CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Chợ Tết Việt Nam là một nét đẹp văn hóa mỗi khi đến Tết Nguyên Đán. Phiên chợ Tết phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho những ngày Xuân về. Chợ Tết được tổ chức ở nhiều nơi, từ thành phố lớn nên những đô thị, nông thôn. Vậy chợ Tết Việt Nam ngày nay và ngày xưa có gì khác nhau hay không?

Chợ Tết Việt Nam

Chợ Tết là các phiên chợ mở vào ngày Tết (trước tết khoảng 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp) để đáp ứng những nhu cầu mua bán và chuẩn bị cho cái Tết. Chợ Tết Việt Nam được mở ra nhiều nơi từ khu vực thành thị cho tới vùng đồng bằng, đến những vùng rừng núi, vùng cao cho đến ở Hải ngoại. 

Một trong các phong tục mừng Xuân của người Việt Nam là đi chợ Tết nhằm cầu duyên, cầu tài lộc và mua may bán đắt. Chợ Tết Việt Nam xưa mang nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

Hình ảnh hoạt động của người dân tại Chợ Tết

Hình ảnh hoạt động của người dân tại Chợ Tết  (Ảnh: Internet)

Chợ Tết Việt Nam bán nhiều mặt hàng, tuy nhiên nhiều nhất là những mặt hàng chuẩn bị đón tết cổ truyền, từ lá dong, nếp để gói bánh chưng, trái cây trên mâm ngũ quả ngày Tết để cúng gia tiên,...

Người Việt có câu mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người nên chợ Tết Việt Nam được mở vào đầu năm là mồng ba tết (ngày 3 tháng 1 âm lịch). Chợ Tết cũng nhằm đáp ứng một vài nhu cầu mua sắm, cúng lễ như hoa tết, các loại quả, đặc biệt là dưa và những loại trái có ý nghĩa mang lại may mắn như mãn cầu, dừa, đu đủ, xoài,...

Nét đẹp văn hóa chợ Tết Việt Nam

Người dân Việt Nam thưởng thức không khí Tết với nhiều thú vui khác nhau, vô cùng phong phú. Vậy nên cụm từ "ăn Tết" bao hàm nhiều ý nghĩa: đón Tết, vui Tết, chơi Tết, lì xì Tết,...

Trong không khí háo hức chuẩn bị đón một cái Tết thật sự đầy đủ cả vật chất và tinh thần, có một thú vui mà dường như bất kỳ ai, từ già đến trẻ đều yêu thích: đi chơi Tết.
Chợ Tết Việt Nam là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui hơn, nhộn nhịp hơn và cũng vội vàng hơn bởi ai ai cũng tất bật trang trí nhà cửa, cúng lễ tổ tiên, hoàn thiện các công việc cuối cùng trước khi bước vào năm mới.

Mọi người đi chợ Tết không chỉ vì mua bán mà để vui chơi, để hòa vào không khí Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết là phong tục để khơi dậy không khí ngày lễ hội. 
Chợ Tết được tổ chức ở các khu đất trống hoặc có chợ được lập ngay nơi chợ thường ngày. Không khí Tết thấm đượm thực sự vào những ngày này với hình ảnh người mua hàng trĩu giỏ.

Người kinh doanh hầu hết sẽ nghỉ chơi trong những ngày Tết nên người mua nảy sinh tâm lý mua tích trữ và nhà nhà đổ xô đi mua sắm cho mấy ngày Tết này dù giàu hay nghèo, cao sang hay khốn khó cũng điều cố có được một cái tết tốt nhất trong khả năng của mình.

Chợ Tết Việt Nam xưa

Xưa, để sắm sửa đồ Tết, người ta phải chắt chiu, tiết kiệm cả một năm trời. Phiên chợ Tết chỉ diễn ra vào khoảng 25 đến 30 tháng Chạp, nhưng từ 23 tháng Chạp tiễn ông Táo là các bà, các mẹ đã tất bật quét dọn bàn thờ, nhà cửa rồi mua sắm đồ dùng, vật dụng. Với bọn trẻ con, niềm vui lớn nhất của những ngày cận Tết là sẽ được theo chân bố đi chợ hoa để mua hoa, mua đào về trưng Tết.

Đi chợ Tết Việt Nam ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua miến, mua giò đem về làm bánh chưng. Ngoài ra, người Việt không quên đến cổng chợ xin cho vài chữ để thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong gia đình với mong muốn con cháu sau này được mạnh khoẻ, làm ăn phát tài. Chữ được dùng trong thờ chủ yếu là chữ Tâm, Phúc, Đức,...

Chợ Tết Việt Nam ngay xưa

Chợ Tết Việt Nam ngay xưa (Ảnh: Internet)

Trong cuốn "Thương nhớ mười hai" của nhà văn Vũ Bằng có mô tả một cảnh chợ Tết xưa bằng những dòng văn sinh động: “Đất thì lầy lội, người thì đông, chen chúc xô đẩy ồn ào, mình mệt đứt hơi mà cứ phải đi theo xách làn mây lẽo đẽo, lắm lúc muốn thở hắt ra đi về. Nhưng nghĩ thế mà thôi, chứ chợ Tết có một sức hấp dẫn kỳ lạ, muốn về nhưng lại cứ muốn đi, để xem thiên hạ mua bán, để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, để đi xem... chợ Tết”.

Chợ Tết Việt Nam nay

Chợ Tết ngày nay vẫn là chợ Tết ngày xưa. Cũng đông vui và tấp nập người. Nhưng cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ Tết ngày nay phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn trước.

Chợ Tết ngày nay vẫn thoả mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng lãm, mua đồ chưng Tết, để cúng lễ như hoa kiểng, các loại quả, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái cây có ý nghĩa mang đến may mắn. 

Một số loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt ngay trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, vì vậy đi chợ Tết đêm là một trong nhiều cái thú đặc biệt.

Chợ ngày Tết Việt Nam ngày nay bày bán nhiều loại quà biếu Tết. Những loại quà Tết cũng khá đa dạng, từ giỏ quà Tết, hộp quà Tết đến túi quà Tết, mỗi một loại đều có nhiều kiểu đóng gói, đa dạng chủng loại mặt hàng và mức giá khác nhau. Nhưng những món được lựa chọn làm món quà biếu Tết chủ yếu là trà, rượu, bánh kẹo, mứt hay hạt dưa, hoa quả,...

Chợ Tết ngày nay không chỉ gói gọn trong những ngôi chợ hay một vài nơi cố định mà đã lan toả đến mọi ngõ ngách của đời sống bởi sự bùng nổ của công nghệ cùng nhiều loại hình dịch vụ. 

Việc mua sắm Tết cũng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, chỉ một tiếng ra chợ hoặc đi siêu thị là có đầy đủ cả một cái Tết. Gần như tất cả đã được chuẩn bị sẵn sàng nên người tiêu dùng không phải quá chật vật sắm Tết như xưa.

Người dân mua sắm tết ở ở tết trong các khu trung tâm thương mại

Người dân mua sắm tết ở ở tết trong các khu trung tâm thương mại (Ảnh: Internet)

Mọi mặt hàng dùng Tết từ quần áo đến những thứ hoa quả, thực phẩm đóng hộp, giò chả, bánh chưng làm sẵn hay các món ăn truyền thống như măng miến, nấm hương, mộc nhĩ. .. đã được bày bán ở khắp các chợ từ thành thị đến thôn quê trước cả tháng trời. Sự thuận tiện đó giúp cho người mua không phải lo nghĩ gì, cứ chờ đến 27, 28 Tết dạo chợ một vòng đã có đủ cả ba ngày Tết.

Chợ Tết luôn là một phần của ngày Tết Việt Nam. Bởi thế, dù có thay đổi, có phát triển như thế nào, chợ Tết Việt Nam luôn mang lại cho mọi người không khí của xuân về. Vẫn mang ý nghĩa riêng trong mỗi con người Việt Nam.

Nguồn tài liệu: Wikipedia
VTC News



Tin tức liên quan

SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?
SỰ TÍCH KỲ ẢO VÀ Ý NGHĨA PHONG TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT. BẠN BIẾT CHƯA?

1012 Lượt xem

Mỗi năm một lần, con cháu lại trở về sum vầy bên ông bà cha mẹ. Trẻ em vui vẻ chúc Tết ông bà và nhận những phong bao lì xì đầu năm mới. Vậy bạn có biết phong tục này có sự tích và ý nghĩa đặc biệt gì không?

TOP 5 MÓN QUÀ Ý NGHĨA DÀNH TẶNG THẦY CÔ NGÀY 20/11
TOP 5 MÓN QUÀ Ý NGHĨA DÀNH TẶNG THẦY CÔ NGÀY 20/11

1167 Lượt xem

Bạn đang suy nghĩ và băn khoăn không biết trong dịp về trường nhân ngày 20/11 lần này sẽ gửi tặng món quà như thế nào đến thầy cô. Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 20/11 rồi, hãy tham khảo ngay top 5 món quà ý nghĩa dành tặng thầy cô ngày 20/11 để chọn được món quà phù hợp nhất nhé!

CA HÁT VÀ 10 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHÔNG NGỜ TỚI
CA HÁT VÀ 10 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHÔNG NGỜ TỚI

9217 Lượt xem

Chẳng ai có thể ngăn mình cất giọng khi giai điệu của một bài hát yêu thích vang lên. Cho dù có hát lệch tông đi nữa, bất kỳ ai cũng nhận thấy việc ca hát và đắm chìm vào khoảnh khắc ấy thực sự đem lại nhiều lợi ích tích cực. Thực tế, khoa học đã chứng minh, rằng việc ca hát dù là một mình hay cùng cả nhóm đều tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH
GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH

1231 Lượt xem

Món quà ngày Tết luôn làm cho mọi người phải suy nghĩ và cân nhắc. Những món quà gửi tặng gia đình, người thân, bạn bè trong dịp Tết đã trở thành nét văn hóa. Bạn đã dự định tặng quà trong dịp Tết này cho gia đình, bạn bè, người thân như thế nào rồi? Hãy tham khảo một vài gợi ý của Phúc Tường nhé!

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ GIÁNG SINH
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ GIÁNG SINH

1211 Lượt xem

Vốn dĩ là một ngày lễ của những người theo đạo Công giáo và phương Tây nhưng ngày nay đã được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới, vì vậy Giáng sinh không phải là một ngày lễ xa lạ với chúng ta. Vậy Giáng sinh diễn ra vào ngày nào, có nguồn gốc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về Giáng sinh nhé.

TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ?
TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

1157 Lượt xem

Theo truyền thống hàng năm, tết Nguyên Đán được bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày mùng 7 tháng Giêng. Trong quãng thời gian này có khá nhiều hoạt động để chào mừng như: múa lân – sư – rồng, bắn pháo, chợ hoa xuân, gói bánh chưng bánh tét, làm mứt, không khí sôi nổi cùng với các khúc nhạc Xuân rộn ràng toả rộng khắp mọi miền tổ quốc.

BẠN NÊN CHỌN HOA NÀO CHƯNG MÙA TẾT ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC CẢ NĂM
BẠN NÊN CHỌN HOA NÀO CHƯNG MÙA TẾT ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC CẢ NĂM

793 Lượt xem

Tết đến là dịp để muôn hoa khoe sắc thắm, người người nhà nhà cùng nhau trang trí những cành hoa sặc sỡ đón Tết với mong ước may mắn và bình an. Vậy bạn có biết Tết này, loài hoa nào sẽ đem lại phúc lộc cho ngôi nhà của mình không?

5 LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN TRONG NĂM MỚI
5 LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ HƠN TRONG NĂM MỚI

943 Lượt xem

Những lưu ý nhỏ như giữ nơi làm việc sạch sẽ, nghỉ trưa đều đặn hay duy trì tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn có một năm mới làm việc hiệu quả, năng suất hơn.

NHỮNG CÂU CHÚC TẾT HAY VÀ Ý NGHĨA
NHỮNG CÂU CHÚC TẾT HAY VÀ Ý NGHĨA

1447 Lượt xem

Xuân sang, năm mới, đừng ngại ngần trao nhau những lời chúc như món quà may mắn. Dù chỉ là câu đơn giản hay những lời hoa mỹ, bay bổng, câu chúc hay nhất vẫn luôn là lời nói xuất phát từ tấm lòng yêu thương và chân thành. Dưới đây là những câu chúc Tết hay, ý nghĩa bạn có thể dùng để gửi tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp... trong dịp đầu xuân năm mới.

TẾT ĐI ĐÂU, HAY VỀ QUÊ?
TẾT ĐI ĐÂU, HAY VỀ QUÊ?

1317 Lượt xem

Tết đi đâu? Tết năm nay mình sẽ làm gì nhỉ? Có lẽ đây sẽ là câu hỏi nghi vấn bản thân của chúng ta mỗi khi Tết đến. Không phải ai cũng có thể lên được kế hoạch Tết cho riêng mình. Chính vì thế mà cứ mỗi dịp xuân về, não chúng ta đều nhảy những câu hỏi ấy. Hãy cùng Phúc Tường suy nghĩ Tết đi đâu nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng