VITAMIN K2: NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Khác với vitamin A hay vitamin B, vitamin K2 không thực sự phổ biến và không có quá nhiều người biết đến nó. Vitamin K2 hiếm khi xuất hiện trong khẩu phần ăn của người phương Tây và không nhận được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, đây là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh sức khỏe của con người.

Vitamin K là gì?

Năm 1929, vitamin K được phát hiện lần đầu tiên và được xem như một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong dòng thác đông máu trong cơ thể. Báo cáo đầu tiên được ghi lại trên tờ báo khoa học của nước Đức với tên gọi “Koagulationvitamin”, đây cũng là nguồn gốc của cái tên vitamin K.

Vitamin K còn được khám phá ra bởi nha sĩ Weston Price, người đã đi khắp thế giới trong phần đầu thế kỷ 20 để học và nghiên cứu về mối liên hệ giữa chế độ ăn và bệnh tật ở những vùng lãnh thổ khác nhau. Ông nhận ra rằng ở những quốc gia có nền công nghiệp kém phát triển, chế độ ăn của người dân chứa một chất dinh dưỡng không rõ loại với hàm lượng khá cao giúp phòng ngừa được sự hình thành các mảng bám trên răng và các bệnh lý mạn tính. Ông gọi chất dinh dưỡng bí ẩn này là yếu tố hoạt hóa X (tên gốc là “activator X”), chính là vitamin K2 ngày nay.

Vitamin K được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:

  • Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone được tìm thấy trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau lá xanh.
  • Vitamin K2: Còn được gọi là menaquinone, phổ biến trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và các thực phẩm lên men. Vitamin K2 có thể được chia thành nhiều dưới nhóm khác nhau, trong đó quan trọng nhất là MK-4 và MK-7.

Vitamin K1 và vitamin K2 có trong nhiều loại thực phẩm (Ảnh minh họa: Pexels)

Vitamin K có tác dụng gì?

Một cách tổng quát, vitamin K có nhiệm vụ hoạt hóa các protein có vai trò trong hoạt động đông máu, chuyển hóa canxi và điều hòa hoạt động của hệ tim mạch.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của vitamin K là điều hòa sự lắng đọng của ion canxi. Nói cách khác, nó thúc đẩy sự khoáng hóa của xương và ngăn ngừa quá trình canxi hóa ở thành mạch máu và thận.

Một số các nhà khoa học cho rằng vai trò của vitamin K1 và vitamin K2 không giống nhau, và chúng nên được phân loại thành các chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể. Quan điểm này được ủng hộ dựa trên các nghiên cứu trên động vật cho thấy vitamin K2 giảm sự vôi hóa bên trong các mạch máu trong khi vitamin K1 thì không. Các nghiên cứu có kiểm soát trên người cũng quan sát thấy rằng các viên uống bổ sung vitamin K2 có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ xương trong khi vitamin K1 không có vai trò này. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu trên người hơn được thực hiện để hiểu rõ được sự khác biệt trong tác dụng của vitamin K1 và vitamin K2.

Khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch của vitamin K

Sự vôi hóa và lắng đọng canxi ở thành mạch là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Vì thế, bất cứ tác nhân nào có thể làm giảm quá trình lắng đọng canxi đều có vai trò phòng ngừa nhiều bệnh lý tim mạch.

Vitamin K có tác dụng ngăn cản canxi lắng đọng bên trong lòng của động mạch. Trong một nghiên cứu kéo dài 7 đến 10 năm, những người bổ sung vitamin K2 với hàm lượng cao nhất có nguy cơ xuất hiện các mảng vôi hóa động mạch thấy hơn 52% và nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch cũng giảm đi 57%. Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 16057 phụ nữ cũng chỉ ra rằng những người có chế độ ăn bổ sung nhiều vitamin K2 có nguy có mắc bệnh tim mạch giảm xuống. Với lượng vitamin K2 sử dụng mỗi ngày ở mức 10 microgram, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch giảm đi 9%.

Mặt khác, vitamin K1 không có ảnh hưởng trong những nghiên cứu này. Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng tất cả những nghiên cứu kể trên là những nghiên cứu quan sát và chúng không thể chứng minh được mối quan hệ nguyên nhân kết quả. Một số ít nghiên cứu có kiểm soát được thực hiện có sử dụng vitamin K1 nhưng hầu như không có hiệu quả. Nhiều thử nghiệm có đối chứng lên vitamin K2 và các bệnh lý tim mạch trong thời gian dài nên được thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên hiện tại vẫn có nhiều cơ chế sinh học có tính hợp lý cao về hiệu quả của vitamin K2 và mối liên hệ mật thiết của nó với sức khỏe tim mạch trên những nghiên cứu quan sát.

Khả năng cải thiện sức khỏe hệ xương và giảm nguy cơ loãng xương của vitamin K

Loãng xương là một vấn đề sức khỏe phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở nhóm dân số già. Phụ nữ lớn tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải tình trạng loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương và các gánh nặng bệnh tật khác.

Như đã đề cập ở trên, vitamin K2 có vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi, vi chất chính trong xương và răng của con người. Vitamin K2 hoạt hóa các protein gắn kết canxi là osteocalcin và GLA giúp tạo xương và duy trì sự vững chắc. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng mạnh từ các nghiên cứu có kiểm soát cũng cho rằng vitamin K2 cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của hệ xương trong cơ thể.

Vitamin K2 có thể giúp cải thiện sức khỏe hệ xương và giảm nguy cơ loãng xương (Ảnh minh họa: Pexels)

Một nghiên cứu kéo dài suốt 3 năm tiến hành trên 244 phụ nữ mãn kinh chỉ ra rằng việc uống các viên uống bổ sung vitamin K2 đã làm chậm tiến trình giảm mật độ khoáng của xương do lão hóa. Nhiều nghiên cứu trong thời gian dài ở phụ nữ nhật bản đã nhận ra nhiều lợi ích tương tự khi sử dụng liều cao vitamin K2. Trong số 13 nghiên cứu, chỉ có một nghiên cứu thất bại trong việc chỉ ra sự cải thiện sức khỏe của hệ xương.

7 thử nghiệm lâm sàng quan sát vấn đề gãy xương nhận ra rằng vitamin K2 có khả năng làm giảm gãy xương vùng cột sống khoảng 60%, gãy xương hông khoảng 77% và các loại gãy xương khác khoảng 81%.

Bên cạnh đó, viên uống bổ sung vitamin K cũng chính thức được khuyến cáo nhằm mục đích phòng ngừa và điều trị loãng xương ở Nhật Bản. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu không thực sự bị thuyết phục bởi có hai nghiên cứu quan sát lớn kết luận rằng bằng chứng cho việc cung cấp vitamin K nhằm mục đích này là không đủ.

Tác dụng cải thiện sức khỏe răng miệng của vitamin K

Các nhà nghiên cứu đưa ra ý kiến rằng vitamin K2 có thể có ảnh hưởng lên sức khỏe hệ răng miệng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào trên người chứng minh được điều này. Dựa trên nhiều nghiên cứu trên động vật và vai trò của vitamin K2 lên sự chuyển hóa của xương, việc kết luận ảnh hưởng của nó lên sức khỏe răng miệng là có lý do.

Một trong những protein chính điều hòa sức khỏe răng miệng là osteocalcin, đây cũng là loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa xương và hoạt hóa vitamin K2. Osteocalcin kích hoạt cơ chế phát triển và sản sinh ra ngà răng là lớp mô vôi hóa nằm dưới men răng. Vitamin A và vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng ở đây, hoạt động cùng với vitamin K2.

Tác dụng chống lại ung thư của vitamin K

Ung thư là bệnh lý ngày càng phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới với tỷ lệ tử vong còn cao. Nhiều loại thuốc mới được tìm ra để điều trị ung thư, tuy nhiên số ca mới mắc vẫn tiếp tục gia tăng. Vì thế, việc phát hiện ra những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả là việc làm quan trọng hàng đầu.

Nhiều nghiên cứu đã thực hiện để tìm ra mối liên quan giữa vitamin K2 và một số loại ung thư cụ thể. Hai nghiên cứu lâm sàng cho rằng vitamin K2 làm giảm sự tái phát của ung thư gan và kéo dài thời gian sống. Hơn nữa, một nghiên cứu quan sát trên 11000 nam giới nhận thấy rằng việc bổ sung vitamin K2 với hàm lượng cao có mối liên kết với sự giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong khi vitamin K1 không có tác dụng này. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu có chất lượng trước khi kết luận về tác dụng này của vitamin K nói chung và vitamin K2 nói riêng.

Các phương pháp bổ sung vitamin K2 cho cơ thể

Nhiều loại thức ăn đa dạng giàu thành phần vitamin K1 nhưng ít vitamin K2. Cơ thể người có thể một phần chuyển hóa vitamin K1 thành vitamin K2. Điều này thực sự có ích vì hàm lượng vitamin k1 ở các chế độ ăn thông thường cao gấp 10 lần so với vitamin K2. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng gần đây chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi này không thực sự hiệu quả và cơ thể người cần bổ sung nhiều hơn vitamin K2 trực tiếp từ chế độ ăn của mình.

Nhiều loại thức ăn giàu thành phần vitamin K1 nhưng ít vitamin K2 (Ảnh minh họa: Pexels)

Vitamin K2 cũng được sản xuất từ hệ vi khuẩn đường ruột ở đại tràng. Một vài bằng chứng cho rằng việc sử dụng các kháng sinh phổ rộng gây ra sự thiếu hụt của vitamin K2.

Hàm lượng trung bình của vitamin K2 khá thấp trong chế độ ăn hiện đại ngày nay. Vitamin K2 chủ yếu được tìm thấy trong một số loại thịt và các loại thực phẩm lên men, đây là những thức ăn không được lựa chọn để sử dụng thường xuyên. Nguồn thức ăn từ động vật giàu vitamin K2 bao gồm các sản phẩm từ sữa có thành phần chất béo cao từ bò, lòng đỏ trứng, gan động vật.

Vitamin K là một hợp chất tan trong chất béo, điều này có nghĩa là thịt nạc hoặc những thực phẩm ít mỡ có nguồn gốc từ động vật không chứa nhiều vitamin K2. Thực phẩm từ động vật chứa nhiều phân nhóm MK-4 của vitamin K2 trong khi các thức ăn lên men chứa nhiều phân nhóm MK-5 đến MK-14.

Nếu những loại thực phẩm giàu vitamin K2 không dễ kiếm, việc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin K2 có thể là một giải pháp thay thế. HIệu quả của các viên uống bổ sung vitamin K2 có thể được nâng cao khi kết hợp với viên uống bổ sung vitamin D. Đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày của vitamin K2 hứa hẹn cải thiện tình trạng sức khỏe cho nhiều đối tượng mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai.

Với công thức tối ưu kết hợp vitamin K2 và vitamin D giúp hấp thu Canxi tối đa vào xương, đặc biệt nhờ thành phần Magnesi Hydroxyd: giảm hiện tượng táo bón thường gặp khi sử dụng Canxi – PADEEX PT giúp bạn cung cấp đầy đủ Canxi cần thiết, vừa hiệu quả lại vừa an toàn!

Nguồn: Vinmec

 



Tin tức liên quan

NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI THƯỜNG THIẾU NHỮNG CHẤT GÌ?
NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI THƯỜNG THIẾU NHỮNG CHẤT GÌ?

1363 Lượt xem

Từ 50 tuổi trở đi, cơ thể chúng ta cần thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất để đủ năng lượng hoạt động đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp hạn chế bệnh tật. Thế nhưng, người cao tuổi lại rất dễ bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng. Mời bạn cùng tham khảo để có những bổ sung kịp thời vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

2053 Lượt xem

Gout là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế hiện đại và cơ cấu của chế độ ăn uống do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm sự đào thải axit uric máu. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh và đúng cách, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân gout.

ỔI NHIỀU VITAMIN C GẤP 4 LẦN CAM, NHƯNG 4 NHÓM NGƯỜI NÀY CẦN HẠN CHẾ
ỔI NHIỀU VITAMIN C GẤP 4 LẦN CAM, NHƯNG 4 NHÓM NGƯỜI NÀY CẦN HẠN CHẾ

1128 Lượt xem

Ổi là một loại trái cây quen thuộc của người Việt. Ăn ổi thường xuyên và đúng cách có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm đẹp, giảm cân và một số tác dụng chữa bệnh khác. Tuy nhiên, dưới đây là 4 nhóm người nên hạn chế dùng ổi.

9 LOẠI RAU CỰC TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN
9 LOẠI RAU CỰC TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN

1627 Lượt xem

Ai cũng biết ăn rau tốt cho sức khỏe, nhưng trong bảng xếp hạng sức khỏe đó thì những ứng cử viên hàng đầu sẽ là ai đây? Hãy cùng lướt qua danh sách này để biết câu trả lời và bạn có thể lên ý tưởng cho thực đơn ngày mai – một bữa ăn bổ dưỡng với sự góp mặt của các ứng cử viên này.

TẠI SAO XƯƠNG NGƯỜI GIÀ DỄ GÃY VÀ KHÓ LÀNH?
TẠI SAO XƯƠNG NGƯỜI GIÀ DỄ GÃY VÀ KHÓ LÀNH?

1045 Lượt xem

Khi đến giữa cuộc đời, tuổi đã cao thì xương sẽ dễ gãy hơn do giảm mật độ. Đặc biệt ở những người trên 50 tuổi, loãng xương ở người già luôn là vấn đề được quan tâm bởi nó không chỉ làm xương dễ gãy mà còn mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.

CÁCH NGĂN NGỪA RỤNG TÓC VÀ KÍCH THÍCH MỌC TÓC
CÁCH NGĂN NGỪA RỤNG TÓC VÀ KÍCH THÍCH MỌC TÓC

287 Lượt xem

Ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc dày và mượt không chỉ cần thiết khi gặp tình trạng rụng tóc nhiều mà còn giúp mang đến vẻ đẹp thẩm mĩ cho bất kỳ ai. Vậy rụng tóc có thể ngăn ngừa được hay không và đâu là biện pháp giúp kích thích mái tóc mọc khỏe và óng mượt?

CÁC LOẠI BỆNH CAO HUYẾT ÁP
CÁC LOẠI BỆNH CAO HUYẾT ÁP

10575 Lượt xem

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các sức ép và áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống khiến nhiều người chịu những căng thẳng lớn cùng với đó là chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, điều độ. Đó chính là những lý do mà trong vài năm trở lại đây, độ tuổi mắc bệnh cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang ở tuổi lao động, chính vì thế, căn bệnh cao huyết áp giờ đây không còn là căn bệnh của tuổi già.

BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?
BỊ BỆNH CHÀM CÓ NGỨA KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ GIẢM CƠN NGỨA DO BỆNH CHÀM?

583 Lượt xem

Giảm cơn ngứa do bệnh chàm có thể được xem là một trong những cách giúp bệnh nhanh lành hơn. Bởi nếu như tác động vật lý, chà xát lên vị trí bị thương có thể làm cho vết thương bị viêm nghiêm trọng hơn và lâu lành bệnh hơn.

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA KHIÊU VŨ VỚI SỨC KHỎE NÃO BỘ

872 Lượt xem

Liệu bạn có hứng thú với việc để cơ thể nhảy múa trên nền nhạc, trình diễn những động tác uyển chuyển đẹp mắt? Khiêu vũ không chỉ là hoạt động trải nghiệm tuyệt vời của bạn với bạn bè hoặc “nửa kia” của mình, mà nó còn có khả năng giúp cải thiện chức năng não bộ - điều có thể khiến bạn bất ngờ khi đọc xong bài viết này đấy.

NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
NHÓM THỰC PHẨM ĐẠI KỴ CẦN TRÁNH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ

731 Lượt xem

Ung thư vú là một trong năm loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới. Trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân theo phát đồ của bác sĩ chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân chiến đầu với bệnh tật.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng