TẠI SAO UỐNG RƯỢU LẠI GÂY ĐAU ĐẦU?

Nhiều người uống quá nhiều rượu vào buổi tối thường bị đau đầu sáng hôm sau khi thức dậy. Đặc biệt với bệnh nhân thường xuyên bị đau nửa đầu, chỉ cần tiêu thụ một lượng rượu nhỏ cũng đủ khiến cơn nhức đầu tấn công dữ dội. Tại sao lại xảy ra tình trạng này, và khi gặp phải bạn nên xử trí thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Tình trạng uống rượu đau đầu

Đau nửa đầu (Migraine) là một triệu chứng thực tế mà nhiều người gặp phải nhưng lại không có nguyên nhân phát triển rõ ràng. Hiện nay một số chuyên gia dự đoán rằng sự trục trặc trong hoạt động của não bộ chính là lý do. Tình trạng này ảnh hưởng đến các hóa chất trong não, cũng như các tín hiệu thần kinh gửi đi.

Nhiều tác nhân có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu, từ căng thẳng tại nơi làm việc đến thay đổi thời tiết và một số loại thực phẩm nhất định (ví dụ như phô mai nặng). Trong đó, khoảng 1/3 số bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu xem rượu là một trong những tác nhân gây bệnh.

1/3 bệnh nhân bị đau nửa đầu xem rượu là một trong những nguyên nhân gây bệnh (Ảnh minh họa: Unsplash)

Từ lâu rượu đã được cho là có liên quan đến sự phát triển của những cơn đau nhức đầu nói chung. Nhiều bằng chứng cho thấy từ thời cổ đại, người ta đã mô tả tình trạng đau đầu sau khi uống rượu nói riêng, hay đồ uống có cồn nói chung. Rượu có thể gây ra hai loại đau nửa đầu khác nhau:

  • Bạn có thể bị đau đầu trong vòng từ 30 phút đến 3 giờ khi bắt đầu uống rượu - ngay cả khi chưa tiêu thụ quá nhiều. Một số người chỉ mới nhâm nhi một hoặc hai ly rượu là đã bắt đầu những cơn đau nhói ở đầu;
  • Dạng thứ hai là bạn vẫn khỏe mạnh tỉnh táo cho đến khi nồng độ cồn trong máu trở lại bình thường. Điều này có nghĩa tình trạng uống rượu nhức đầu sẽ không xuất hiện ngay lập tức, mà chỉ bắt đầu vào sáng hôm sau khi bạn thức dậy. Đây được gọi là đau đầu do rượu gây ra (DAIH) và có thể xảy ra với bất cứ ai, song những người bị chứng đau nửa đầu thì có nhiều khả năng gặp phải hơn.

Vì sao uống rượu lại bị đau đầu?

Rượu không chỉ chứa histamine mà còn thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra nhiều hóa chất này hơn. Điều này làm tăng phản ứng viêm trên khắp cơ thể người uống rượu. Ngoài ra, thành phần chính của rượu là ethanol. Khi vào cơ thể, hóa chất này được chuyển thành tác nhân kích hoạt chứng đau nửa đầu. Ethanol cũng là một chất lợi tiểu tự nhiên khiến người uống rượu phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tất cả những điều này có thể khiến họ bị đau nửa đầu. Các yếu tố khác nhau có thể góp phần khiến việc uống rượu bị đau đầu cụ thể là:

  • Rượu khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu, và việc đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể dẫn đến mất nước. Đây là nguyên nhân người say rượu cảm thấy khát nước, chóng mặt và choáng váng;
  • Rượu kích hoạt phản ứng viêm từ hệ miễn dịch và gây ra các triệu chứng thực thể, chẳng hạn như không thể tập trung, các vấn đề về trí nhớ, giảm cảm giác thèm ăn và mất hứng thú trong các hoạt động thông thường;
  • Rượu kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng sản xuất axit dạ dày cũng như trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày. Tất cả những yếu tố này có thể gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn;
  • Rượu có thể khiến lượng đường trong máu giảm. Nếu lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, run rẩy, rối loạn tâm trạng và thậm chí co giật;
  • Rượu làm cho các mạch máu của bạn mở rộng, có thể dẫn đến đau đầu;
  • Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng không thể ngủ sâu và thường thức giấc vào giữa đêm. Điều này khiến bạn chao đảo, nhức đầu và mệt mỏi sau khi tỉnh dậy.

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần khiến việc uống rượu bị đau đầu (Ảnh minh họa: Unsplash)

Khi uống rượu mà bị đau đầu phải làm thế nào?

Uống một lượng rượu nhỏ mỗi ngày có thể tốt cho sức khỏe, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim, cũng như đột quỵ do thiếu máu cục bộ (xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu không thể đến được với não).

Liều lượng rượu vừa phải đối với người lớn khỏe mạnh là tối đa 1 ly/ngày ở phụ nữ mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, và tối đa 2 ly/ngày ở nam giới từ 65 tuổi trở xuống.

Tuy nhiên, nếu bạn dễ bị đau nửa đầu thì phải cân nhắc về liều lượng rượu nên tiêu thụ. Một ly rượu vang 150ml hoặc 350ml bia có thể được khuyến nghị miễn là không gây đau đầu. Nếu vẫn cảm thấy uống rượu đau đầu, bạn cần dùng ít hơn liều lượng trên hoặc tránh xa tất cả thức uống có cồn.

Nếu bạn không chắc loại thức uống có cồn nào là nguyên nhân gây đau đầu, hãy thử ghi nhật ký. Mỗi lần uống rượu, hãy viết ra loại rượu hoặc bia bạn dùng, số lượng và các triệu chứng bạn cảm thấy (nếu có). Nên ghi rõ cả tình trạng sức khỏe vào 48 giờ trước khi uống rượu, cũng như bất kỳ vấn đề nào khiến bạn căng thẳng hoặc lo lắng vào thời điểm đó. Theo thời gian, bạn sẽ có thể tìm ra nguyên nhân thực sự của chứng uống rượu nhức đầu và hạn chế chúng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử:

Lựa chọn cẩn thận: Tùy vào cơ địa của mỗi người, một vài loại đồ uống có cồn khác (bia, cocktail, vang sủi,...) có thể khiến bạn ít đau đầu hơn số khác còn lại;

Nhâm nhi nước cùng với rượu: Uống một ly nước đầy sau mỗi lần uống rượu sẽ giúp giữ nước và cũng khiến bạn uống ít rượu hơn;

Uống rượu trong bữa ăn: Rượu sẽ hấp thụ nhanh hơn nếu dạ dày của bạn trống rỗng. Vì vậy nên ăn trước và trong thời uống rượu để có thể làm nguy cơ bị đau nửa đầu;

Không uống rượu khi đang stress: Uống rượu khi căng thẳng sẽ khiến cơn đau nửa đầu trầm trọng;

Biết giới hạn của bản thân và uống có chừng mực: Quyết định trước giới hạn bạn sẽ uống bao nhiêu và tuân thủ đúng để cảm thấy thoải mái khi phải sử dụng rượu, tránh bị áp lực và lo lắng quá nhiều. Ngừng uống hoàn toàn khi đã đạt đến giới hạn mình đặt ra;

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Aspirin hoặc ibuprofen có thể ngăn ngừa các triệu chứng đau đầu. Tuy nhiên cần hỏi bác sĩ về tính an toàn và liều lượng được khuyến cáo cho riêng bạn. Chính những loại thuốc này, hoặc khi tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, có thể gây tổn thương gan nếu tiêu thụ quá nhiều rượu;

Dùng thuốc trị đau đầu triptans: Triptans không thể ngăn chặn chứng đau nửa đầu, nhưng có thể giúp dừng triệu chứng uống rượu bị đau đầu lại sau khi cơn đau bắt đầu. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho nhiều người. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mặc dù nhiều loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa tình trạng uống rượu bị đau đầu, thế nhưng cách duy nhất bảo đảm hiệu quả là tránh uống rượu. Nếu bắt buộc phải uống, hãy tiêu thụ với liều lượng trong giới hạn và điều độ. Càng uống ít rượu, bạn càng ít có khả năng bị đau đầu và say xỉn. Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu, nên xin bác sĩ cho lời khuyên về việc rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân như thế nào để tìm ra giải pháp phù hợp.

Cải thiện tình trạng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi với sự kết hợp giữa cao Ginkgo biloba (Bạch quả) và Rutin, vitamin C – PT GINKGO 120MG đem đến cho bạn các công dụng tuyệt vời trên não bộ:

 Bổ não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.

 Tăng lưu thông máu lên não, tăng độ bền thành mạch, giảm tình trạng bị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

 Cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.

PT GINKGO hoàn toàn phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?
NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?

887 Lượt xem

Đau nhức đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân ập đến sau khi vừa mới thức dậy, khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc ngủ quá nhiều chính là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu. Vậy trong trường hợp này nên làm gì để giảm đau đầu?

ĐAU NÚM VÚ CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ?
ĐAU NÚM VÚ CẢNH BÁO ĐIỀU GÌ?

1151 Lượt xem

Núm vú là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể, thay đổi nhỏ ở núm vú có thể khiến bạn đau nhức. Nguyên nhân gây đau núm vú thường lành tính, không có gì đáng lo ngại. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau núm vú có thể là dấu hiệu của bệnh lý đáng lo ngại hơn. Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau núm vú và những gì bạn có thể làm với nó.

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ KHÔNG DÙNG THUỐC CÓ TỰ HẾT KHÔNG?

657 Lượt xem

Bệnh đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người đang gặp phải tình trạng đau mắt đỏ tự hỏi và tìm hiểu trên các trang thông tin, mạng xã hội hoặc hỏi trực tiếp những người thân xung quanh. Vậy bạn đã biết câu trả lời chính xác thì đau mắt đỏ không dùng thuốc có tự hết không chưa?

5 XU HƯỚNG SỨC KHỎE SẼ NỞ RỘ VÀO NĂM 2023
5 XU HƯỚNG SỨC KHỎE SẼ NỞ RỘ VÀO NĂM 2023

961 Lượt xem

Chỉ còn không tới 30 ngày nữa là năm 2022 sẽ kết thúc. Sau những di chứng đặc biệt từ ba năm đại dịch để lại, chúng ta sẽ bước qua năm 2023 với những quan điểm mới và xu hướng mới về chăm sóc sức khỏe.

VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI LÀ GÌ? NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI LÀ GÌ? NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

966 Lượt xem

“Vi khuẩn ăn thịt người” là cụm từ mà nhiều người khi lần đầu nghe đến sẽ có cảm giác “đáng sợ”, kèm theo đó là rất nhiều câu hỏi như vi khuẩn ăn thịt người là gì, có nguy hiểm không, liệu vi khuẩn ăn thịt người có thực sự ăn thịt người như cái tên của nó? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu về loại vi khuẩn này ở bài viết dưới đây nhé.

NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP CHỐNG LÃO HÓA DA
NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP CHỐNG LÃO HÓA DA

1184 Lượt xem

Kéo dài thời gian xuất hiện lão hóa và duy trì một làn da trẻ trung là điều mà hầu hết phụ nữ mơ ước. Tuy nhiên, một khi lão hóa da xuất hiện thì rất khó để loại bỏ, vì vậy, ngăn ngừa lão hóa da là vấn đề vô cùng quan trọng. Từ khoảng 25 tuổi, da sẽ bắt đầu có các dấu hiệu lão hóa, do đó, cần phải tạo cho bản thân một thói quen tốt giúp chống lão hóa da. Nếu các thói quen này được duy trì đều đặn và áp dụng đúng cách thì ngay cả ở độ tuổi 40, các dấu vết của lão hóa vẫn có thể được sửa chữa.

TẮM NẮNG ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN D, SAO CHO AN TOÀN?
TẮM NẮNG ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN D, SAO CHO AN TOÀN?

981 Lượt xem

Ai cũng biết tắm nắng sẽ giúp bổ sung vitamin D, nhưng có lẽ ít ai biết cách tắm nắng làm sao để cho an toàn. Việc bạn cho da tiếp xúc với ánh mặt trời sai cách có thể làm giảm khả năng cơ thể tổng hợp vitamin D, trong khi đây là nguồn bổ sung chính loại vitamin này cho cơ thể.

TẠI SAO NÊN DÙNG THỰC PHẨM DINH DƯỠNG MORINGA ?
TẠI SAO NÊN DÙNG THỰC PHẨM DINH DƯỠNG MORINGA ?

1592 Lượt xem

Moringa hay chùm ngây đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. Bên trong mỗi thực phẩm dinh dưỡng Moringa đều được sản xuất với lượng chùm ngây đảm bảo cung cấp đúng dưỡng chất vốn có đến người sử dụng. 

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ

1047 Lượt xem

Liệu bạn có hứng thú với việc để cơ thể nhảy múa trên nền nhạc, trình diễn những động tác uyển chuyển đẹp mắt? Khiêu vũ không chỉ là hoạt động trải nghiệm tuyệt vời của bạn với bạn bè hoặc “nửa kia” của mình, mà nó còn có khả năng giúp cải thiện chức năng não bộ - điều có thể khiến bạn bất ngờ khi đọc xong bài viết này đấy.

BÍ QUYẾT DƯỠNG MÔI ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
BÍ QUYẾT DƯỠNG MÔI ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

1423 Lượt xem

Một đôi môi căng mọng, mềm mại sẽ giúp khuôn mặt của bạn thêm phần rạng rỡ và cuốn hút. Do đó câu hỏi “làm thế nào để dưỡng môi đúng cách?” là trăn trở chung của hầu hết của các chị em phụ nữ. Chính vì thế, thông qua bài viết sẽ bật mí bí quyết dưỡng môi đơn giản với các nguyên liệu sẵn có tại nhà, giúp bạn khắc phục các tổn thương, tăng cường và bảo vệ lớp tế bào cho môi.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng