MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP

Mâm cúng Ông Công Ông Táo: Đúng vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ.

Những ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.

Mâm cúng ông Công ông Táo có những gì?
Trong ngày cúng ông Công ông Táo, người dân cả nước đều có làm một mâm cúng ông Công ông Táo về trời. Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống ở miền Bắc bao gồm rất nhiều món. Trong đó, có các món cơ bản như: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Mâm cúng ông Công ông Táo có những gì?

Với những gia đình có trẻ em, người dân còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng thượng đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Trong khi đó, tại miền Nam, tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính theo từng miền, các gia đình tại miền Nam có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu canh… hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Mâm cúng Ông Công Ông Táo ở Miền Bắc
Ngày nay, ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.
Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời.
Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.
Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Mâm cúng Ông Công Ông Táo ở Miền  Nam
Miền Nam do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên đồ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ.
Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Cúng ông Công ông Táo giờ nào?
Ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Kỷ Mùi nên cúng vào những giờ sau sẽ mang lại nhiều tốt lành cho gia chủ.
Theo các chuyên gia phong thủy, ngày 23 tháng Chạp năm nay, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h.
Từ 5-7h sáng ngày 23 là giờ Mão - giờ Đại An.
Cúng Táo quân vào giờ này ngụ ý nhờ Táo quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ. 
9-11h ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, chuyên gia phong thủy còn khuyên mọi người cần phải làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo giờ nào

Lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời
Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.
Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.
1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".
2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".
3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".

Lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời

Do vậy gia chủ có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.
Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.
Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.

Dưới đây là cách chuẩn bị nghi lễ một cách đầy đủ nhất:
Lễ vật gồm có:
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.
- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
- 9 cây cây nến đỏ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.
- Thắp 9 nén nhang.
- Quỳ xuống lễ 9 lễ.
Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Nghi lễ cúng ông Táo

Nghi lễ
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.
* Lưu ý:
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.

Giảm giá mua hàng dịp Tết 2023

Ưu đãi giảm giá khi mua hàng tại phuctuong.com dịp Tết 2023:

  • Nhập mã FREESHIP để được miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000đ
  • Nhập mã DPPT599 để được giảm giá 35.000đ cho đơn hàng từ 599.000đ
  • Nhập mã DPPT799 để được giảm giá 40.000đ cho đơn hàng từ 799.000đ
  • Nhập mã DPPT999 để được giảm giá 50.000đ cho đơn hàng từ 999.000đ

Nguồn: Báo Thể thao và Văn hoá



Tin tức liên quan

Ý NGHĨA CÁC MÙNG TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
Ý NGHĨA CÁC MÙNG TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

1895 Lượt xem

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt. Mỗi ngày Tết Nguyên Đán đều có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt của từng ngày Tết trong tâm thức người Việt nhé!
MÙNG 4 TẾT LÀ NGÀY TỐT HAY XẤU?
MÙNG 4 TẾT LÀ NGÀY TỐT HAY XẤU?

1842 Lượt xem

Vào mỗi năm, các mùng ngày Tết luôn khiến mọi người băn khoăn rằng đó là ngày tốt hay xấu, nên làm gì và tránh điều nào. Đặc biệt mọi người đều khá lo lắng về mùng 4, vì đó là thời điểm vừa hết 3 ngày xuân đặc biệt nhất trong năm. Vậy mùng 4 Tết 2023 có phải là ngày tốt không?
TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ?
TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

633 Lượt xem

Theo truyền thống hàng năm, tết Nguyên Đán được bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày mùng 7 tháng Giêng. Trong quãng thời gian này có khá nhiều hoạt động để chào mừng như: múa lân – sư – rồng, bắn pháo, chợ hoa xuân, gói bánh chưng bánh tét, làm mứt, không khí sôi nổi cùng với các khúc nhạc Xuân rộn ràng toả rộng khắp mọi miền tổ quốc.
SARS-COV-2 ĐỘT BIẾN TẠO BIẾN THỂ RA SAO?
SARS-COV-2 ĐỘT BIẾN TẠO BIẾN THỂ RA SAO?

767 Lượt xem

Khi một loại virus nhiễm vào vật chủ, nó sẽ tạo ra các bản sao mới của chính mình, bắt đầu bằng việc nhân đôi bộ gene. Nhưng có thể trong quá trình này, các bản sao xảy ra lỗi và chúng được gọi là đột biến.
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ

562 Lượt xem

Xông đất hay còn gọi là xông nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cha ông chúng ta quan niệm rằng nếu đầu năm mà mọi việc đều thuận lợi suôn sẻ thì cả năm đó sẽ được may mắn và thành công trong mọi chuyện.
LỜI CHÚC 20/11 HAY, Ý NGHĨA
LỜI CHÚC 20/11 HAY, Ý NGHĨA

958 Lượt xem

Lời chúc 20/11 vừa hay, vừa ý nghĩa, pha một ít sự biết ơn của các lớp học trò sẽ tạo thêm động lực, niềm vui, sự thư giãn trong những lời chúc thú vị của bạn. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để có thêm ý tưởng cho những lời chúc 20/11 ý nghĩa gửi đến thầy cô nhân ngày “tôn sư trọng đạo”. 
GỢI Ý NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/09/2022
GỢI Ý NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/09/2022

729 Lượt xem

Cận dịp nghỉ Lễ Quốc Khánh như thế này thì việc bạn chọn địa điểm vui chơi hay việc đặt phòng có còn kịp nữa hay không? Nếu không thì dưới đây sẽ mách bạn những điểm du lịch cho Lễ Quốc Khánh năm nay nhé!
VÌ SAO CÓ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10?
VÌ SAO CÓ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10?

766 Lượt xem

Ngày Phụ Nữ Việt Nam hàng năm được chọn là ngày 20/10, nên thường được gọi vắn tắt là Ngày 20/10. Vậy tại sao lại có ngày Phụ Nữ Việt Nam, và vào ngày này chúng ta nên làm những gì hãy tham khảo thêm trong bài viết này.
BƯỚC SANG NĂM MỚI, MÙNG 3 TẾT THẦY
BƯỚC SANG NĂM MỚI, "MÙNG 3 TẾT THẦY"

558 Lượt xem

Việt Nam ta có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Mùng 3 Tết thầy là nét đẹp về truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta, vì sao có phong tục này? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu nhé
MÂM CÚNG TẤT NIÊN 30 TẾT GỒM NHỮNG GÌ?
MÂM CÚNG TẤT NIÊN 30 TẾT GỒM NHỮNG GÌ?

545 Lượt xem

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối năm theo lịch Âm. Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng