VÌ SAO NÊN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT CUỐI NĂM?

Khám sức khỏe tổng quát là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe tổng quát không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.

10 lý do để khám sức khỏe cuối năm

Thời điểm thích hợp - Cuối năm dù mọi thứ có tất bật hơn nhưng tâm lý nhiều người vẫn muốn khám sức khỏe nhằm “lắng nghe” cơ thể mình trong một năm vừa qua. Thời điểm này cũng là khi tiền bạc rủng rỉnh, đem đến sự thoải mái, hứng khởi để mọi người tự tin đến bệnh viện, sẵng sàng đối đầu với những rủi ro nếu chẳng may con bệnh “sờ” đến.

Sức khỏe là vàng - Ai cũng hiểu sức khỏe làm ra tiền bạc, nhưng tiền bạc có khi lại bó tay trước bệnh tật. Rất nhiều người chết oan vì ngại khám bệnh, đến khi bệnh dữ lẫn bệnh hiền mò đến, họ phải vất vả chữa trị với khả năng thành công rất thấp. Cách tốt nhất là khám bệnh định kỳ 6 tháng hoặc một lần trong năm nhằm kiểm soát tối đa những rủi ro về bệnh tật.

Bảo vệ sức khỏe - Ngoài lắng nghe cơ thể mình mỗi ngày, bạn nên giữ thói quen khám sức khỏe để biết mình đang ở độ sung sức nào, thiếu, đủ ra sao. Con người như một bộ máy, dù hoàn chỉnh đến đâu cũng sẽ có thời điểm trục trặc. Điều quan trọng là bạn xử lý sự trục trặc ấy ở điều kiện tối ưu nhất, đảm bảo sức khỏe mình đang được bảo vệ trong ngưỡng thành công chứ không phải là thất bại.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là cách bạn bảo vệ chính sức khỏe của mình

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là cách bạn bảo vệ chính sức khỏe của mình (Ảnh minh họa: Pexels)

Phát hiện bệnh sớm - Cách chữa bệnh tốt nhất mà các bác sỹ vẫn thường nhắc nhở bệnh nhân là phát hiện bệnh sớm thay vì đối đầu với căn bệnh đã bùng phát. Đặc biệt các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường nếu phát hiện sớm, khả năng chữa bệnh rất cao, mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ung thư vú và ung thư tử cung, hai căn bệnh thường mắc phải ở phụ nữ nếu phát hiện ở giai đoạn 1, khả năng điều trị khỏi lên đến 99%, riêng bệnh tiểu đường nếu phát hiện sớm, sẽ tránh được các nguy hiểm ở mắt, thận, mạch máu và nhiểm trùng bàn chân, thậm chí là tử vong.

Kiểm soát những nguy cơ tiềm ẩn - Khám sức khỏe cuối năm như một cuộc cách mạng lọc rửa và kiểm soát những căn bệnh tiềm ẩn. Nó giúp chẩn đoán sớm các căn bệnh nan y tiểu đường, xơ gan, ung thư, cao huyết áp, suy thận, tim mạch, rối loạn nội tiết, thần kinh......, để từ đó vạch ra hướng điều trị tích cực, hiệu quả. Hiện nay, số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ tăng cao do áp lực công việc, khi thấy các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, ngộp thở, thở dốc, nên đi khám ngay để hạn chế những rủi ro xấu nhất.

Khả năng chữa bệnh cao - Khám sức khoẻ sẽ cho một hình ảnh khái quát về tình trạng cơ thể bạn. Nếu một bộ phận nào đó trục trặc, phát hiện sớm để can thiệp chữa trị ngay, xác suất thành công rất cao, nhờ đó bạn giảm thiểu những nguy cơ đe doạ đến tính mạng. Bao giờ cũng vậy, phát hiện sớm luôn được xem là cách điều trị hiệu quả cần thiết trong y khoa.

Vạch ra hướng bảo vệ - Sẽ là người hạnh phúc nếu bạn cầm kết quả khám tổng quát loại I, tức sức khoẻ hoàn toàn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hoàn hảo, sẽ có người gặp một số trục trặc nho nhỏ như bị sỏi thận, sỏi mật, lượng đường hơi cao trong máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao.....Với những trường hợp này, bạn sẽ được bác sỹ tư vấn cho cách bảo vệ sức khoẻ bằng uống thuốc, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, siêng năng vận động, tập thể dục, và đặc biệt tạo một cuộc sống lạc quan yêu đời để đánh bật bệnh tật.

Tiết kiệm chi phí - Một điều nghịch lý là rất nhiều người lo sợ khi đi khám sẽ phải hứng chịu những căn bệnh “bỗng dưng” từ trên trời rơi xuống. Họ sợ phải đối đầu với khoản chi phí tốn kém đổ vào hồ sơ bệnh án. Nhưng sự thật đã chứng minh ngược lại, bệnh càng ủ lâu, thời gian điều trị càng dài và tiền bạc bạn cung phí vào đó càng dày lên. Một cách tiết kiệm chi phí thông minh nhất của những người thông minh là tầm soát bệnh để đảm bảo sức khỏe an toàn cao nhất.

Ổn định tâm lý - Khi đã biết về cơ thể mình, dù khoẻ mạnh hay bệnh tật, bạn cũng sẽ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối đầu với nó. Một vài người tỏ ra bi quan về bệnh tình đang mắc phải, nhưng họ không hề biết rằng, mình quá may mắn vì đã phát hiện sớm bệnh kịp thời để có hướng xử lý hiệu quả nhất. Bằng cách này, bác sỹ sẽ vạch ra phác đồ điều trị đơn giản, ít tốn kém, mang lại thành công cao, tạo tâm lý lạc quan cho bệnh nhân lẫn thầy thuốc.

Mang đến hạnh phúc - Giữ gìn tốt sức khoẻ tức là bạn đã cầm một báu vật trong tay. Có sức khoẻ, bạn có tất cả. Chính sự khoẻ mạnh ở bạn khiến những người thân trong gia đình an tâm, hạnh phúc.

Khám sức khỏe tổng quát là khám những gì?

Khi thăm khám sức khỏe tổng quát, bạn sẽ trải qua những bước như sau:

Bước 1: Người khám cần đánh giá các chỉ số sinh học như cân nặng, chiều cao, huyết áp, chỉ số BMI,...

Bước 2: Tiếp theo, người khám sẽ được bác sĩ đa khoa khám lâm sàng. Đây là bước khởi đầu quan trọng để phát hiện bệnh thông qua việc khám lâm sàng. Bởi, bác sĩ có thể nhìn thấy các triệu chứng thực thể mà xét nghiệm không thấy. Ví dụ: Tiếng tim không bình thường, tiếng thở không tốt, đau hạ sườn phải,... khi bác sĩ thấy những triệu chứng đó khi thăm khám có thể gợi ý cần làm tiếp xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác bệnh

Bác sĩ sẽ thăm khám qua các triệu chứng để có thể góp phần chẩn đoán chính xác bệnh hơn

Bác sĩ sẽ thăm khám qua các triệu chứng để có thể góp phần chẩn đoán chính xác bệnh hơn (Ảnh minh họa: Pexels)

Bước 3: Các xét nghiệm máu:

  • Công thức máu
  • Chức năng gan thận, đường máu, mỡ máu
  • Phát hiện ung thư sớm,...

Bước 4: Chẩn đoán hình ảnh: Điện tim, siêu âm, chụp X-quang, Chụp CT, chụp MRI,...

Bước 5: Xét nghiệm phân và nước tiểu

Nên khám sức khỏe tổng quát bao lâu 1 lần?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe hoặc tầm soát ung thư đối với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình.

Tùy vào độ tuổi khi đến khám, ngoài các nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ còn thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi, cụ thể như:

  • Ở độ tuổi 18-30, khám và xét nghiệm tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao như viêm gan B, viêm gan C, bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai; khám kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Ở tuổi 30-40, tập trung tầm soát các bệnh lý có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi này như bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout,... Ở phụ nữ, sẽ được tầm soát ung thư phụ khoa.
  • Ở tuổi trung niên, khám tầm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp,... và tầm soát các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới...

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh lý như ung thư, tim mạch, người hút thuốc lá, người thường xuyên uống rượu bia, lối sống ít vận động, ăn nhiều chất béo... nên khám sức khỏe thường xuyên hơn để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

Người ít vận động, ăn nhiều chất béo, v.v... thì cần nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe

Người ít vận động, ăn nhiều chất béo, v.v... thì cần nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe (Ảnh minh họa: Pexels)

Theo luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng năm người lao động phải được khám sức khỏe ít nhất một lần. Đối với người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; người lao động là người khuyết tật; người lao động chưa thành niên hoặc người lao động cao tuổi cần được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Ngoài ra, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa sản. Người lao động trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ được cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG
BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG

779 Lượt xem

Người bị loãng xương thường thiếu canxi và khoáng chất khác như magie, kẽm, và vitamin D, là các yếu tố cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả. Do đó, bổ sung canxi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.

XU HƯỚNG ĂN CHAY TRONG THỜI HIỆN ĐẠI
XU HƯỚNG ĂN CHAY TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

628 Lượt xem

Xu hướng ăn chay hiện đang là xu hướng của một lối sống hiện đại, hướng đến sức khỏe và lợi ích môi trường bên cạnh việc hướng đến đạo đức, tâm hồn thanh tịnh. 

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI

771 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một thuật ngữ để chỉ các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng sâu từ da xuống màng cơ, diễn biến của căn bệnh xảy ra nhanh và nặng, tỷ lệ tử vong cao. Gần đây nhất là thông tin về một bệnh nhi 15 tuổi ở Thanh Hóa đã tử vong bởi một loại vi khuẩn ăn thịt người có tên là Burkholderia pseudomallei vào ngày 19-09-2023.

4 HÌNH THÁI DỊ DẠNG CỦA TỬ CUNG
4 HÌNH THÁI DỊ DẠNG CỦA TỬ CUNG

2729 Lượt xem

Hầu hết, phụ nữ có dị dạng tử cung không gặp khó khăn khi mang thai và có kết quả thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, dị dạng tử cung thường được phát hiện ở những phụ nữ vô sinh và sẩy thai liên tiếp và sinh non.

DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

995 Lượt xem

Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới nên việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về căn bệnh này.

NHỮNG CĂN BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI VIỆT NAM
NHỮNG CĂN BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI VIỆT NAM

1122 Lượt xem

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là những bệnh về xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LÃO HÓA DA VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LÃO HÓA DA VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

668 Lượt xem

Bạn có biết, từ khoảng 25 tuổi trở đi, các dấu hiệu lão hóa bắt đầu xuất hiện và trở thành nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là ở phái nữ. Tuy nhiên, sự lão hóa có thể được ngăn ngừa nếu nhận biết sớm và áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa lão hóa. Vậy những dấu hiệu nhận biết lão hóa da và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay sau đây nhé.

NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

929 Lượt xem

Ung thư vú là một trong năm loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân theo phát đồ của bác sĩ chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân chiến đầu với bệnh tật.

CHẾ ĐỘ ĂN CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT GIÚP GIẢM TÁI PHÁT UNG THƯ VÚ
CHẾ ĐỘ ĂN CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT GIÚP GIẢM TÁI PHÁT UNG THƯ VÚ

978 Lượt xem

Dinh dưỡng có một vai trò quan trọng trong việc điều trị và nâng cao thể trạng cho người bệnh ung thư vú. Trong đó, chế độ ăn uống ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp giảm tái phát ung thư vú.

THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT CẬN
THỰC PHẨM TỐT CHO MẮT CẬN

876 Lượt xem

Thực phẩm dành cho mắt cận cần được chú ý bổ sung để đôi mắt của bạn được khỏe mạnh hơn. Đôi mắt là một phần không thể thiếu, và mắt cận còn quan trọng hơn thế nữa. Hãy tham khảo một số thực phẩm tốt cho mắt cận để bổ sung nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng