PHÂN PHỐI CHÍNH HÃNG: Công ty TNHH TM và Dược Phẩm Phúc Tường
Địa chỉ: 135E Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline/Zalo: 0939 171 040 hoặc 0948 363 525
QUY CÁCH Dofoscar: Hộp 10 vỉ x 10 viên
THÀNH PHẦN Dofoscar: Mỗi viên chứa:
Calcitriol ............................0,25 µg
Tá dược: Vừa đủ một viên
CHỈ ĐỊNH Dofoscar: Calcitriol được chỉ định điều trị giảm calci huyết và loãng xương trên những bệnh nhân lọc thận mãn tính, bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp sau phẩu thuật, thiểu năng tuyến cận giáp tự phát hay thiểu năng tuyến cận giáp giả , nhuyễn xương do thiếu Vitamin D, hạ phosphat huyết và do đề kháng với vitamin D.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH Dofoscar: Calcitriol chống chỉ định ở những người có tiền sử tăng cảm với Calcitriol hoặc với các thành phần của thuốc, bệnh nhân tăng calci huyết hoặc có biểu hiện ngộ độc vitamin D.
LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG Dofoscar: Liều dùng hàng ngày của Calcitriol cần phải xác định riêng cho từng trường hợp:
- Liều khởi đầu thường dùng của Calcitriol là 0,25 µg/ngày. Nếu liều dùng không đáp ứng được các thông số hóa sinh và biểu hiện lâm sàng không thuyên giảm, có thể tăng thời gian sử dụng lên 4-8 tuần. Trong khoảng thời gian điều trị cần phải xác định hàm lượng calci trong huyết thanh ít nhất 2 lần trong tuần và nếu nồng độ calci huyết thanh tăng, cần ngưng sử dụng Calcitriol ngya lập tức đến khi hàm lượng calci trở lại mức bình thường.
- Những bệnh nhân có hàm lượng calci huyết thanh bình thường hoặc giảm nhẹ có thể dùng 0,25 µg mỗi lần/ngày. Hầu hết trên những bệnh nhân lọc thận liều dùng nằm trong giới hạn từ 0,5 µg - 1 µg mỗi ngày.
TÁC DỤNG PHỤ:
- Do Calcitriol có hoạt tính của Vitamin D, tác dụng phụ xảy ra tương tự như khi dùng quá liều Vitamin D ví dụ như Hội chứng tăng calci huyết hoặc ngộ độc calci (phụ thuộc vào mức độ và thời gian tăng calci huyết).
- Liều duy trì khi bị nhiễm độc thường gây khát nước, tiểu nhiều, biếng ăn, giảm trọng lượng, viêm kết mạc, đái dầm, viêm tụy, sợ ánh sáng, sổ mũi, ngứa ngáy, thân nhiệt cao, giảm ham muốn tình dục, tăng BUN, albumin huyết, tăng cholesterol huyết, urê huyết, tăng SGOT và SGPT, nhiễm calci thận, hóa xương lệch vị trí, vôi hóa thận, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, lọn dưỡng, rối loạn thị giác, mất nước, cảm lạnh, chậm lớn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và hiếm khi loạn tinh thần.
- Trong các thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân thiểu năng tuyến giáp và thiểu năng tuyến giáp giả, ít nhất 1 trong 3 bệnh nhân ghi nhận tăng calci huyết và 1 trong 7 bệnh nhân tăng calci niệu. Trong 6 trường hợp thì có 1 trường hợp creatinine huyết thành tăng cao (tăng xấp xỉ 1/2 lần so với mức bình thường).
- Ở những người đồng thời bị cường calci huyết và phosphate huyết, sự vôi hóa mô mềm có thể thấy được bằng chụp X quang.
- Ở những bệnh nhân chức năng thận bình thường chứng cường calci huyết có quan hệ với sự gia tăng creatinin huyết thanh.
- Phản ứng quá mẫn ngứa, phát ban, nổi mề đay, và rất hiếm xảy ra các rối loạn ban đỏ trầm trọng có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhạy cảm. Một trường hợp nổi ban đỏ toàn thân và một trường hợp phản ứng dị ứng (sưng môi và phát ban khắp cơ thể).
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
THẬN TRỌNG KHI DÙNG:
- Thận trọng chung: Quá liều với Calcitriol bao gồm tăng calci huyết và một vào trường hợp tăng calci niệu: Vì thế phải sớm điều trị ở liều vừa đủ, hàm lượng calci huyết phải được xác định 2 lần mỗi tuần. Calcitriol nên sử dụng thận trọng trên những bệnh nhân đang dùng digitalls, bởi vì tăng calici huyết có thể làm cho loạn nhịp tim.
- Trong những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, tăng calci huyết mãn tính có thể kết hợp với quá trình tăng rceatinin huyết. Calcitriol nên luôn luôn được chỉ định điều trị ở liều thấp nhất và không được tăng liều tùy ý khi chưa xác định được hàm lượng calci trong huyết thanh.
- Cần đánh giá lượng calci trong khẩu phần ăn mỗi ngày để điều chỉnh cho vừa đủ khi chỉ định.
- Nên duy trì đủ nước cho những bệnh nhân đang dùng Calcitriol.
- Thông tin cho bệnh nhân: Bệnh nhân cần phải được giám sát của người lớn, tuân thủ về liều dùng, chế độ ăn, calci bổ sung và tránh sử dụng khi không được đồng ý của thầy thuốc. Những bệnh nhân cần hiểu biết về các triệu chứng quá liều của calci.
Cảnh giác:
- Có sự tương quan chặt chẽ giữa việc điều trị Calcitriol đối với sự phát triển của tăng calci huyết. Nên khuyên bệnh nhân và những người trong gia đình bắt buộc phải tôn trọng triệt để chế độ ăn uống và hướng dẫn họ cách nhận biết các dấu hiệu tăng calci huyết.
- Đối với những bệnh nhân chức năng thận bình thường, sự tăng calci huyết mãn tính có thể liên quan đến tăng cretinin trong huyết thanh.
- Những bệnh nhân phải nằm bất động ví dụ như bệnh nhân vừa trải qua phẩu thuật là những người đặc biệt có nguy cơ mắc chứng tăng calci huyết.
- Calcitriol làm tăng nồng độ phosphate vô cơ trong huyết thanh. Điều này rất cần thiết cho những bệnh nhân giảm phosphate máu, tuy nhiên nên hết sức thận trọng đối với những bệnh nhân suy chức năng thận do thận lạc chỗ bị vôi hóa.
- Cần phải lưu ý kiểm soát nồng độ phosphate huyết thanh thích hợp trên những bệnh nhân lọc thận.
- Cảnh giác đối với những thuốc kháng acid chứa magnesi trên những bệnh nhân thẩm tách thận mãn tính, bởi vì Calcitriol có thể làm tăng nồng độ magnesi huyết trên những bệnh này.
- Quá lièu đối với Vitamin D rất là nguy hiểm. Cần phải tiến hành liệu pháp điều trị, bởi vì quá liều đối với Vitamin D làm cho nồng độ calci huyết thanh vfa chất chuyển hóa của nó tăng đáng kể. Sự tăng calci huyết mãn tính có thể dẫn đến sự chuyển hóa vôi ở thành mạch, nhiễm calci thận và hóa vôi ở mô mềm khác.
- Tích của calci và phosphat (Ca x P) không nên vượt quá 70.
- Các nghiên cứu trên chó và chuột khi dùng Calcitriol trong 26 tuần, quan sát thấy tăng nhỏ Calcitriol trên lượng nội sinh có thể gây bất thường về chuyển hóa calci và có khả năng hóa vôi trên nhiều mô của cơ thể.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
- Tránh dùng chế phẩm có Vitamin D và các dẫn xuất của nó trong lúc đang điều trị Calcitrol, vì có thể tăng tác động cộng hợp và gây tăng calci huyết.
- Dùng đồng thời Calcitriol với thiazide có thể gây nguy cơ tăng calci huyết thanh.
- Calcitriol nên sử dụng thận trọng trên những bệnh nhân đang dùng digitalis, bởi vì tăng calci huyết có thể gây rối loạn nhịp tim nhanh phần lớn trên những bệnh nhân này.
- Tránh dùng các chế phẩm kháng acid có chứa magnesi trên những bệnh nhân lọc thận mãn tính. Khi dùng đồng thời có thể dẫn đến tăng magnesi huyết.
- Những bệnh nhân còi xương do kháng Vitamin D, kèm theo giảm phosphat huyết nên dùng chế phẩm chứa phosphat trong lúc đièu trị.
- Sự tổng hợp của các chất nội sinh của Calcitriol sẽ bị ức chế bởi enzym khi dùng đồng thời với phenytoin hoặc Phenobarbital, cần phải tăng liều dùng của Calcitriol khi chỉ định dùng với các thuốc trên.
- Cholestyramine làm giảm sự hấp thu của các vitamin tan trong dầu đã được ghi nhận; và vì thế, nó cũng có thể làm giảm sự hấp thu của Calcitriol.
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Chưa có báo cáo
SỬ DỤNG QUÁ LIỀU:
- Calcitriol là một chất chuyển hóa của Vitamin D, tất cả các trường hợp quá liều calcitriol sẽ cho những triệu chứng lâm sàng tương tự như đối với quá liều Vitamin D. Nếu đồng thời có uống nhiều calci và phosphate với Calcitriol, có thể gây các triệu chứng tương tự. Nồng độ calci cao trong dịch thẩm tách phản ảnh có tăng calci huyết.
- Dấu hiệu ngộ độc cấp tính Vitamin D: Chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, táo bón.
- Dấu hiệu ngộ độc mạn tính: Loạn dưỡng (yếu ớt, sụt cân), rối loạn các giác quan, có thể bị sốt kèm theo khát, đa niệu, mất nước, vô cảm, ngưng tăng trưởng và nhiễm trùng đường tiểu. Ngộ độc mạn tính sẽ gây tăng calci huyết thứ phát với vôi hóa vỏ thận, cơ tim, phổi và tụy tạng.
- Các biện pháp điều trị quá liều do uống nhầm bao gồm: rửa dạ dày lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu thuốc vào máu. Dùng dầu parafine để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiến hành kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphate và corticoid, và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chưa có báo cáo
BẢO QUẢN Dofoscar: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh sáng.
Xem thêm