đã đơn giản hơn rất nhiều, có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của gia chủ. Ở Việt Nam, mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền thường khác nhau, mang đậm nét đặc trưng văn hóa, phong tục ở khu vực đó.

Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…

Mâm cơm cúng tất niên miền Trung

Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.

Mâm cơm cúng tất niên miền Nam

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa).

Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

Nguồn: luathoangphi



Tin tức liên quan

GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH
GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH

674 Lượt xem

Món quà ngày Tết luôn làm cho mọi người phải suy nghĩ và cân nhắc. Những món quà gửi tặng gia đình, người thân, bạn bè trong dịp Tết đã trở thành nét văn hóa. Bạn đã dự định tặng quà trong dịp Tết này cho gia đình, bạn bè, người thân như thế nào rồi? Hãy tham khảo một vài gợi ý của Phúc Tường nhé!
CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

4712 Lượt xem

Chợ Tết Việt Nam là một nét đẹp văn hóa mỗi khi đến Tết Nguyên Đán. Phiên chợ Tết phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho những ngày Xuân về. Chợ Tết được tổ chức ở nhiều nơi, từ thành phố lớn nên những đô thị, nông thôn. Vậy chợ Tết Việt Nam ngày nay và ngày xưa có gì khác nhau hay không?
KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĂN MỪNG TẾT TRUNG THU CỦA NHỮNG NƯỚC CHÂU Á
KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG CÁCH ĂN MỪNG TẾT TRUNG THU CỦA NHỮNG NƯỚC CHÂU Á

2861 Lượt xem

Tết Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch) là một trong những lễ hội lớn diễn ra thường niên ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản,... Đây là dịp để gia đình đoàn viên cũng như tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí. Tuy nhiên ở mỗi đất nước lại có phong tục ăn mừng Tết Trung Thu khác nhau đấy. Cùng dạo một vòng châu Á xem ý nghĩa của ngày này và người dân chuẩn bị gì, ăn gì trong “lễ hội trăng tròn” nhé!
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ

562 Lượt xem

Xông đất hay còn gọi là xông nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cha ông chúng ta quan niệm rằng nếu đầu năm mà mọi việc đều thuận lợi suôn sẻ thì cả năm đó sẽ được may mắn và thành công trong mọi chuyện.
MÙNG 4 TẾT LÀ NGÀY TỐT HAY XẤU?
MÙNG 4 TẾT LÀ NGÀY TỐT HAY XẤU?

1842 Lượt xem

Vào mỗi năm, các mùng ngày Tết luôn khiến mọi người băn khoăn rằng đó là ngày tốt hay xấu, nên làm gì và tránh điều nào. Đặc biệt mọi người đều khá lo lắng về mùng 4, vì đó là thời điểm vừa hết 3 ngày xuân đặc biệt nhất trong năm. Vậy mùng 4 Tết 2023 có phải là ngày tốt không?
TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5/5 LÀ NGÀY GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5/5 LÀ NGÀY GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

16166 Lượt xem

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sắp đến rồi, một ngày lễ quan trọng diễn ra 5/5 âm lịch ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là ngày lễ truyền thống đơn thuần, dịp Tết này còn mang trong mình nhiều câu chuyện và ý nghĩa rất hay, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
GỢI Ý NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/09/2022
GỢI Ý NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/09/2022

728 Lượt xem

Cận dịp nghỉ Lễ Quốc Khánh như thế này thì việc bạn chọn địa điểm vui chơi hay việc đặt phòng có còn kịp nữa hay không? Nếu không thì dưới đây sẽ mách bạn những điểm du lịch cho Lễ Quốc Khánh năm nay nhé!
MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP
MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP

4608 Lượt xem

Mâm cúng Ông Công Ông Táo: Đúng vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ.
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

825 Lượt xem

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm đã trở thành ngày “tôn sư trọng đạo” để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự nghiệp trồng người của ngành nhà giáo thông qua những lời chúc, những bó hoa, những món quà ý nghĩa gửi đến các thầy cô. 
NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

714 Lượt xem

Ngày 23 tháng Chạp nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công, ông Táo. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ này là gì?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng