NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ TỬ CUNG
Tử cung là một cơ quan của hệ thống sinh sản nữ. Nó có hình dạng giống như một quả lê ngược và có thành dày. Chức năng chính của tử cung là nhà đồng thời là nơi nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi bé sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, liệu bạn có thật sự biết những điều sau về tử cung?
Vị trí của tử cung
Tử cung nằm ở giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Vị trí thực tế của tử cung trong khung chậu thay đổi tùy theo từng người. Mỗi vị trí có tên riêng:
- Tư thế ngả trước: Tử cung có đầu hơi ngả về phía trước.
- Tư thế ngả sau: Tử cung hơi uốn cong về phía sau.
Cả hai vị trí này đều bình thường và vị trí của tử cung có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, thường xuyên nhất là sau khi mang thai.
Các thành phần và chức năng tử cung
Đáy tử cung
Phần đáy là phần trên của tử cung. Nó rộng và cong. Hai vòi dẫn trứng gắn vào tử cung ngay dưới phần này.
Thân tử cung
Thân tử cung là phần chính của tử cung. Phần này bao gồm nhiều cơ bắp và có thể giãn để bảo bọc bào thai đang phát triển. Khi chuyển dạ, thành cơ của thân tử cung co bóp giúp đẩy em bé ra qua cổ tử cung và âm đạo.
Thân tử cung được lót bởi một màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Màng này đáp ứng với kích thích tố sinh sản bằng cách thay đổi độ dày của nó trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu một quả trứng được thụ tinh, nó gắn vào nội mạc tử cung. Nếu không có sự thụ tinh xảy ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong lớp tế bào bên ngoài của nó, và đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt.
Eo tử cung
Phần tử cung nằm giữa thân tử cung và cổ tử cung được gọi là eo tử cung. Đây là nơi các thành của tử cung bắt đầu thu hẹp về phía cổ tử cung.
Cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung. Nó được lót bằng một màng nhầy mịn màng và kết nối tử cung với âm đạo. Các tuyến trong niêm mạc cổ tử cung thường tiết ra chất nhầy dày. Tuy nhiên, trong quá trình rụng trứng, màng nhầy này trở nên mỏng hơn để cho phép tinh trùng dễ dàng đi vào tử cung.
Cổ tử cung bao gồm ba phần:
- Lỗ trong cổ tử cung: Đây là phần phía trong của cổ tử cung, dẫn vào tử cung.
- Kênh cổ tử cung: Kênh nối tử cung và âm đạo.
- Lỗ ngoài cổ tử cung: Đây là phần ngoài cổ tử cung, nhô vào âm đạo.
Lúc chuyển dạ và sinh con, cổ tử cung mở rộng để bé qua đường sinh.
(Ảnh minh họa: Freepik)
Các vấn đề thường gặp của tử cung
Dị tật tử cung bẩm sinh
Từ "bẩm sinh" dùng để chỉ một cái gì đó mà một người được sinh ra với. Theo March of Dimes, khoảng 1 trong 300 phụ nữ được sinh ra với dị tật tử cung bẩm sinh. Trong một số trường hợp, dị tật tử cung bẩm sinh gây ra các biến chứng thai kỳ.
Một số ví dụ về dị tật tử cung bẩm sinh là:
- Dị tật tử cung có vách ngăn: Một dải cơ ngăn tử cung thành 02 phần riêng biệt.
- Tử cung hai sừng: Tử cung có hai khoang nhỏ hơn thay vì một khoang lớn.
- Tử cung kép: Tử cung có hai khoang nhỏ hơn, mỗi khoang này có cổ tử cung riêng.
- Tử cung một sừng: Chỉ có một nửa của tử cung được hình thành
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi nội mạc tử cung, thường nằm trong tử cung, phát triển ở bên ngoài tử cung, ống dẫn trứng hoặc niêm mạc chậu. Nó có thể gây đau dữ dội, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt hay lúc sinh hoạt vợ chồng.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự tăng trưởng lành tính trên thành tử cung. Chúng có thể có kích thước từ rất nhỏ (kích thước của hạt) đến khá lớn (kích thước của một quả cam). Mặc dù u xơ tử cung không phải lúc nào gây ra các triệu chứng, một số phụ nữ phải trải qua sự chảy máu và đau đớn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, những u xơ kích thước lớn hơn cũng có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản.
Sa tử cung
Sa tử cung xảy ra khi một hệ thống cơ quan hỗ trợ bị giãn hoặc hư hại. Tử cung bị sa khi một phần tử cung trượt xuống âm đạo. Trong trường hợp nặng, một phần của tử cung có thể tuột ra khỏi miệng âm đạo. Có nhiều lý do cho tình trạng này; bao gồm sinh nở, phẫu thuật, mãn kinh hoặc các hoạt động thể chất khắc nghiệt.
Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng trong cơ quan sinh sản nữ. Nó đôi khi được gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn gây bệnh lậu và chlamydia, mặc dù các vi khuẩn khác cũng có thể là nguyên nhân.
Các triệu chứng chính của PID là đau bụng dưới, cũng như đau khi quan hệ vợ chồng và đi tiểu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tiết dịch âm đạo bất thường, mệt mỏi và chảy máu bất thường. Nếu không được điều trị, PID có thể gây vô sinh và tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Ung thư
Mặc dù ung thư tử cung có thể khởi phát ở bất cứ nơi nào trong tử cung, nhưng nó lại phổ biến nhất ở nội mạc tử cung. Một số điều kiện làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung của phụ nữ, như béo phì hoặc dùng estrogen mà không có progesterone.
Ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào của cổ tử cung, gây ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân chính xác và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung, nhưng hút thuốc và bệnh lây truyền qua đường tình dục dường như là một yếu tố, thêm vào đó, việc có một hệ thống miễn dịch yếu cũng làm tăng nguy cơ.
Các triệu chứng thường gặp:
- Lượng máu kinh nhiều
- Chảy máu giữa chu kỳ
- Dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi khó chịu
- Đau vùng chậu hoặc lưng dưới
- Đau lúc hành kinh hoặc đau trong lúc quan hệ vợ chồng
- Đau khi đi tiểu hoặc nhu động ruột
Hãy khám với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trên đây. Với bệnh sử và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể thu hẹp nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
(Ảnh minh họa: Freepik)
Bí quyết cho một tử cung khỏe mạnh
Phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) định kỳ
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) có thể phát hiện các thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung, cùng với các vấn đề tử cung khác. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo:
- Tất cả phụ nữ từ 21- 29 tuổi nên làm Pap smear mỗi 3 năm 1 lần.
- Phụ nữ trên 30 tuổi nên làm Pap smear, kèm với xét nghiệm virus HPV mỗi năm năm cho đến năm 65 tuổi, ngay khi đã tiêm ngừa HPV.
Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng làm Pap smear nếu họ đã làm xét nghiệm này định kỳ trong 10 năm trước đó, trừ khi người bệnh đang có nguy cơ cao về ung thư tử cung. Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những phương pháp giúp tầm soát và phát hiện bệnh sớm để có cách chữa trị, phòng ngừa.
Tiêm vắc-xin phòng HPV
Vắc-xin HPV có thể bảo vệ bạn trước 9 chủng virus. Các bạn nữ từ 9 đến 26 tuổi có thể tiêm HPV được rồi. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đánh giá vắc-xin này có thể phòng đến 90 % các loại ung thư cổ tử cung, âm đạo và hậu môn.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Sử dụng bao cao su trong quan hệ ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh lây qua đường tình dục, vốn làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu hay ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.
Không hút thuốc
Hút thuốc được cho là có liên quan đến một số loại ung thư cổ tử cung xác định.
Chế độ ăn lành mạnh
Các loại thực phẩm dưới đây được biết là có thể giúp cổ tử cung khỏe mạnh hơn và tăng cường sức đề kháng:
- Thực phẩm giàu axit folic, như măng tây, bông cải xanh và các loại rau xanh khác.
- Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam và bưởi.
- Thực phẩm giàu beta carotene, chẳng hạn như cà rốt, bí và dưa vàng.
- Thực phẩm giàu vitamin E, chẳng hạn như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
VƯƠNG PHỤ KHANG - Viên uống hỗ trợ điều trị U XƠ TỬ CUNG, U VÚ, U NANG BUỒNG TRỨNG, U LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN
Với thành phần kết hợp 4 loại thảo dược quý và Curcumin trong nghệ:
Trinh nữ hoàng cung: Chứa đến 32 loại alkaloid có tác dụng ức chế phân bào, chống lại sự phát triển của khối u, kháng khuẩn, điều trị hiệu quả các bệnh u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến hay ung thư vú, v.v...
Cao Hoàng cầm: Thảo dược có tác dụng đối với bệnh rong kinh, tiền mãn kinh, viêm niêm mạc tử cung, thanh nhiệt, an thai...
Cao Hoàng kỳ: Đã được sử dụng từ lâu trong y học để chữa các bệnh về suty giảm hệ miễn dịch. Có khả năng tăng cường ham muốn tình dục và khả năng của tinh trùng.
Tam thất: Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Curcumin: Được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống lại khối u.
VƯƠNG PHỤ KHANG giúp hỗ trợ làm giảm tiến triển u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú lành tính và u xơ lành tính tiền liệt tuyến.
VƯƠNG PHỤ KHANG còn giúp phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nguồn: Vinmec, Healthline
Xem thêm