VÌ SAO XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC Ở NGƯỜI TRẺ?

Rụng tóc ở người trẻ nhiều hơn bởi những lý do nào? Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa và cải thiện khi còn trẻ, hạn chế làm mất đi vẻ đẹp của một thanh nữ tú chỉ vì một mái tóc xơ yếu, gãy rụng không có sức sống.

Nguyên nhân rụng tóc ở người trẻ

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ dậy thì

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ dậy thì

Tình trạng người trẻ bị rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể, mục đích là loại bỏ những sợi tóc cũ yếu đuối để thay thế bằng những sợi mới và khỏe mạnh. Mức độ rụng tóc trung bình hàng ngày dao động từ 30 đến 100 sợi. Tuy nhiên, khi rụng tóc kéo dài có thể là dấu hiệu của sự không cân bằng về sức khỏe.
Ở tuổi dậy thì, nguyên nhân chính của tình trạng rụng tóc thường liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì, bao gồm vấn đề dinh dưỡng, biến đổi nội tiết tố, căng thẳng và các vấn đề bệnh lý.

Biến đổi nội tiết tố:

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể trải qua nhiều biến đổi nội tiết tố. Sự thay đổi này có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của tóc. Một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc ở cả nam và nữ giới là hormone Dihydrotestosterone (DHT). Khi cân bằng nội tiết tố bị mất, sự gia tăng đột ngột của DHT có thể gây thu nhỏ các nang tóc và dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều hơn.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng:

Trẻ ở tuổi dậy thì đặc biệt cần sự cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng có thể gây suy nhược cơ thể và cản trở sự phát triển của nang tóc. Việc bổ sung các khoáng chất như sắt, vitamin B, kẽm từ các thực phẩm như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt là rất quan trọng.

Tác động từ việc làm tóc:

Tiếp xúc với nhiệt độ cao từ máy sấy tóc, các loại hóa chất nhuộm có thể làm hỏng tóc và gây ra tình trạng rụng tóc.

Nguyên nhân rụng tóc ở người trẻ sau tuổi dậy thì

Nguyên nhân rụng tóc ở người trẻ sau tuổi dậy thì

Cũng tương tự như ở trẻ dậy thì, tình trạng rụng tóc ở người trẻ cũng xuất phát từ các nguyên nhân thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, chế độ dinh dưỡng cũng như sự lạm dụng quá nhiều hóa chất trong quá trình tạo kiểu tóc thì còn có một số nguyên nhân khác như:

Vấn đề bệnh lý:

Viêm da đầu thường gây ra rụng tóc do sự tăng sản xuất dầu và tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển trên da đầu, gây tổn thương và rụng tóc. Suy gan và viêm gan có thể làm giảm chức năng gan, gây thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như protein và các loại vitamin, làm cho tóc trở nên yếu và rụng.
Bệnh lupus là một căn bệnh autoimmune, khiến cơ thể tấn công các tế bào và mô của nó, gây giảm lượng máu và dưỡng chất đến các nang tóc, làm cho tóc trở nên yếu và rụng. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị lupus như corticosteroid cũng có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.
Ung thư cũng có thể dẫn đến rụng tóc ở người trẻ ở giai đoạn muộn, khi ung thư di căn ảnh hưởng đến cơ quan và tuyến nội tiết, thay đổi hoặc suy giảm hormone, làm tóc yếu và rụng. Một số loại thuốc trị ung thư cũng có thể làm yếu và rụng tóc ở người trẻ. 
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như căng thẳng, trầm cảm, sử dụng sản phẩm hóa học cho tóc và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến rụng tóc.

Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể gây ra biến đổi nội tiết tố và dẫn đến tình trạng rụng tóc ở người trẻ. Đặc biệt, thuốc tránh thai, mặc dù có lợi ích trong việc phòng ngừa thai và điều trị mụn trứng cá, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như rụng tóc ở người trẻ.
Ngoài những nguyên nhân trên, vấn đề rụng tóc ở người trẻ, bao gồm cả trẻ dậy thì có thể xuất phát từ những sự căng thẳng, stress trong công việc và học tập. Bởi thế việc cân bằng và tạo sự thoải mái trong cuộc sống, công việc và học tập rất cần thiết.

Biện pháp khắc phục tình trạng rụng tóc ở người trẻ

Tình trạng rụng tóc ở người trẻ và cả trong độ tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của họ. Và đối với người trẻ đã qua độ tuổi dậy thì vẫn sẽ bị ảnh hưởng khi rụng tóc xảy ra. Để ngăn ngừa điều này, các chuyên gia đã đề xuất một số biện pháp bao gồm:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nang tóc.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng, duy trì cân bằng giữa học tập, công việc và thư giãn.
  • Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn.
  • Sử dụng các sản phẩm, thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rụng tóc và chăm sóc cho da đầu.
  • Tránh sử dụng máy sấy tóc trực tiếp vào da đầu và chải tóc khi tóc ướt.
  • Thường xuyên sử dụng dầu dưỡng ẩm tự nhiên để cải thiện tình trạng rụng tóc ở người trẻ và kể cả ở mọi lứa tuổi. 
  • Hạn chế việc sử dụng hóa chất từ thuốc nhuộm và làm kiểu tóc ở nhiệt độ cao.
  • Khi tình trạng rụng tóc kéo dài, nên thăm bác sĩ để kiểm tra sự mất cân bằng nội tiết tố và có được phương pháp khắc phục, điều trị rụng tóc ở người trẻ phù hợp theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ. 
  • Mát xa da đầu nhẹ nhàng.

Biện pháp khắc phục tình trạng rụng tóc ở người trẻ

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng rụng tóc ở người trẻ, kể cả ở độ tuổi dậy thì, từ đó có biện pháp chăm sóc tóc hiệu quả.

Tài liệu tham khảo: Vinmec, afamily.vn

Tags : rụng tóc


Tin tức liên quan

LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG, BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?
LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG, BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC?

672 Lượt xem

Loãng xương và thiếu xương đều là sự suy giảm khối lượng xương, nhưng ở các mức độ khác nhau. Bạn có biết sự khác biệt đó là như thế nào không? Cùng đọc bài viết dưới đây để được giải đáp.
NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC?
NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC?

586 Lượt xem

Thực hiện lối sống năng động sẽ tốt cho tất cả mọi người, kể cả những người bị bệnh Alzheimer. Mặc dù tập thể dục không chữa khỏi bệnh nhưng nó có thể cải thiện tâm trạng, sự tự tin và lòng tự trọng, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số dạng ung thư và các bệnh lý khác. Hãy cùng xem các bài tập thể dục phù hợp với người bị bệnh Alzheimer.
CANXI CÓ THỂ GIÚP BẠN KHÔNG BỊ TÀO THÁO RƯỢT
CANXI CÓ THỂ GIÚP BẠN KHÔNG BỊ "TÀO THÁO RƯỢT"

725 Lượt xem

Bạn có thể sẽ muốn đem theo 1 viên canxi vào chuyến du lịch kế tiếp của mình đấy. Bởi một nghiên cứu đã cho thấy rằng canxi (ngay cả dưới dạng thực phẩm chức năng) cũng có thể giúp bạn tránh bị "Tào Tháo rượt" khi đang vi vu phương trời nào đó.
THỰC PHẨM NÀO GIÚP ĐẸP DA, CHỐNG LÃO HÓA DA
THỰC PHẨM NÀO GIÚP ĐẸP DA, CHỐNG LÃO HÓA DA

48 Lượt xem

Trong một thời đại mà nhiều người sẵn sàng bỏ ra nhiều công sức và thời gian để trở nên xinh đẹp hơn. Có rất nhiều phương pháp làm đẹp giúp chống lão hóa da và giữ cho bạn trông trẻ lâu hơn. Một trong những phương pháp hiệu quả và được ưa chuộng nhiều đó là sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng làm đẹp da và chống lão hóa. Đây là biện pháp an toàn và cũng dễ áp dụng.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

375 Lượt xem

Biết và hiểu được những dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ sẽ là một trong những cách giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mắt để có thể kịp thời điều trị, bảo vệ thị lực của mắt, đảm bảo chất lượng cuộc sống và hạn chế ảnh hưởng đến những người xung quanh.
BẠN BIẾT GÌ VỀ BUỒNG TRỨNG?
BẠN BIẾT GÌ VỀ BUỒNG TRỨNG?

646 Lượt xem

Buồng trứng có vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nó tiết ra 2 hormone chính là estrogen và progesterone. Các bệnh liên quan đến buồng trứng bao gồm u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn biết được gì về tất cả những điều này của buồng trứng?
ĂN UỐNG GÌ ĐỂ HẠN CHẾ TÓC GÃY RỤNG?
ĂN UỐNG GÌ ĐỂ HẠN CHẾ TÓC GÃY RỤNG?

57 Lượt xem

Hạn chế tóc gãy rụng bằng cách bổ sung các thực phẩm như thế nào sẽ là câu hỏi của những ai quan tâm đến sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc. Vậy đâu sẽ là thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn uống giúp hỗ trợ cải thiện, hạn chế tóc gãy rụng?
42 GEN MỚI LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
42 GEN MỚI LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

602 Lượt xem

Trong nghiên cứu lớn nhất về bệnh Alzheimer cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những gene mới có liên quan tới con đường hình thành, tiến triển của căn bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, rối loạn chức năng tế bào miễn dịch microglia ở não - loại tế bào đào thải độc tố cũng là nguyên nhân tiến triển bệnh Alzheimer.
CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?
CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?

681 Lượt xem

Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Người bình thường có thể mắc vài lần một năm. Bổ sung vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.
CÔNG DỤNG CỦA L-CYSTINE
CÔNG DỤNG CỦA L-CYSTINE

814 Lượt xem

Công dụng của L-cystine đó là một chất quan trọng để tăng cường sự phát triển và sức khỏe của tóc và móng. Nó giúp tăng cường cấu trúc và độ bền của tóc và móng, giảm nguy cơ gãy rụng và tăng khả năng phục hồi của chúng. Bổ sung L-cystine vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tóc và móng trở nên khỏe mạnh và bóng đẹp hơn.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng