PHÂN BIỆT COVID-19 VỚI CẢM CÚM, CẢM LẠNH, DỊ ỨNG THEO MÙA

Với các triệu chứng như ho, sốt và khó thở, bạn không chắc mình có đang nhiễm COVID-19 hay không? Nhưng cũng có thể bạn chỉ đang mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng theo mùa. Vậy làm sao để phân biệt COVID-19 với các bệnh này? Cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé.

PHÂN BIỆT COVID-19 VỚI CẢM CÚM

COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra và bệnh cúm do virus cúm (Influenza virus). Tuy tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng vì đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhìn chung cả COVID-19 và cảm cúm có những triệu chứng tương đồng như sau:

  • Sốt hoặc cảm thấy sốt, ớn lạnh.
  • Ho.
  • Thở nông, hụt hơi hoặc khó thở.
  • Viêm họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau cơ hoặc đau nhức toàn thân.
  • Đau đầu.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Thay đổi hoặc mất vị giác, thay đổi hoặc mất khứu giác (triệu chứng này xảy ra thường xuyên hơn ở COVID-19).

COVID-19 và cảm cúm có nhiều triệu chứng giống nhau (Nguồn ảnh: Freepik)

Khác biệt về thời gian xuất hiện các triệu chứng

Thông thường, nếu bạn mắc cảm cúm thì các triệu chứng sẽ khởi phát vào khoảng 1 đến 4 ngày sau khi nhiễm bệnh. Ở COVID-19 thì thời gian sẽ lâu hơn, thường khoảng 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng cũng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm.

Khác biệt về thời gian lây lan virus

Cần lưu ý một điều rằng người mắc COVID-19 có thể sẽ có thời gian lây nhiễm lâu hơn so với người mắc bệnh cúm:

  • Trường hợp có triệu chứng: Trong khoảng 2 ngày trước khi có các triệu chứng, dấu hiệu (hoặc sớm hơn) và ít nhất 10 ngày sau khi các triệu chứng lần đầu tiên xuất hiện.
  • Trường hợp không có triệu chứng hoặc các triệu chứng bị mất đi: Ít nhất 10 ngày sau khi được xét nghiệm dương tính với COVID-19.
  • Trường hợp nhập viện vì bệnh diễn tiến nặng hoặc suy giảm miễn dịch thì có thể sẽ có thời gian lây nhiễm khoảng 20 ngày hoặc lâu hơn.

Khác biệt về mức độ lây lan virus

Cả COVID-19 và cảm cúm đều có thể lây nhiễm giữa những người tiếp xúc gần với nhau (khoảng 2 mét), chủ yếu qua các phần tử giọt bắn chứa virus bị tống ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ở môi trường trong nhà, phòng kín có hệ thống thông hơi kém thì khoảng cách này có thể xa hơn.

Ngoài phần lớn lây qua đường hô hấp, bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh COVID-19 hoặc cảm cúm khi chạm vào người bị mắc bệnh (như bắt tay), hoặc chạm vào bề mặt, đồ vật có virus trên đó. Các virus này sau đó sẽ xâm nhập cơ thể khi bạn vô tình đưa tay chạm lên miệng, mắt hoặc mũi mình.

Dù người mắc bệnh COVID-19 và cảm cúm có triệu chứng, triệu chứng rất nhẹ hay không có triệu chứng thì vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Và ở trường hợp COVID-19 thì mức độ lây lan sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với cảm cúm, do thời gian lây lan dài hơn, virus tồn tại ở môi trường bên ngoài lâu hơn.

Khác biệt về nguy cơ biến chứng

Ở các đối tượng đặc biệt như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và biến chứng cao hơn. Các biến chứng có thể xảy ra ở COVID-19 và cảm cúm bao gồm:

  • Viêm phổi.
  • Suy hô hấp.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (có dịch trong phổi).
  • Nhiễm trùng huyết (một căn bệnh gây đe dọa tính mạng).
  • Tổn thương tim (như đau tim hoặc đột quỵ).
  • Suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận, sốc).
  • Làm tồi tệ hơn tình trạng các bệnh mãn tính (bệnh liên quan tới phổi, tim, hệ thần kinh hoặc tiểu đường).
  • Viêm tim, não hoặc các mô cơ.
  • Nhiễm trùng thứ phát (nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm cũng có thể xảy ra người bị nhiễm COVID-19 hoặc cảm cúm).

COVID-19 và cảm cúm đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm (Nguồn ảnh: Freepik)

Thông thường nhiễm trùng thứ phát sẽ gặp phổ biến ở cảm cúm hơn so với COVID-19, tiêu chảy thì thường gặp ở trẻ nhỏ bị cảm cúm hơn so với người lớn. Nếu bạn bị cảm cúm thì hầu hết sẽ tự khỏi trong vài ngày đến 2 tuần, một số người mới gặp phải biến chứng nặng.

Ngoài các biến chứng tương đồng với bệnh cúm đã được kể trên, COVID-19 còn có các biến chứng khác như:

  • Cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch phổi, tim, chân hoặc não.
  • Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) và hội chứng viêm đa hệ thống ở người trưởng thành (MIS-A).

Các biến chứng của COVID-19 thường nghiêm trọng hơn so với cảm cúm, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra còn có hội chứng COVID kéo dài, được định nghĩa là một loạt các triệu chứng kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau lần đầu tiên bị nhiễm COVID-19, hoặc có thể chỉ vài tuần sau khi nhiễm bệnh. Hội chứng COVID kéo dài này có thể xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả khi bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.

PHÂN BIỆT COVID-19 VỚI CẢM LẠNH

Tác nhân phổ biến gây ra cảm lạnh thông thường là Rhinovirus. Cách lây lan cùng dấu hiệu, triệu chứng của cảm lạnh cũng giống với COVID-19, tuy nhiên vẫn có vài điểm khác biệt.

Triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là hắt hơi, chảy nước mũi và đau họng. Ít khi gặp các triệu chứng có ở COVID-19 như sốt và không gây tiêu chảy, buồn nôn hay nôn mửa. Các triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện 1 đến 3 ngày sau khi nhiễm bệnh. Không giống như COVID-19, cảm lạnh thường không gây hại, sẽ tự khỏi sau 3 đến 10 ngày dù một vài trường hợp có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là hắt hơi, chảy nước mũi và đau họng (Nguồn ảnh: Freepik)

PHÂN BIỆT COVID-19 VỚI DỊ ỨNG THEO MÙA

Trong khi COVID-19, cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh cấp tính, thì dị ứng thường có các triệu chứng mãn tính và xảy ra liên tục trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Dị ứng không gây sốt hay đau nhức cơ thể, ngược lại ngứa mắt và đau mặt mới là triệu chứng điển hình. Một vài trường hợp có thể thở khò khè (nhất là ở người bị hen suyễn). Do thường chỉ ảnh hưởng lên đường hô hấp và có xu hướng thay đổi theo môi trường (như bụi, phấn hoa, lông động vật, v.v…) nên các triệu chứng gặp ở COVID-19 như đau nhức cơ, mất vị giác hay khứu giác, buồn nôn hay tiêu chảy sẽ không gặp ở dị ứng.

So sánh triệu chứng của COVID-19, Cảm cúm, Cảm lạnh và Dị ứng (Nguồn: Healthline)

ĐỂ XÁC ĐỊNH CÓ NHIỄM COVID-19 HAY KHÔNG, BẠN KHÔNG THỂ DỰA VÀO CHỈ MỖI TRIỆU CHỨNG

Vì các triệu chứng của COVID-19, bệnh cúm, cảm lạnh và dị ứng theo mùa khá giống nhau, nên không thể chắc chắn rằng bạn đang nhiễm COVID-19 chỉ dựa trên những triệu chứng này. Ở một số trường hợp còn có thể bị nhiễm cả COVID-19 và bệnh cúm cùng một lúc, gây ra các triệu chứng có ở cả hai bệnh.

Xét nghiệm COVID-19 là phương pháp để xác định chắc chắn. Thế nên nếu nghi ngờ bản thân có những triệu chứng thường gặp ở COVID-19, với những yếu tố nguy cơ như có tiếp xúc với người bị mắc bệnh gần đây, hoặc đang ở trong vùng dịch, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm chẩn đoán và tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ.

HÃY ĐEO KHẨU TRANG ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHỎI COVID-19, CẢM CÚM, CẢM LẠNH VÀ DỊ ỨNG THEO MÙA

Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ thực hiện 5K, trong đó đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

Khẩu trang giúp hạn chế được quá trình lây lan virus từ những người không có triệu chứng hoặc không biết mình mắc bệnh sang những người khỏe mạnh. Đeo khẩu trang cũng giúp làm giảm lây truyền các bệnh đường hô hấp khác như cảm cúm, cảm lạnh và giảm hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bặm, v.v… Không chỉ giúp bảo vệ bản thân, khẩu trang còn bảo vệ cho những người thân yêu của bạn!

Khẩu trang giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình (Nguồn ảnh: Freepik)

Nguồn: Healthline, CDC



Tin tức liên quan

PHỤ NỮ TUỔI 30+ VÀ VAI TRÒ CỦA L-CYSTINE TRONG VIỆC NGĂN NGỪA LÃO HÓA SỚM
PHỤ NỮ TUỔI 30+ VÀ VAI TRÒ CỦA L-CYSTINE TRONG VIỆC NGĂN NGỪA LÃO HÓA SỚM

360 Lượt xem

Sau tuổi 30, phụ nữ đối mặt với các dấu hiệu lão hóa rõ rệt như nếp nhăn, da chảy xệ và tóc yếu. L-cystine đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại quá trình này. Là thành phần của glutathione - chất chống oxy hóa mạnh mẽ, L-cystine bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và tham gia cấu tạo protein trong da, tóc và móng. Nhu cầu bổ sung L-cystine tăng cao theo tuổi tác khi khả năng tổng hợp tự nhiên giảm sút. Bài viết phân tích vai trò của L-cystine và cách bổ sung hiệu quả.

THỜI TIẾT KHÔ LẠNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA NHƯ THẾ NÀO?
THỜI TIẾT KHÔ LẠNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA NHƯ THẾ NÀO?

1968 Lượt xem

Hạn chế lão hóa da trong thời tiết khô lạnh sẽ là chủ đề được nhiều bạn quan tâm. Bởi không phải khi đến một tuổi nhất định thì lão hóa da mới có xuất hiện mà khi làn da không được bảo vệ đúng cách vẫn có cơ hội cho lão hóa da phát triển nhanh hơn. 

CÁCH ĂN CHAY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
CÁCH ĂN CHAY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

1094 Lượt xem

Ngày càng nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do khác nhau như đạo đức, tín ngưỡng hoặc sức khỏe. Nhưng làm thế nào để ăn chay an toàn và đủ chất là câu hỏi mà những người bắt đầu ăn chay luôn thắc mắc. Bài viết sẽ cung cấp cho độc giả một số mẹo giúp người mới ăn chay có một chế độ lành mạnh, ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng.

BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG
BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG

706 Lượt xem

Người bị loãng xương thường thiếu canxi và khoáng chất khác như magie, kẽm, và vitamin D, là các yếu tố cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả. Do đó, bổ sung canxi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

1439 Lượt xem

Biết và hiểu được những dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ sẽ là một trong những cách giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mắt để có thể kịp thời điều trị, bảo vệ thị lực của mắt, đảm bảo chất lượng cuộc sống và hạn chế ảnh hưởng đến những người xung quanh.

VIÊN XÔNG & SPA – SỰ KẾT HỢP CÓ THỂ BẠN CHƯA TỪNG NGHĨ TỚI
VIÊN XÔNG & SPA – SỰ KẾT HỢP CÓ THỂ BẠN CHƯA TỪNG NGHĨ TỚI

1748 Lượt xem

Thông thường chúng ta chỉ sử dụng viên xông để xông hơi giải cảm, sát trùng mũi họng và cải thiện các triệu chứng nhẹ của các bệnh về đường hô hấp. Có lẽ chính vì thế mà ít ai biết đến một hình thức sử dụng khác của viên xông là áp dụng liệu pháp mùi hương trong spa - sự kết hợp ăn ý giữa khoa học và nghệ thuật, giúp nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Vậy làm sao điều này có thể xảy ra? Hãy thử xem những thông tin thú vị sắp sửa được bật mí sau đây.

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở NGƯỜI LỚN
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI Ở NGƯỜI LỚN

585 Lượt xem

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người – viêm cân hoại tử là một bệnh nhiễm trùng mô mềm được đặc trưng bởi quá trình hoại tử lan rộng và nhanh chóng ở mô dưới da, thường đi kèm với sốc nhiễm độc toàn thân. Viêm cân hoại tử ảnh hưởng đến khoảng 0.4 trên 100.000 người mỗi năm tại Hoa Kỳ và ở một số khu vực trên thế giới, cứ 100.000 người thì có 1 người mắc bệnh này. 

RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ NỮ LÀ GÌ? LIỆU BẠN CÓ ĐANG GẶP PHẢI?
RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ NỮ LÀ GÌ? LIỆU BẠN CÓ ĐANG GẶP PHẢI?

1002 Lượt xem

Để có thể hoạt động khỏe mạnh thì cơ thể người phụ nữ cần phải có hệ thống nội tiết để tiết ra các hormone. Trong trường hợp nội tiết tố bị rối loạn sẽ gây ra rất nhiều các loại bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thẩm mỹ của chị em phụ nữ. Vậy làm sao để biết bạn đang bị rối loạn nội tiết tố, và làm cách nào để cân bằng được sự rối loạn đó?

20/11 – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGÀNH Y DƯỢC
20/11 – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGÀNH Y DƯỢC

1167 Lượt xem

Bất cứ ngành nghề nào luôn có bóng hình của thầy cô, bởi lẽ tri thức và kỹ năng không phải là một điều đơn giản mà chúng ta có thể sở hữu được chỉ bằng sự tìm tòi đơn độc của riêng mình. Đối với ngành Y dược – nơi khai sinh ra các bác sĩ, dược sĩ hay y tá, các nhân viên y tế tài giỏi khác thì công lao của các thầy cô lại càng đáng trân trọng hơn.

TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU
TẬT CẮN MÔI, CẮN MÓNG TAY: NHIỀU HƠN LÀ MỘT THÓI QUEN XẤU

1364 Lượt xem

Có thể nhiều khi bạn không nhận ra, bởi hành động vô thức như cắn môi hoặc cắn móng tay khi đang bận tâm suy nghĩ về một vấn đề gì đó. Nhiều người cho rằng đó là một thói quen xấu, hầu hết sẽ bỏ qua và xem như chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần và gây tổn hại đáng kể đối với cơ thể, thì đã đến lúc bạn không thể xem chúng là thói quen xấu được nữa.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng