MÂM CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM CÓ GÌ

Đối với các công ty, doanh nghiệp hay cá nhân có các hoạt động kinh doanh, buôn bán thì việc cúng khai trương đầu năm sẽ chẳng còn quá xa lạ. Lễ cúng này thể hiện mong muốn của chủ doanh nghiệp, nhà hàng... có được một khởi đầu thuận lợi, may mắn, làm ăn phát đạt. Vậy cách cúng khai trương đầu năm được thực hiện như thế nào?

Lễ cúng khai trương đầu năm có ý nghĩa gì?

Người Việt ta có câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" với hàm ý muốn nói rằng dù con người có giỏi tính toán thì kết quả thành hay bại cũng một phần do ý trời định đoạt. Thêm nữa là quan niệm "Đầu xuôi, đuôi lọt" nên dân kinh doanh, buôn bán thường duy trì lễ cúng đầu mỗi năm mới (tính theo lịch Âm).

Lễ cúng khai trương đầu năm này được họ rất coi trọng và chuẩn bị rất cẩn thận. Họ cho rằng nhờ lễ cúng này mà công việc làm ăn, buôn bán hay các giao dịch trong năm của họ sẽ được diễn ra xuôi chèo, mát mái hơn, may mắn và thành công hơn.

Cứ bắt đầu bước sang một năm mới, chủ của các doanh nghiệp, cửa hàng, công ty... lại chọn một ngày đẹp để thực hiện lễ cúng khai trương coi như là ngày mở hàng của năm mới đó. Nghi lễ này được thể hiện cho một chu kỳ làm ăn mới với mong muốn mọi phiền muộn, đen đủi của năm cũ sẽ qua đi và bắt đầu một năm mới tốt lành hơn, suôn sẻ hơn.

Cách cúng khai trương đầu năm chuẩn

Chọn ngày, giờ đẹp cho lễ cúng khai trương đầu năm

Chọn ngày đẹp khai trương, giờ đẹp cúng khai trương là một trong những việc làm quan trọng để tiến hành lễ cúng khai trương đầu năm. Thông thường, ngày được chọn sẽ là một ngày tốt theo lịch vạn niên, đồng thời phải hợp tuổi của người đứng đầu công ty, doanh nghiệp hay nhà hàng.

Nhưng thông thường, những ngày khai trương đầu năm này sẽ ưu tiên những ngày chẵn như mùng 2, mùng 4, mùng 6... tháng giêng Âm lịch bởi số chẵn thường biểu hiện cho sự đủ đầy, tài lộc.

Mâm cúng khai trương đầu năm gồm những gì?

Đồ cúng khai trương đầu năm cũng là một trong những phần rất quan trọng mà bạn cần chú ý để buổi lễ được diễn ra tốt đẹp.

Tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp, cửa hàng mà mâm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau nhưng thông thường, mâm cúng khai trương đầu năm sẽ bao gồm các lễ vật cơ bản như sau:

  • 1 lọ hoa đồng tiền để thể hiện cho sự may mắn về tiền bạc.
  • 1 mâm trái cây gồm 5 quả tùy theo phong tục của từng địa phương.
  • 3 đĩa xôi (hoặc bánh chưng).
  • 3 chén chè.
  • 3 chén nước.
  • 2 cây đèn cầy.
  • Vàng bạc (hàng mã), tiền xâu chuỗi...
  • 3 nén nhang.
  • Trầu cau.
  • Bánh kẹo, mứt Tết.
  • Rượu trắng.
  • Thuốc lá, trà.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 con gà luộc (hoặc khoanh giò, đầu heo, thịt heo quay tùy theo quan niệm của từng địa phương và quy mô của từng doanh nghiệp).

Mâm cúng khai trương đầu năm

Mâm cúng khai trương đầu năm (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Cúng khai trương đầu năm diễn ra như thế nào?

Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chọn được ngày lành, giờ tốt và có được bài cúng mở hàng đầu năm thì bạn có thể tiến hành lễ cúng theo các bước sau đây:

Trước tiên, bạn bày lễ vật lên ban thờ hoặc nếu không có ban thờ thì bạn chuẩn bị 1 chiếc bàn sạch và bày mâm lễ lên trên rồi đặt ở vị trí trang trọng nhất trong công ty, doanh nghiệp...

Tiếp đến, khi tới giờ đẹp, bạn châm đèn cầy và 3 nén nhang rồi khấn 3 vái, cắm hương và bắt đầu đọc bài văn khấn mở hàng đầu năm. Lưu ý, nên đọc to, rõ ràng.

Sau khi hết tuần nhang (hoặc có nhiều nơi quan niệm là hết 2/3 nén nhang) thì bạn vái tạ thần linh 3 vái rồi lấy đồ vàng mã đi hóa để kết thúc lễ cúng khai trương đầu năm.

Cuối cùng, nếu đã chọn được người mua hàng hợp tuổi thì bạn có thể bán mở hàng cho họ hoặc nếu không phải là các doanh nghiệp buôn bán thì bạn có thể vận hành máy móc... để coi như bắt đầu một năm làm ăn mới.

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng khai trương đầu năm

Nếu không có ban thờ thì mâm lễ cúng khai trương nên được đặt ở ngoài sân hoặc trước cửa chính của công ty. Hướng đặt như thế nào còn tùy thuộc vào tuổi của chủ doanh nghiệp, cửa hàng...

Trước khi tiến hành lễ cúng khai trương đầu năm, bạn nên liệt kê danh sách các món đồ lễ cần mua để tránh thiếu sót.

Ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi thực hiện lễ cúng.

Nên viết (hoặc in) bài văn cúng ra giấy, sau khi cúng xong thì hóa luôn tờ giấy này cùng với vàng mã.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách cúng khai trương đầu năm. Hi vọng rằng bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho lễ cúng này để mang về may mắn, suôn sẻ và có được một sự khởi đầu tốt lành cho năm mới. Chúc bạn thành công!

Nguồn: meta.vn


Tin tức liên quan

NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

897 Lượt xem

Ngày 23 tháng Chạp nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công, ông Táo. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ này là gì?

VÒNG QUANH THẾ GIỚI TẠI NHÀ CÙNG DU LỊCH TRỰC TUYẾN
VÒNG QUANH THẾ GIỚI TẠI NHÀ CÙNG DU LỊCH TRỰC TUYẾN

925 Lượt xem

Mùa dịch phải ngồi nhà, buồn chán lục lại những tấm hình ngày trước và bạn “thèm thuồng” cái cảm giác khi đôi chân còn có thể bay nhảy khắp mọi phương trời. Hãy cùng trải nghiệm cảm giác đó lại cùng loại hình du lịch sắp được bật mí sau đây, rằng chỉ với mỗi chiếc điện thoại, bạn sẽ được “vi vu” đến tận bên kia của nửa vòng Trái đất.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

1298 Lượt xem

Mâm ngũ quả ngày Tết trở thành nét đặc trưng trong văn hóa những ngày Tết của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa và gửi gắm ước nguyện của gia đình. 

PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

559 Lượt xem

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.

TẾT CHỈ Ở NHÀ THÌ LÀM SAO?
TẾT CHỈ Ở NHÀ THÌ LÀM SAO?

792 Lượt xem

Tết chỉ ở nhà có thường diễn ra trong dịp Tết của bạn không? Mọi người thường quen với không khí nhộp nhịp, vui chơi ở nhà họ hàng, người thân, bạn bè. Tết đến là những cuộc vui không ngừng nghỉ. Vậy nếu như Tết Nguyên Đán 2023 bạn chỉ ở nhà, thì phải làm sao? 

TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?
TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?

3296 Lượt xem

Ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm được rất nhiều gia đình và cá nhân thực hiện theo. Vậy ngoài việc thực hiện chế độ ăn chay trong các bữa ăn hằng ngày, việc ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm còn có ý nghĩa gì?

NĂM 2023 BẠN NÊN KHAI TRƯƠNG VÀO NGÀY NÀO?
NĂM 2023 BẠN NÊN KHAI TRƯƠNG VÀO NGÀY NÀO?

605 Lượt xem

Với quan niệm cú những người làm kinh doanh, thì việc khai trương đầu năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khai trương đầu năm vào tốt hợp phong thủy sẽ đem đến nhiều may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn hay người thân có cơ sở kinh doanh, thì cùng Phúc Tường tham khảo ngày nào thích hợp để khai trương nhé.

SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?
SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?

646 Lượt xem

Mỗi năm một lần, con cháu lại trở về sum vầy bên ông bà cha mẹ. Trẻ em vui vẻ chúc Tết ông bà và nhận những phong bao lì xì đầu năm mới. Vậy bạn có biết phong tục này có sự tích và ý nghĩa đặc biệt gì không?

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

665 Lượt xem

Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ gia đình được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

5270 Lượt xem

Chợ Tết Việt Nam là một nét đẹp văn hóa mỗi khi đến Tết Nguyên Đán. Phiên chợ Tết phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho những ngày Xuân về. Chợ Tết được tổ chức ở nhiều nơi, từ thành phố lớn nên những đô thị, nông thôn. Vậy chợ Tết Việt Nam ngày nay và ngày xưa có gì khác nhau hay không?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng