TẠI SAO GOUT THƯỜNG GẶP Ở PHÁI NAM?
“Căn bệnh nhà giàu” - gout là một căn bệnh phổ biến và phức tạp, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Vậy do đâu mà có sự chênh lệch này? Hãy cùng Phúc Tưởng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Gout là gì?
Gout là một căn bệnh viêm khớp do sự tạo thành và tích tụ axit uric trong cơ thể. Loại axit này được hình thành khi cơ thể chuyển hóa purin. Khi nồng độ của nó trong máu tăng cao, các tinh thể urate sẽ tích tụ trong khớp, gây ra viêm đau và sưng.
Gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân, ngón tay, khớp gối và khớp cổ chân nhưng thường gặp nhất là ở khớp ngón chân cái với các biểu hiện đau, sưng và đỏ ở vùng khớp bị tác động, cùng với đó là cảm giác nóng và cứng khớp.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Bệnh gout liên quan đến quá trình chyển hóa purin trong cơ thể, gây nên các cơn viêm khớp cấp tính. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến:
- Tăng sản xuất axit uric hơn mức bình thường: axit uric là chất còn lại khi purin chuyển hóa trong cơ thể. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không thể loại bỏ nó đúng cách thì nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng lên, gây ra bệnh gout.
- Mất cân bằng axit uric: khi quá trình sản xuất và tiêu hóa axit uric trong cơ thể bị mất cân bằng, nồng độ axit uric có thể sẽ tăng lên, gây nên bệnh gout.
- Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm: ở một số người, khả năng đào thải axit uric diễn ra kém, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu vươt mức bình thường.
- Tiêu thụ nhiều purin từ thực phẩm: một số thức ăn có nhiều purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu và đồ ngọt có thể sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, góp phần làm tăng nguy cơ bệnh gout.
- Di truyền: nếu một trong các thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh gout, nguy cơ mắc bệnh ở bạn sẽ cao hơn bình thường.
- Các yếu tố bệnh khác: tình trạng cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, tăng mỡ máu,...cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Tại sao gout thường gặp ở phái nam?
Do androgen
Nguyên nhân tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới cao không thể không kể đến một loại hormon sinh dục chính của cơ thể - androgen. Androgen làm cho màng phospholipid ở các bào quan dễ bị các tinh thể urate xâm nhập dẫn đến quá trình đào thải axit uric trong cơ thể bị tắc nghẽn và tích tụ trong cơ thể, gây nên bệnh gout.
Trong khi đó, hàm lượng androgen ở nữ giới ít hơn nam giới và hormon estrogen ở nữ giới có thể góp phần thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric nên số bệnh nhân nữ mức bệnh gout thấp hơn nhiều so với nam giới.
Chế độ ăn uống không đúng cách
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao và biểu hiện tăng bất thường này không thể không kể đến chế độ ăn uống hàng ngày. Vì trong một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như lẩu, bia, thịt tại nơi làm việc hay trong các buổi tụ tập bạn bè, việc tiêu thụ các thực phẩm có nhiều purin là không tránh khỏi, do đó, nồng độ axit uric trong máu trong cơ thể tăng lên nhiều. Và nam giới là người thường tiêu thụ các loại thực phẩm này nhiều hơn.
Yếu tố công việc
Nhìn chung, nam giới thường mang lại thu nhập chính cho gia đình nên để đảm bảo vấn đề này, các cuộc chiêu đãi diễn ra trong công việc trở thành một nhu câu thiết yếu và nhu cầu này là kẻ thù tự nhiên của gout. Bên cạnh đó, công việc bận rộn, thiếu vận động khiến cho nam giới dễ bị béo phì hơn và béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ về tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu và đặc biệt là gout sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó mà nguy cơ mắc bệnh gout ở nam giới thường cao hơn nhiều.
Phương pháp điều trị bệnh gout
Đối với các cơn gout cấp tính, thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng chủ yếu trong trường hợp này, tiêu biểu là Colchicine RVN bởi tác dụng điều trị chọn lọc và hiệu quả, bên cạnh đó còn bởi khả năng chống lại suy tim của nó. Đối với các trường hợp nặng hơn có thể sử dụng các loại thuốc steroid.
Khi cơn gout cấp tính được cải thiện, nếu tính trạng tăng axit uric máu xuất hiện thì việc điều trị để hạ axit uric máu sẽ được thực hiện. Đây được xem là phương pháp điều trị gout triệt để hơn. Tuy nhiên, nếu tự ý giảm hoặc ngừng thuốc thì axit uric trong máu sẽ tăng trở lại, do đó, cần phải hết sức thận trọng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ trong hỗ trợ điều trị gout, bạn không nên bỏ qua điều này.
Một thực tế không thể chối cãi là gout hay gặp ở nam giới hơn, do đó, nam giới cần chú ý nhiều hơn đến các vấn đề về gout, chọn cho mình một thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nữ giới không thẻ mắc bệnh gout. Một số nữ giới vẫn có thể mắc bệnh gout bởi yếu tố di truyền hay tiếp xúc nhiều với cảm lạnh hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc gây nên,...Chính vì thế, không nên chủ quan đối với căn bệnh này không chỉ nam giới mà còn ở cả nữ giới.
Tài liệu tham khảo: MSD Manuals, National Institutes of Health
Xem thêm