TOP 10 LOẠI TRÀ THẢO DƯỢC ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP TỐT NHẤT HIỆN NAY

Bệnh cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người già, ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì bệnh cao huyết áp có thể được điều trị bằng phương pháp dân gian bởi các loại thảo mộc tự nhiên. Trong đó trà là một loại thảo dược rất tốt trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Bài viết này sẽ giới thiệu bạn 10 loại trà thảo dược ổn định huyết áp tốt nhất hiện nay.

1. TRÀ KHỔ QUA RỪNG
Trà khổ qua rừng là loại trà thảo dược rất tốt cho điều trị bệnh tiểu đường, đặc biệt giúp ổn định huyết áp rất tốt. Ngoài ra Khổ qua rừng còn có công dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh Gout, phòng ngừa ung thư, mỡ máu. Ngoài ra khổ qua rừng hỗ trợ tốt cho người đang ăn kiêng hỗ trợ giảm cân. 

Trà khổ qua rừng ổn định huyết áp

Ngoài ra, vị uống của trà Khổ qua rừng rất đắng, bạn có thể tham khảo trà khổ qua rừng Mudaru với chiết xuất 100% từ khổ qua rừng không chất bảo quản, đồng thời kết hợp với đường cỏ ngọt - loại đường không năng lượng dành cho người tiểu đường tạo thành loại trà vô cùng dễ uống với hậu ngọt và không quá đắng.

XEM THÊM: Trà khổ qua rừng Mudaru giúp ổn định huyết áp

Trà khổ qua rừng Mudaru ổn định huyết áp

2. TRÀ CÚC HOÈ
Trà cúc hoè là một loại trà được chế biến từ các loại hoa và hạt thảo dược thiên nhiên. Uống trà cúc hoè mỗi ngày sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, sáng mắt, vững thành mạnh tim và đặc biệt là giúp chữa bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.

Trà cúc hoè ổn định huyết áp

Chỉ cần lấy hoa cúc, hoa hoè, chè xanh mỗi loại 3g và tán thành bột thô cho vào cốc và hãm với nước sôi, để trong 5 phút rồi uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 cốc là đủ.

3. TRÀ NHỊ DIỆP SƠN TRA
Bạn lấy 15g sơn tra, 12g lá sen cắt nhỏ, đổ nước vừa đủ đun sôi rồi uống. Mỗi ngày uống 1 thang sẽ giúp chữa bệnh cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu cao, giảm béo, hạ áp giảm mỡ rất tốt.

Trà nhị diệp sơn tra ổn định huyết áp

4. TRÀ XANH
Một loại trà thảo dược giúp hạ huyết áp rất tốt khác đó là trà xanh. Trà xanh có vị thanh nhẹ tự nhiên. Ở Nhật Bản, một đất nước mà người dân có tuổi thọ rất cao, trà xanh được sử dụng để phục vụ vào buổi trưa.

Trà xanh ổn định huyết áp

Có một loại trà xanh đặc biệt, được làm từ những nụ trà đầu tiên của cây, cực kỳ tốt cho sức khỏe người bệnh. Khi mua trà xanh để uống, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ, tránh nhầm lẫn với loại trà được dán nhãn “trà xanh” nhưng đã được chế biến và có nhiều gia vị, không tốt cho sức khỏe.

XEM THÊM: Trà chùm ngây Mori kích thích tiêu hoá, tăng đề kháng và ăn ngủ ngon

5. TRÀ TÂM SEN
Trà tâm sen là một loại trà rất tốt trong việc điều trị bệnh cao huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hoá. Ngoài ra trà tâm sen còn có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lượng tuần hoàn động mạch vành.

Trà tâm sen ổn định huyết áp

Uống trà tâm sen mỗi ngày còn giúp chữa mất ngủ, đau đầu hoa mắt, nhịp tim nhanh, hay hồi hộp. Chỉ cần lấy khoảng 3g tâm sen cho vào cốc và đổ lượng nước sôi vừa đủ vào ngâm khoảng 5-10 phút rồi uống. Ngày uống 1-2 lần sẽ có công dụng rất tốt.

6. TRÀ BANCHA
Trà bancha có nghĩa là trà già (late growing tea). Trà bancha có tính kiềm nhẹ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có nhiều tính năng trị liệu khác, và cần thiết cho việc trung hòa axit trong dạ dày.
Đây là loại trà được trồng ở các vùng núi cao, tuyết phủ dày, do đó cây mọc lên được thể hiện một sức sống dồi dào, người uống trà bancha cũng vì vậy mà khôi phục được sức khỏe.

Trà bancha ổn định huyết áp

Trà bancha có khả năng hạ huyết áp, rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương não,…Khi bị mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, bạn có thể pha uống một tách trà bancha sẽ thấy sức khỏe hồi phục ngay, lưu ý là nên uống trà bancha ấm bạn nhé, sẽ giúp cải thiện tuần hoàn mạch máu, điều hòa huyết áp
Uống trà này không bị mất ngủ như trà búp, trà mạn, người già và trẻ em đều có thể uống được.

7. TRÀ CỦ SEN
Chọn củ sen già, cắt lát phơi và sao vàng. Tuy không phải là loại trà hạ huyết áp tốt nhất, nhưng trà củ sen rất tốt cho các bệnh về phổi, cảm cúm, ho, giúp an thần, mát huyết, tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu.

Trà củ sen ổn định huyết áp

Khi nào bạn cảm thấy bị ho nhiều không dứt, có thể pha trà uống ngay, có thể uống thay nước lọc. Đặc biệt, trà củ sen có mùi thơm và vị ngọt nhẹ, rất dễ uống dù là người kén khẩu vị nhất đi chăng nữa. Trà có thể dùng cho người lớn tuổi và cả trẻ em, chỉ vài ngày sau khi uống, huyết áp sẽ ổn định, cơn ho sẽ biến mất.
Khi uống trà củ sen có tính chất dưỡng sinh và để hỗ trợ điều trị bệnh thì cho nhúm trà vào phích ủ, chế nước thật sôi, sau 15 – 30 phút đem uống, đây là một loại trà rất thơm ngon và an thần…

8. TRÀ BỒ CÔNG ANH
Nói đến tác dụng hạ huyết áp, không thể không kể đến trà bồ công anh. So với các loại trà khác, trà bồ công anh có vị đắng tự nhiên. Loại trà này được chế biến từ việc rửa sạch và phơi khô rễ, ngâm chúng vào nước nóng, và thực hiện các bước còn lại giống như trà cành bancha.

Trà bồ công anh ổn định huyết áp

Trà bồ công anh là tổng hợp của vị ngọt đi vào kinh Tỳ, vị đắng đi vào kinh Tâm, có tác dụng lọc máu, làm khỏe tim, tiêu u viêm, rất tốt cho người bị ung thư. Ngoài ra trà bồ công anh còn tốt trong việc lợi tiểu, thông sữa, tăng cường chức năng dạ dày, giúp hệ thống đường ruột dồi dào sinh lực hơn.

9. TRÀ MU
Đây là một loại trà thảo dược hấp dẫn, điều hòa huyết áp một cách nhẹ nhàng, giúp cân bằng cơ thể một cách hoàn hảo.
Trà Mu là loại trà đặc biệt, được chế biến từ 9 đến 16 loại thảo mộc khác nhau. Chúng bao gồm một ít nhân sâm, một loại rễ rất mạnh mà người ta thường dùng làm thức uống tăng sức lực cơ thể. Trà Mu từ khi ra đời đã chứng minh được công dụng hạ huyết áp, điều trị và làm mạnh bao tử, cơ quan sinh sản, …

Trà Mu ổn định huyết áp

Trà có vị ngọt nhẹ, rất dễ chịu, cực kỳ tốt cho cơ quan sinh dục nữ, những bệnh liên quan đến tiêu hóa, cũng như dùng cho đàn ông cũng rất tốt.
Ngoài ra trà Mu cũng rất tốt cho bệnh nhân ung thư, bạn có thể uống loại trà này thường xuyên mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

10. TRÀ GẠO LỨT RANG
Trà gạo lứt rang là thức uống tuyệt vời cho người đang đau bệnh, có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Không chỉ thanh lọc gan, nó còn giúp cho bạn có nước da hồng hào, sáng đẹp, nhờ việc làm cho máu sạch. Bạn sẽ không còn cảm thấy nhức mỏi hay đau nhức mỗ khi trời trở lạnh nữa.

Trà gạo lứt rang ổn định huyết áp

Trà gạo lứt rang có tác dụng chữa dứt chứng táo bón, miệng hôi, các chứng đau nhức vai gáy, huyết áp cao. Uống đều đặn theo thói quen trà gạo lứt rang còn giảm và lành bệnh gout rất hiệu nghiệm đó nhé, người lớn tuổi không còn đi tiểu đêm nhiều lần.
Trên đây là các loại trà chữa bệnh cao huyết áp rất hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và tin dùng. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Nguồn: Sưu tầm



Tin tức liên quan

ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ LUÔN KHỎE MẠNH

ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ LUÔN KHỎE MẠNH

354 Lượt xem

Ăn chay và ăn chay đúng cách như thế nào để vừa giữ được sức khoẻ vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc của bất kỳ nguyên tắc ăn chay nào mà bạn đang thực hiện theo sẽ là điều thắc mắc đầu tiên khi bạn bắt đầu ăn chay đúng cách. 
ĂN CHAY TRONG THAI KỲ VÀ KHI NUÔI CON CÓ TỐT CHO SỨC KHOẺ KHÔNG?

ĂN CHAY TRONG THAI KỲ VÀ KHI NUÔI CON CÓ TỐT CHO SỨC KHOẺ KHÔNG?

5148 Lượt xem

Một chế độ ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, kiểm soát tốt cân nặng và giữ gìn sức khỏe tốt là những yếu tố cần thiết cho một môi trường phát triển lý tưởng của thai nhi. Do đó, nhiều bà mẹ khi đang duy trì chế độ ăn chay thường sẽ lo lắng về việc không đảm bảo đủ dinh dưỡng nếu ăn chay – một chế độ ăn hạn chế hay thậm chí là loại bỏ hoàn toàn thực phẩm từ động vật, chỉ tiêu thụ các sản phẩm từ thực vật.
NHỮNG AI SẼ MIỄN NHIỄM VỚI ĐAU MẮT ĐỎ?

NHỮNG AI SẼ MIỄN NHIỄM VỚI ĐAU MẮT ĐỎ?

476 Lượt xem

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng nhiễm trùng ở mắt với nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do phản ứng dị ứng với biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt (Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Viêm kết mạc rất dễ lây lan, vậy ai có thể sẽ miễn nhiễm với tình trạng viêm kết mạc đang có xu hướng tăng như hiện nay?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng