CÁC PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI ĐỘC ĐÁO VÒNG QUANH THẾ GIỚI

Thế giới đã trải qua 1 năm nữa đầy khó khăn cùng đại dịch COVID-19, đặc biệt với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron. Tuy nhiên, cuộc sống tươi đẹp vẫn tiếp diễn và chúng ta vẫn có thể đón năm mới, đảm bảo giãn cách, tiêm phòng đầy đủ (tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 nếu cần thiết). Đặc biệt, việc tìm hiểu về các phong tục đón năm mới trên thế giới sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt và thêm sắc màu mới lạ cho một khởi đầu đầy hy vọng.

Ecuador - Đốt hình nộm mừng năm mới

Có cách nào tốt hơn để đón mừng năm mới bằng cách thắp đuốc cho một hình nộm. Ít nhất đó là cách mà người dân ở Ecuador nghĩ vậy.

Và các hình nhân ở đây có thể là biểu tượng cho các nhân vật nổi tiếng, từ chính trị gia, ngôi sao nhạc pop cho đến nhiều thần tượng khác.

Thắp đuốc, đốt hình nộm vào năm mới ở Ecuador

Nguyên liệu để làm nên những hình nộm thường là rơm, mùn cưa, quần áo cũ, và giấy báo cũ. Người dân sẽ vui mừng châm đuốc để thắp sáng hình nộm.

Phong tục này được cho là đã bắt đầu từ thành phố Guayaquil vào cuối thế kỷ 19. Ngày đó xảy ra dịch bệnh sốt vàng da, người dân địa phương khi đó đã phải thiêu các quan tài cùng với quần áo của người đã khuất để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Phong tục này có lẽ là cách để xua tan những điều u ám trong năm cũ để đón chào một năm mới với những điều tốt đẹp hơn ở phía trước.

Đan Mạch – Đập vỡ bát đĩa cũ

Quăng vỡ những bát đĩa cũ mình đã xài ngay trước cửa nhà ai đó hẳn là một hành động khá tồi tệ. Dù vậy ở Đan Mạch, vào dịp năm mới, đây chính là truyền thống giúp đem lại vận may.

Hành động ném đồ sành sứ vào cửa nhà của bạn bè và hàng xóm của bạn vào đêm giao thừa có thể xem như là một cách để bỏ lại mọi hành vi gây hấn và ác ý trước khi năm mới bắt đầu. Và người ta nói rằng nếu lượng bát đĩa của bạn càng chất đầy, bạn sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm tới.

Đập vỡ đồ sành sứ ở Đan Mạch vào dịp giao thừa được xem là điều đem lại vận may

Scotland - Xông đất đầu năm

Phong tục qualtagh (xông đất) của người Scotland được cho là mang lại may mắn đến với gia chủ. Dấu chân đầu tiên của người bước vào nhà được coi là điềm lành. Vì vậy, nếu bạn là người xông nhà của gia chủ, bạn sẽ được nhận quà.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, vị khách xông nhà ở Scotland sẽ được nhận quà hoặc được chủ nhà thiết đãi bánh mỳ với muối và ly rượu

Trong vòng vài giờ đầu tiên của Năm Mới, người Scotland kỳ vọng có một người khách lạ tới gõ cửa nhà họ. Khách ghé thăm nhà, thường là một nam giới, sẽ nhận được các món quà nhỏ như đồng xu, bánh mỳ hay một ly rượu whisky.

Đặc biệt, nếu vị khách lạ có mái tóc tối màu, người Scotland cho rằng sẽ có một năm mới đầy ắp may mắn ở phía trước. Tuy nhiên, người Scotland lại kiêng kỵ đối với khách xông nhà có mái tóc màu vàng hoe. Họ cho rằng khách có tóc vàng sẽ không đem lại may mắn.

Thực ra, sự mê tín này xuất phát từ lịch sử cách đây hàng nghìn năm, một người khách gõ cửa nhà người Scotland có thể là một kẻ thù xâm lược người Viking.

Romania - Múa truyền thống hóa trang thành các loài vật

Nhiều truyền thống cổ xưa của người Romania vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Múa biểu trưng các loài vật mừng năm mới là một trong số đó.

Truyền thống này ra đời khoảng 1000 năm trước khi các lễ hội Thiên chúa giáo xuất hiện. Người dân thường sẽ áo lông thú và đeo mặt nạ gỗ khắc hình các loài vật khác nhau như dê, ngựa hay gấu.

Lễ hội hóa trang mừng năm mới của Romania

Rồi những nghệ sỹ hóa trang giống loài vật sẽ nhảy múa đi từ nhà này sang nhà khác. Sự hiện diện của họ nhằm để xua đuổi tà ma, mang lại một năm mới đầy may mắn cho thị trấn.

Nếu một vũ công hóa thân thành gấu xuất hiện trước cửa nhà bạn, điều đó sẽ đặc biệt may mắn. Theo tín ngưỡng dân gian của người Romania, gấu mang tới sức khỏe, giàu có và hạnh phúc tới cho gia đình bạn.

Bang Idaho, Mỹ - Lễ hội GlowTato

Không chỉ là truyền thống kỳ lạ của người dân New York, mà bang Idaho vốn nổi tiếng với khoai tây. Vì vậy mà nơi đây đón mừng năm mới bằng cách nâng và hạ xuống mô hình một củ khoai tây khổng lồ. Đây là cách để tôn vinh nông sản của địa phương.

https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/thumb_w/640/324455921873985536/2021/12/31/le-hoi-nang-ha-mo-hinh-khoai-tay-khong-lo-16409497420431416686627.jpg

Mô hình một củ khoai tây khổng lồ được nâng lên hạ xuống để mừng năm mới

https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/thumb_w/640/324455921873985536/2021/12/31/khoai-tay-khong-lo-16409494496971401904122.jpg

Lễ GlowTato để tôn vinh sản vật khoai tây của bang Idaho

Ở thị trấn Boise, bang Idaho, phong tục này sẽ dùng cần cẩu hoặc dây kéo để treo lên và hạ xuống mô hình 1 củ khoai tây khổng lồ nặng khoảng 180kg. Được gọi là GlowTato, mô hình được làm từ nhựa thông này do các nhà trồng khoai tây nổi tiếng của bang tạo nên.

Các nghệ sỹ địa phương sẽ gắng sức để nó trông giống hệt như một củ khoai tây thật khổng lồ.

Tây Ban Nha - 12 trái nho may mắn mừng năm mới

Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Mỹ Latin không nổi tiếng về khoai tây mà lại nổi tiếng về rượu vang. Giống như người dân thị trấn Boise, người Tây Ban Nha cũng tôn vinh sản vật địa phương để đón mừng năm mới.

https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/thumb_w/640/324455921873985536/2021/12/31/phong-tuc-don-nam-moitay-ban-nha-16409489193341343840098.jpg

Phong tục ăn 12 trái nho khi tiếng chuông đồng hồ điểm 12 tiếng vào đêm giao thừa ở Tây Ban Nha

Người Tây Ban Nha tin rằng, nếu bạn ăn 12 trái nho vào đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ mang lại may mắn.

Khi 12 tiếng chuông bắt đầu điểm vào đúng 12h đêm, bạn sẽ bắt đầu ăn từng trái nho một khi mỗi tiếng chuông điểm.

Đây cũng là một thử thách dành cho những người ăn nho vào lúc nửa đêm. Và cũng là cách để mang lại sự vui nhộn và tiếng cười cho mọi người trong cuộc thi ăn nho này vào thời khắc chuyển giao thiêng liêng.

Hy Lạp – Treo hành tây ngoài cửa

Đầu tiên, khoan hãy hiểu lầm hành động này có liên quan đến ma cà rồng. Bởi lẽ người Hy Lạp tin rằng hành tây chính là biểu tượng của sự tái sinh, nên việc treo loại rau củ có mùi hăng hắc trên cửa nhà sẽ thúc đẩy sự phát triển trong suốt năm mới. Văn hóa Hy Lạp từ lâu đã gắn kết loại thực phẩm này với ý tưởng về sự phát triển, khả năng sinh sản và tăng trưởng.

Treo hành tây trước cửa nhà là phong tục truyền thống mừng năm mới của người Hy Lạp

Nguồn: suckhoedoisong, bestlifeonline.

Tags : tết, năm mới


Tin tức liên quan

GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH
GỢI Ý MÓN QUÀ NGÀY TẾT TẶNG GIA ĐÌNH

872 Lượt xem

Món quà ngày Tết luôn làm cho mọi người phải suy nghĩ và cân nhắc. Những món quà gửi tặng gia đình, người thân, bạn bè trong dịp Tết đã trở thành nét văn hóa. Bạn đã dự định tặng quà trong dịp Tết này cho gia đình, bạn bè, người thân như thế nào rồi? Hãy tham khảo một vài gợi ý của Phúc Tường nhé!

TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

855 Lượt xem

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tết đến xuân về không những là sự háo hức của bao đứa trẻ khi được xúng xính áo quần mới, được thưởng thức bánh mứt và đặc biệt được nhận mừng tuổi mà nó cũng có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

CÁCH LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU TRUYỀN THỐNG
CÁCH LÀM LỒNG ĐÈN TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

4917 Lượt xem

Tết Trung thu hay còn được biết đến với tên gọi Tết thiếu nhi (Tết trẻ con). Đối với người lớn thì đây là ngày sum họp với gia đình sau một khoảng thời gian đi làm xa. Sẽ là ngày con cháu dâng lên mâm cúng cỗ để thể sự thành kính đối với ông bà tổ tiên. Còn đối với đám trẻ con, thì đây là ngày vui chơi, rước đèn và phá cỗ. Và không thể thiếu được chiếc đèn trung thu ông sao.

VÌ SAO CÓ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10?
VÌ SAO CÓ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10?

1161 Lượt xem

Ngày Phụ Nữ Việt Nam hàng năm được chọn là ngày 20/10, nên thường được gọi vắn tắt là Ngày 20/10. Vậy tại sao lại có ngày Phụ Nữ Việt Nam, và vào ngày này chúng ta nên làm những gì hãy tham khảo thêm trong bài viết này.

CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
CHỢ TẾT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

5514 Lượt xem

Chợ Tết Việt Nam là một nét đẹp văn hóa mỗi khi đến Tết Nguyên Đán. Phiên chợ Tết phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho những ngày Xuân về. Chợ Tết được tổ chức ở nhiều nơi, từ thành phố lớn nên những đô thị, nông thôn. Vậy chợ Tết Việt Nam ngày nay và ngày xưa có gì khác nhau hay không?

LỜI CHÚC 20/11 HAY, Ý NGHĨA
LỜI CHÚC 20/11 HAY, Ý NGHĨA

1291 Lượt xem

Lời chúc 20/11 vừa hay, vừa ý nghĩa, pha một ít sự biết ơn của các lớp học trò sẽ tạo thêm động lực, niềm vui, sự thư giãn trong những lời chúc thú vị của bạn. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để có thêm ý tưởng cho những lời chúc 20/11 ý nghĩa gửi đến thầy cô nhân ngày “tôn sư trọng đạo”. 

NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

710 Lượt xem

Ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ gia đình được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao Thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng sum họp…

BƯỚC SANG NĂM MỚI, MÙNG 3 TẾT THẦY
BƯỚC SANG NĂM MỚI, "MÙNG 3 TẾT THẦY"

764 Lượt xem

Việt Nam ta có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Mùng 3 Tết thầy là nét đẹp về truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta, vì sao có phong tục này? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu nhé

BẠN NÊN CHỌN HOA NÀO CHƯNG MÙA TẾT ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC CẢ NĂM
BẠN NÊN CHỌN HOA NÀO CHƯNG MÙA TẾT ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC CẢ NĂM

584 Lượt xem

Tết đến là dịp để muôn hoa khoe sắc thắm, người người nhà nhà cùng nhau trang trí những cành hoa sặc sỡ đón Tết với mong ước may mắn và bình an. Vậy bạn có biết Tết này, loài hoa nào sẽ đem lại phúc lộc cho ngôi nhà của mình không?

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

1210 Lượt xem

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm đã trở thành ngày “tôn sư trọng đạo” để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự nghiệp trồng người của ngành nhà giáo thông qua những lời chúc, những bó hoa, những món quà ý nghĩa gửi đến các thầy cô. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng