PHÂN PHỐI CHÍNH HÃNG: Công ty TNHH TM và Dược Phẩm Phúc Tường
Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline/Zalo: 0939 171 040 hoặc 0948 363 525
QUY CÁCH Tanafadol Plus: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim
THÀNH PHẦN Tanafadol Plus:
Mỗi viên chứa:
Paracetamol……………….. 650 mg
Tá dược: Vừa đủ 1 viên
CHỈ ĐỊNH Tanafadol Plus:
Điều trị triệu chứng đau ở cường độ nhẹ hoặc trung bình và hạ sốt.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG Tanafadol Plus:
Cách dùng:
– Dùng đường uống với một cốc nước. Nếu dùng liều là 1/2 viên thuốc thì nên bẻ viên thuốc tại chỗ có vạch.
– Thực hiện chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ cách dùng thuốc này. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Nếu cơn đau kéo dài hơn 5 ngày (3 ngày đối với trẻ em), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc cơn đau hoặc sốt nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng khác, thì nên ngừng điều trị và đi khám bác sĩ.
– Nếu quên uống Tanafadol Plus: không được uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên, chỉ cần uống liều đã quên khi nhớ ra và uống các liều tiếp theo với khoảng cách thời gian được chỉ định giữa các liều (4-6 giờ).
Liều dùng:
– Người lớn: 1/2 viên – 1 vuêb (325-650mg) sau 4-6 giờ. Không uống quá 6 viên mỗi 24 giờ.
– Bệnh nhân bị bệnh gan hoặc thận: nên hỏi ý kiến bác sĩ.
– Trẻ em dưới 6 tuổi: không dùng được dạng bào chế này.
– Trẻ em từ 6 tuổi đến 11 tuổi: 1/2 viên (325mg) sau 4-6 giờ. Không dùng quá 2,5 viên (1.625mg) mỗi 24 giờ.
– Thanh thiếu niên trên 12 tuổi: 1/2 viên – 1 viên (325-650mg) sau 4-6 giờ. Không uống quá 5 viên mỗi 24 giờ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tanafadol Plus:
– Người bệnh quá mẫn cảm với acetaminophen hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh gan.
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG:
– Không dùng nhiều liều hơn số liều khuyến cáo tại mục Liều dùng.
– Nếu cơn đau kéo dài hơn 5 ngày (3 ngày đối với trẻ em), sốt kéo dài hơn 3 ngày, hoặc cơn đau hoặc sốt nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng khác, thì nên ngừng điều trị và đi khám bác sĩ.
– Những bệnh nhân thường xuyên uống rượu (3 ly rượu trở lên mỗi ngày) có thể gây tổn thương gan. Ở những người nghiện rượu mãn tính, nên thận trọng không dùng quá 2g paracetamol/ngày.
– Bệnh nhân mắc bệnh thận, tim hoặc phổi và bệnh nhân thiếu máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
– Nếu bạn chuẩn bị thực hiện bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán nào (bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm da bằng chất dị ứng…) thì hãy báo cho bác sĩ rằng bạn đang dùng thuốc này, vì nó có thể làm thay đổi kết quả.
Cảnh báo về paracetamol
1. Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
2. Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được Mô tả sản phẩm như sau:
– Hội chứng Stevens-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hố tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Chẩn đoán hội chứng Stevens-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hôcs tự nhiên bị tổn thương.
– Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
+ Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người;
+ Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột;
+ Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
+ Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan… tỷ lệ tử vong cao 15-30%.
– Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
3. Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
Tương tác
Paracetamol có thể tương tác với các loại thuốc sau:
– Thuốc chống đông máu dùng qua đường uống có nguồn gốc từ courmarin hoặc indandion (dùng điều trị các bệnh huyết khối tắc mạch): có thể làm tăng tác dụng chống đông máu.
– Thuốc kháng cholinergic (được sử dụng để giảm co thắt hoặc co thắt dạ dày, ruột và bàng quang): tác dụng của paracetamol có thể bắt đầu muộn hơn hoặc giảm nhẹ.
– Thuốc tránh thai: có thể làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Thuốc chẹn beta, propranolol (dùng điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim): có thể làm tăng tác dụng của paracetamol.
– Thuốc Barbiturat (chủ yếu dùng làm thuốc an thần và trong trường hợp bị mất ngủ nặng): có thể làm tăng tác dụng gây độc gan của paracetamol hoặc làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Thuốc Carbamazepin (chủ yếu dùng điều trị co giật ở bệnh nhân động kinh): có thể làm tăng tác dụng gây độc gan của paracetamol hoặc làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Than hoạt tính (chủ yếu dùng trong trường hợp ngộ độc): làm giảm hấp thu paracetamol khi dùng ngay sau khi bị quá liều.
– Thuốc lợi tiểu (dùng để tăng lượng nước tiểu): có thể làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu.
– Hydantoin (dùng cho bệnh nhân bị bệnh động kinh): có thể làm tăng tác dụng gây độc gan của paracetamol hoặc làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Isoniazid (dùng điều trị bệnh lao): có thể làm tăng tác dụng gây độc gan của paracetamol hoặc làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Lamotrigin (được sử dụng để điều trị bệnh động kinh): có thể làm giảm tác dụng của lamotrigin.
– Probenecid (dùng điều trị bệnh gút): có thể làm tăng nhẹ tác dụng của paracetamol.
– Rifampicin (dùng điều trị bệnh lao): có thể làm tăng tác dụng gây độc gan của paracetamol hoặc làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Sulfipyrazon (dùng chủ yếu trong điều trị bệnh gút): có thể làm tăng tác dụng gây độc gan của paracetamol hoặc làm giảm tác dụng của paracetamol.
– Zidovudin (được sử dụng để điều trị nhiễm HIV): có thể làm giảm tác dụng của zidovudin.
– Flucloxacillin (kháng sinh), do nguy cơ rối loạn máu và dịch nghiêm trọng (toan chuyển hóa với khoảng trống anion cao) mà phải được điều trị khẩn cấp và có thể xảy ra, nhất là trong suy thận nặng, nhiễm trùng huyết (khi vi khuẩn và độc tố của chúng lưu thông trong máu dẫn đến tổn thương cơ quan), suy dinh dưỡng, nghiện rượu mãn tính và nếu sử dụng paracetamol ở liều tối đa hàng ngày.
– Không được sử dụng với thuốc giảm đau khác (các loại thuốc làm giảm đau) mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Dùng Tanafadol Plus với thức ăn và đồ uống:
– Việc sử dụng paracetamol ở những bệnh nhân thường xuyên uống rượu bia (3 ly đồ uống có cồn trở lên mỗi ngày – bia, rượu, vang, rượu mạnh…) có thể gây tổn thương gan.
Tương kỵ
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
– Paracetamol có thể gây hại cho gan ở liều cao hoặc điều trị kéo dài. Có thể xảy ra phát ban da và rối loạn máu cũng như rối loạn thận.
– Các trường hợp bị phản ứng da nghiêm trọng đã được báo cáo là rất hiếm.
– Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn gặp phải được coi là nghiêm trọng hoặc nếu bạn nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào mà không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc này, vui lòng báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Chưa có bằng chứng về sự ảnh hưởng của thuốc đến khả năng vận hành máy móc và lái tàu xe.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
– Thời kỳ mang thai: Dùng thuốc trong khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho phôi thai và thai nhi. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol. Nếu cần thiết, có thể sử dụng Tanafadol Plus trong thời kỳ mang thai. Nên sử dụng liều thấp nhất và sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể để giảm đau hoặc hạ sốt. Liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau hoặc sốt không giảm hoặc nếu bạn cần dùng thuốc thường xuyên hơn.
– Thời kỳ cho con bú: Paracetamol được bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.
BẢO QUẢN Tanafadol Plus: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.
Xem thêm