NGỦ QUÁ NHIỀU CÓ THỂ GÂY ĐAU ĐẦU?

Đau nhức đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân ập đến sau khi vừa mới thức dậy, khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc ngủ quá nhiều chính là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu. Vậy trong trường hợp này nên làm gì để giảm đau đầu?

Ngủ bao nhiêu được xem là quá nhiều?

Thực tế, không có con số cụ thể nào về lượng giờ mà bạn cần phải ngủ để có thể cảm thấy cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhu cầu về thời lượng ngủ của bạn có thể thay đổi đa dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Tuổi tác của bạn.
  • Mức độ bạn luyện tập thể dục.
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Trạng thái tinh thần của bạn như thế nào trong suốt cả ngày.

Nhìn chung, những yếu tố này có thể thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời. Chẳng hạn, khi bạn đang trong trạng thái căng thẳng hoặc bị ốm, bạn có thể cảm thấy mình cần ngủ nhiều hơn bình thường.

Đối với những người trưởng thành từ 18 – 60 tuổi thường được các chuyên gia khuyến cáo rằng nên ngủ từ 7 – 9 tiếng vào mỗi đêm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhất định có thể cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn mức trung bình để cơ thể cảm thấy tốt nhất.

Tùy vào nhiều yếu tố mà mỗi người sẽ có nhu cầu về thời lượng ngủ khác nhau (Ảnh minh họa: Pexels)

Vì sao ngủ quá nhiều có thể gây đau đầu?

Ngủ quá nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau đầu. Xoay quanh vấn đề này, các nhà khoa học đã tìm thấy một số mối liên hệ mật thiết giữa việc ngủ quá nhiều và tình trạng đau đầu, cụ thể là:

1. Sự gián đoạn serotonin

Một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc ngủ quá nhiều có ảnh hưởng đáng kể đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não của bạn, đặc biệt là chất serotonin.

Thông thường, chất dẫn truyền thần kinh serotonin sẽ giúp duy trì nhịp điệu sinh học hàng ngày và mô hình ngủ tự nhiên mà cơ thể bạn tuân theo. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nghỉ ngơi và làm mới các quá trình diễn ra trong cơ thể.

Để có thể thực hiện được điều này, các tế bào trong não, hay còn được gọi là các tế bào thần kinh, sẽ giúp di chuyển serotonin đến một loạt các thụ thể được lập trình bởi gen của cơ thể nhằm sử dụng serotonin cho một mục tiêu nhất định. Trong trường hợp này, các serotonin sẽ truyền tín hiệu cho các thụ thể để giúp bạn đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy.

Toàn bộ quá trình này sẽ được gọi là đường dẫn truyền thần kinh. Nó chỉ là một trong nhiều quá trình của não bộ, giúp cơ thể bạn hoàn thành được một số nhiệm vụ nhất định. Bạn có thể coi như một tín hiệu não bộ khi cơ thể bạn cần hoạt động hoặc nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, khi bạn ngủ quá nhiều có thể làm gián đoạn đường dẫn truyền thần kinh này.

Sự gián đoạn serotonin khi ngủ quá nhiều có thể gây đau đầu (Ảnh minh họa: Pexels)

2. Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ cũng là một nguyên nhân điển hình khác gây đau đầu. Rối loạn giấc ngủ có thể bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ hoặc tình trạng mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ có nghĩa là ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang ngủ nhưng não bộ của bạn có thể không đi vào giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) một cách hoàn toàn, đây là một trong những phần quan trọng của chu kỳ giấc ngủ để giúp bạn có được một giấc ngủ ngon.

Theo một nghiên cứu vào năm 2011 đã cho thấy, khi bạn không ngủ đủ giấc REM, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra một số loại protein nhất định khiến hệ thần kinh bị kích thích và có thể dẫn đến tình trạng đau nửa đầu sau khi thức dậy.

Chứng ngưng thở khi ngủ cũng được xem là một loại rối loạn giấc ngủ điển hình khác. Tình trạng này khiến cho lượng oxy đến não của bạn bị giảm đáng kể trong khi ngủ. Điều này cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ REM và làm hạn chế lưu lượng máu lên não, dẫn đến đau đầu khi bạn thức dậy.

3. Chứng lo âu

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng lo âu và rối loạn đau đầu (chẳng hạn như chứng đau nửa đầu). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng lo âu và các rối loạn về tâm trạng khác như trầm cảm, đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ và chứng ngủ quá nhiều.

Một số người bị chứng đau nửa đầu có xu hướng xuất hiện các cơn đau vào cuối tuần. Điều này không chỉ do tình trạng ngủ quá nhiều gây ra mà còn do mức độ căng thẳng giảm xuống. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, việc giảm mức độ căng thẳng có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu trong vòng 6, 12 hoặc 18 giờ tới.

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng lo âu và rối loạn đau đầu (Ảnh minh họa: Pexels)

4. Một số nguyên nhân khác gây đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng

Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể giải thích tại sao bạn lại bị đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng, bao gồm:

  • Chứng ngủ lịm.
  • Lo lắng quá mức làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Ngáy ngủ.
  • Chứng nghiến răng khiến căng cơ đầu và cổ.
  • Mất nước.
  • Uống nhiều rượu làm gián đoạn nhịp điệu sinh học hàng ngày.
  • Bỏ bữa.
  • Lạm dụng quá nhiều caffeine.

Mặc dù bạn có thể tự kiểm soát được cơn đau đầu vào buổi sáng nếu chúng liên quan đến những nguyên nhân như ngủ quá nhiều hoặc mất nước, tuy nhiên đôi khi bạn cần lưu ý rằng, tình trạng đau đầu cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải những triệu chứng sau:

  • Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội.
  • Bị đau đầu sau khi gặp chấn thương ở đầu.
  • Đau nhức đầu tái phát, đặc biệt nếu điều này mới xảy ra đối với bạn.
  • Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như suy nhược, lú lẫn, các vấn đề về thị lực, mất ý thức hoặc khó thở.

Làm thế nào để làm giảm cơn đau đầu vào buổi sáng?

Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn khắc phục được chứng đau đầu vào buổi sáng trước khi nó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giúp giảm đau đầu.
  • Kéo giãn cơ đầu và cổ để làm giảm sự căng thẳng.
  • Bổ sung nước để bù nước cho cơ thể.
  • Nhâm nhi một tách trà thảo mộc nóng, chẳng hạn như hoa cúc hoặc gừng.
  • Sử dụng một miếng gạc nóng hoặc lạnh nhằm giúp thư giãn các cơ đang căng thẳng, đồng thời kích thức lưu lượng máu.
  • Sử dụng phương pháp xoa bóp bằng dầu thơm từ hoa oải hương hoặc bạch đàn.
  • Tập các bài tập thở để thư giãn cơ bắp.
  • Nằm thư giãn một chút trên giường, tuy nhiên không nên tiếp tục ngủ.

Nhâm nhi một tách trà có thể giúp giảm đau đầu vào buổi sáng (Ảnh minh họa: Pexels)

Có thể làm gì để ngăn ngừa cơn đau đầu vào buổi sáng?

Một giấc ngủ yên lành và ổn định là cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng ngủ quá nhiều và những cơn đau đầu đi kèm. Ngoài ra, việc cố gắng duy trì nhịp điệu sinh học hàng ngày cũng có thể giúp làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây đau đầu của bạn.

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn có một giấc ngủ ngon và ổn định:

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày: điều này có thể huấn luyện được chu kỳ giấc ngủ của bạn, nhằm đảm bảo một giấc ngủ ổn định hơn.

Tắt nguồn các thiết bị có ánh sáng xanh: chẳng hạn như máy tính hoặc điện thoại. Bạn không nên sử dụng chúng trong vòng một giờ trước khi đi ngủ.

Không ăn một bữa với quá nhiều thức ăn hoặc uống nhiều chất lỏng ngay trước khi đi ngủ: việc uống nhiều chất lỏng có thể khiến bạn phải đi tiểu vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.

Thư giãn trước khi ngủ: chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách hoặc thiền định.

Uống đồ uống nóng hoặc không chứa caffeine: chẳng hạn như trà thảo mộc.

Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu: bạn có thể lựa chọn các loại tinh dầu từ hoa oải hương để thư giãn trong phòng ngủ.

Tạo một bầu không khí thư giãn trước khi ngủ: trang trí phòng ngủ với ánh sáng mờ, cùng một chút âm nhạc êm dịu và một bộ khăn trải giường sạch sẽ, ấm áp.

Đặt sẵn một cốc nước cạnh giường: giúp nhắc nhở bạn cung cấp nước cho cơ thể ngay khi thức dậy.

Áp dụng một số kỹ thuật giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn: chẳng hạn như đếm ngược 100, đếm cừu hoặc tập trung vào một đối tượng duy nhất trong phòng bạn.

Nếu áp dụng những phương pháp trên vẫn không giúp bạn ngủ ngon hơn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra xem có bất kỳ tình trạng rối loạn giấc ngủ nào đang xảy ra không, từ đó đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp.

Cải thiện tình trạng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi với sự kết hợp giữa cao Ginkgo biloba (Bạch quả) và Rutin, vitamin C – PT GINKGO 120MG đem đến cho bạn các công dụng tuyệt vời trên não bộ:

 Bổ não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.

 Tăng lưu thông máu lên não, tăng độ bền thành mạch, giảm tình trạng bị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

 Cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.

PT GINKGO hoàn toàn phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

AI KHÔNG NÊN ĂN CHAY?
AI KHÔNG NÊN ĂN CHAY?

830 Lượt xem

Ai không nên ăn chay có phải là một trong những câu hỏi xuất hiện trong bạn khi bắt đầu tìm hiểu để áp dụng các phương pháp ăn chay vào chế độ ăn của mình hay không? Vậy trong việc ăn chay, thì ai không nên ăn chay hay bất kỳ ai đều có thể ăn chay được?

CÁC THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HOÁ DA
CÁC THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HOÁ DA

902 Lượt xem

Làn da của bạn khoẻ mạnh và tiến trình lão hoá diễn ra chậm hơn là nhờ việc chăm sóc cả bên ngoài và nhờ các chất bổ sung từ bên trong cơ thể. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giúp cơ thể chậm tiến trình của sự lão hoá.

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI WHITMORE GÂY RA BỞI BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI

705 Lượt xem

Vi khuẩn ăn thịt người là một thuật ngữ để chỉ các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng sâu từ da xuống màng cơ, diễn biến của căn bệnh xảy ra nhanh và nặng, tỷ lệ tử vong cao. Gần đây nhất là thông tin về một bệnh nhi 15 tuổi ở Thanh Hóa đã tử vong bởi một loại vi khuẩn ăn thịt người có tên là Burkholderia pseudomallei vào ngày 19-09-2023.

CÁC LOẠI THỨC UỐNG VÀ NƯỚC TRÁI CÂY GIÚP BỔ NÃO (PHẦN CUỐI)
CÁC LOẠI THỨC UỐNG VÀ NƯỚC TRÁI CÂY GIÚP BỔ NÃO (PHẦN CUỐI)

1274 Lượt xem

Để nối tiếp các loại thức uống và nước trái cây giúp bổ não ở phần trước, dưới đây chính là các loại thức uống được các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng có tác dụng tương đương như các thực phẩm chức năng.

DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

557 Lượt xem

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

LÀM ĐẸP VÀ THANH LỌC CƠ THỂ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
LÀM ĐẸP VÀ THANH LỌC CƠ THỂ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

819 Lượt xem

Thanh lọc, giải độc cơ thể sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe sung mãn hơn đặc biệt là khi bạn vừa trải qua một thời kỳ bận rộn và ăn uống khó kiểm soát. Dưới đây là một số cách để bạn giải độc cơ thể đơn giản tại nhà!

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHỎE F0 TẠI NHÀ

1085 Lượt xem

Với số lượng các ca nhiễm mới liên tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước, nguy cơ bạn bị lây nhiễm bệnh khó tránh khỏi việc ngày càng tăng cao. Trong trường hợp bạn hoặc người thân của bạn đã được xác định nhiễm COVID-19, cần phải biết những gì và thực hiện ra sao để quá trình cách ly, điều trị tại nhà diễn ra an toàn, nâng cao tỷ lệ hồi phục?

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA MƯA

4449 Lượt xem

Gần đây, thời tiết nắng nóng khó chịu kéo dài đã được xoa dịu bởi những cơn mưa – một dấu hiệu cho sự trở lại của mùa mưa tại nước ta và sự trở lại không mong muốn của các căn bệnh mùa mưa. Đây là nỗi lo hằng năm mà mọi độ tuổi đều gặp phải vào mùa này. Vậy những bệnh nào thường gặp vào mùa mưa và cách để phòng tránh chúng như thế nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

NGƯỜI MẮC PARKINSON CÓ BỊ SUY GIẢM TRÍ NHỚ?
NGƯỜI MẮC PARKINSON CÓ BỊ SUY GIẢM TRÍ NHỚ?

770 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ đối với những người bệnh Parkinson có thể là một vấn đề rất phổ biến và khó chịu. Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và các chức năng khác của cơ thể. Ngoài những triệu chứng chính như run tay và khó khăn trong việc đi lại, suy giảm trí nhớ cũng là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

442 Lượt xem

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm mắt đỏ, là một vấn đề ở mắt phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, ít người biết rằng chế độ ăn uống và lối sống có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh này.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng