ÂM THANH NGÀY TẾT – DẤU HIỆU MÙA XUÂN VỀ

Âm thanh ngày Tết cùng với không khí se lạnh những ngày cuối năm báo hiệu một năm mới nữa sắp đến. Cùng Phúc Tường cảm nhận những âm thanh ngày Tết đang cận kề nhé!

Âm thanh ngày tết về

Người ta nhận thấy tín hiệu của tết khi cây cỏ hoa "thay áo" mới với không khí rộn ràng khắp xa gần. Mọi người có thể cảm nhận tết đang rất gần bằng những thanh âm đặc trưng không lẫn đâu được. 

Âm thanh của chợ Tết

Âm thanh của chợ Tết

Nguồn: Pinterest

Mỗi độ năm Tết về, phiên chợ ngày xuân càng trở nên nhộn nhịp và rộn ràng hơn.  Khi đủ thứ hàng bắt mắt được bày biện, tiếng người chào mời, kẻ ngã giá, gọi nhau râm ran cả một khu chợ. Chỉ nghe có vậy, lòng người đã rộn ràng Tết đang đến bên cạnh.

Tiếng cười vui mừng của trẻ con

Niềm vui của bọn trẻ con giản đơn và hồn nhiên khi Tết về có cha mẹ mua tặng món đồ mới. Chỉ với một vài chiếc áo mới, một đôi dép mới là bọn trẻ đã cười tít mắt và véo von tiếng cười đùa.

Tiếng bọn trẻ con chạy nhảy khắp xóm trêu đùa, ríu rít chia nhau bộ quần áo mới khiến người lớn trông thấy cũng vui theo. Những âm thanh ngày Tết này không thể thiếu được trước đêm giao thừa. 

Không chỉ đối với bọn trẻ con, người lớn cũng vui mừng khi sắm quần áo Tết. Mua sắm đồ mới với sự rạo rực mùa xuân trong lòng. Âm thanh ngày Tết như đang bao quanh tâm trí của chúng ta vậy.

Những ngày trước Tết, mỗi nhà đều chuẩn bị bánh mứt, hạt dưa đầy đủ để chào đón khách vào những ngày năm mới. Ngày ấy, bọn trẻ con thích bánh kẹo, hạt dưa lắm. Nên chỉ cần mua về là đã nghe tiếng “tách”, “tách” của bọn chúng khi cắn hạt dưa. 

Không những thế, niềm vui xuân về bên trong những đứa trẻ lan tỏa đến mọi người xung quanh. Tô thêm màu cho bức tranh đón Tết rộn ràng những ngày chào năm mới. 

Âm thanh của nhạc xuân

Đến gần Tết, giai điệu của những bài hát chủ đề Tết và mùa xuân đã đua nhau vang từ nhà ra đường phố. Thanh âm này gọi lại trong lòng ta những xốn xang chỉ đến Tết mới cảm nhận hết.

Những ngày gần Tết, nhạc xuân rôm rả khắp mọi nẻo đường. Những hàng quán, tiệm cafe,... mở nhạc xuân rộn ràng. Làm cho chúng ta thêm nôn nao xuân ở trong lòng. 

Âm thanh ngày Tết đến xuân về không thể thiếu được tiếng trống lân. Những ngày trước đêm giao thừa, những đoàn múa lân sẽ luyện tập để chuẩn bị thật chu đáo cho đem giao thừa.

Tiếng trống lân rộn ràng trên các nẻo đường đoàn múa lân đi ngang. Kèm với tiếng nhạc xuân của những hàng quán hai bên đường. Không khí mùa xuân như lấn át hết mọi công việc và sự nhàm chán hiện tại. 

Âm thanh của nồi bánh chưng, bánh tét

Ngày 27, 28 Tết, các gia đình đã quây quần cùng nhau gói những cặp bánh chưng xanh vuông vắn hay những đòn bánh tết mủm mĩm để dành thắp hương và thưởng thức trong mấy ngày Tết. 

Tiếng nồi bánh chưng sôi sùng sục, cùng với âm thanh nổ chát chúa của đám củi cháy như thể muốn đánh thức cả một mùa Tết.

Âm thanh của nồi bánh chưng ngày Tết

Nguồn: Canva

Tiếng củi nổ khi nấu bánh chưng, bánh tét quả là thứ âm thanh đáng nhớ. Ngồi cạnh nồi bánh chưng, bánh tét mà hình ảnh hoa đào, hoa mai đang bay múa trong đầu chúng ta. 

Tiếng pháo hoa đêm giao thừa

Vào đúng thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, bầu trời sáng rực những chùm pháo hoa lấp lánh đẹp tuyệt. Hoà với âm thanh pháo hoa được bắn trên trời là tiếng mọi người chúc tụng nhau năm mới bình an và hạnh phúc.

Tiếng trẻ con “xin lì xì”, tiếng chúc Tết

Đám trẻ con ngày Tết bao giờ cũng rộn ràng, tạo ra nhiều thanh âm vui tai. Đứa ngại ngùng khép nép, đứa rối rít cảm ơn, đứa lại nhanh nhảu đọc những câu vè dí dỏm khi được người lớn lì xì.

Những gia đình nào càng đông con cháu, càng xôn xao những đứa trẻ với câu nói chúc Tết và xin lì xì. Những đứa trẻ cứ lăn xăn bên những bao lì xì đỏ thắm chứa đựng những may mắn, hu vọng của người lớn gửi đến các con. 

Nguồn: Canva

Chúc Tết ông bà, cha mẹ đã trở thành một phong tục của những ngày Tết. Những đứa con, đứa cháu xếp hàng ngay ngắn từng người một đến chúc tết ông bà và nhận lì xì may mắn. 

Hình ảnh đoản tụ, quây quần với âm thanh chúc Tết lẫn nhau nghe ấm lòng biết bao. 

Âm thanh của sự đoàn tụ, sum vầy

Ngày Tết luôn là lúc để con cháu quay quần với ông bà, cha mẹ. Sự đoàn tụ, sum vầy luôn là âm thanh khiến chúng ta phải rạo rực mỗi khi nghĩ đến. 

Cùng nhau ngồi quay quần trên mâm cơm, rôn rả những tiếng cười nói. Cái không khí ấy không phải lúc nào cũng có được. Bởi mọi khi, mọi người còn phải tất bật, bôn ba ở ngoài kia để lo cho cuộc sống, lo cho gia đình. 

Cho dù có khó khăn như thế nào, Tết đến mọi người đều cất tạm gánh nặng sang một bên để đoàn tụ với gia đình. Cùng nhau chia sẻ, tâm sự một năm vừa qua như thế nào. 

Tiếng cười nói của các thành viên trong gia đình giòn tan trong sự hạnh phúc viên mãn trong năm mới. Và lời lúc nhau với hy vọng một năm mới sẽ ổn định hơn, phát triển hơn và hơn hết vẫn là sức khỏe tốt hơn. 

Âm thanh ngày Tết đấy chính là đều tất cả chúng ta đều phải lắng nghe bằng cả trái tim của mình. Nếu chỉ nghe bằng tai, đó như một âm thanh hằng ngày của các gia đình khi đến bữa ăn. Phải nghe bằng cả tấm lòng để biết trân quý thời gian bên gia đình của mình. 

Nguồn tài liệu: 
ZingNews
Báo Tuổi trẻ

 



Tin tức liên quan

PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

931 Lượt xem

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.

TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5/5 LÀ NGÀY GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5/5 LÀ NGÀY GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

19144 Lượt xem

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sắp đến rồi, một ngày lễ quan trọng diễn ra 5/5 âm lịch ở một số nước Đông Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là ngày lễ truyền thống đơn thuần, dịp Tết này còn mang trong mình nhiều câu chuyện và ý nghĩa rất hay, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ
4 TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM 2023 CỰC KỲ TỐT ĐEM LẠI MAY MẮN CHO GIA CHỦ

955 Lượt xem

Xông đất hay còn gọi là xông nhà là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cha ông chúng ta quan niệm rằng nếu đầu năm mà mọi việc đều thuận lợi suôn sẻ thì cả năm đó sẽ được may mắn và thành công trong mọi chuyện.

TẾT NÀY CHÚNG TA CÙNG NHAU ĐI ĐÂU?
TẾT NÀY CHÚNG TA CÙNG NHAU ĐI ĐÂU?

980 Lượt xem

Tết là lễ hội lớn nhất trong năm tại Việt Nam. Người người nhà nhà sum vầy cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ, mâm ngũ quả, những đòn bánh chưng bánh tét tròn tròn. Và du lịch cũng là một lựa chọn thú vị của nhiều gia đình vào dịp Tết. Một hành trình thưởng thức phong cảnh mới sẽ đem lại thật nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ cho mọi nhà.

MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP
MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 THÁNG CHẠP

5247 Lượt xem

Mâm cúng Ông Công Ông Táo: Đúng vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ.

NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
NGÀY 23 THÁNG CHẠP: TỤC LỆ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

1292 Lượt xem

Ngày 23 tháng Chạp nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công, ông Táo. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ này là gì?

GEN Z ĐÓN TẾT NHƯ THẾ NÀO?
GEN Z ĐÓN TẾT NHƯ THẾ NÀO?

1663 Lượt xem

Khác biệt với thế hệ ngày trước, gen Z ngày nay vô cùng năng động và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực về cả công việc và vui chơi, giải trí. Vậy Tết của gen Z có gì đặc biệt?

TẾT CHỈ Ở NHÀ THÌ LÀM SAO?
TẾT CHỈ Ở NHÀ THÌ LÀM SAO?

1259 Lượt xem

Tết chỉ ở nhà có thường diễn ra trong dịp Tết của bạn không? Mọi người thường quen với không khí nhộp nhịp, vui chơi ở nhà họ hàng, người thân, bạn bè. Tết đến là những cuộc vui không ngừng nghỉ. Vậy nếu như Tết Nguyên Đán 2023 bạn chỉ ở nhà, thì phải làm sao? 

BẠN NÊN CHỌN HOA NÀO CHƯNG MÙA TẾT ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC CẢ NĂM
BẠN NÊN CHỌN HOA NÀO CHƯNG MÙA TẾT ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC CẢ NĂM

792 Lượt xem

Tết đến là dịp để muôn hoa khoe sắc thắm, người người nhà nhà cùng nhau trang trí những cành hoa sặc sỡ đón Tết với mong ước may mắn và bình an. Vậy bạn có biết Tết này, loài hoa nào sẽ đem lại phúc lộc cho ngôi nhà của mình không?

TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?
TẠI SAO NÊN ĂN CHAY VÀO MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM?

5895 Lượt xem

Ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm được rất nhiều gia đình và cá nhân thực hiện theo. Vậy ngoài việc thực hiện chế độ ăn chay trong các bữa ăn hằng ngày, việc ăn chay vào Mùng 1 và ngày Rằm còn có ý nghĩa gì?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng