MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỆNH GOUT

Với mức sống không ngừng được cải thiện và đang dần được nâng cao ở nước ta, các loại thực phẩm trở nên đa dạng và phong phú, thu hút nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ tăng axit uric - nguyên nhân chính gây nên bệnh gout máu, đang cao lên hàng năm (từ 5% đến 23,5%). Tuy nhiên, mặc dù thuật ngữ “gout” không còn quá xa lạ với nhiều người nhưng những sai lầm về bệnh gout vẫn còn rất nhiều. 

Bài viết này sẽ giúp cho bạn có những nhận định đúng hơn về “căn bệnh nhà giàu” này.

Tăng axit máu chắc chắn sẽ gây ra bệnh gout

Nhiều người được phát hiện là có hàm lượng axit uric máu cao khi khám sức khỏe và do đó, bệnh nhân thường nghĩ rằng họ mắc bệnh gout. Nhưng trên thực tế, việc chuyển biến từ chứng tăng axit uric máu thành gout cần có một tiền đề nhất định đó là khi axit uric máu quá cao mới khiến cho các tinh thể axit uric lắng đọng trên màng hoạt dịch khớp, gây ra viêm màng hoạt dịch khớp. 

Nhìn chung, chỉ khoảng 10% bệnh nhân mắc chứng tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gout. Chính vì thế, tăng axit uric máu chỉ là cơ sở chính gây nên những cơn gout cấp, không phải lúc nào tăng axit uric máu cũng dẫn đến bệnh gout.

Chỉ khoảng 10% bệnh nhân mắc chứng tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gout

Chỉ khoảng 10% bệnh nhân mắc chứng tăng axit uric máu phát triển thành bệnh gout (Ảnh minh họa: Canva)

Axit uric máu phải tăng khi mắc bệnh gout

Trong các cơn gout, nồng độ axit uric không nhất thiết phải tăng. Nguyên nhân là do một lượng lớn axit uric được kết tủa từ máu và lắng đọng trong khớp, khi bạch cầu trung tính tiêu thụ các tinh thể urate, các phản ứng viêm tại các khớp sẽ xuất hiện, gây sưng đỏ, nóng và đau nhức làm cho nồng độ axit uric trong máu giảm xuống trong giai đoạn này. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân gout được chỉ định ngừng hoặc giảm sử dụng các yếu tố gây tăng axit uric máu như thuốc lợi tiểu, thức ăn chứa nhiều purin hay thuốc hạ axit uric nên ở nhiều bệnh nhân gout, axit uric máu có thể không tăng lên trong những đợt gout cấp tính, thậm chí nồng độ của nó còn có thể thấp hơn bình thường.

Thiếu kiên nhẫn trong điều trị

Gout không phải là căn bệnh có thể điều trị nhanh chóng, nhiều người mắc bệnh gout dễ bị thiếu kiên nhẫn và mong muốn có thể giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, việc điều trị gout yêu cầu thời gian và phương pháp điều trị phù hợp mới có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh.

Việc điều trị gout yêu cầu thời gian và phương pháp điều trị phù hợp mới có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh

Việc điều trị gout yêu cầu thời gian và phương pháp điều trị phù hợp mới có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh (Ảnh minh họa: Pexels)

Lạm dụng thuốc kháng viêm non-steroid

Một số bệnh nhân gout có xu hướng sử dụng NSAIDs một cách quá mức để giảm đau và viêm do gout nhưng việc lạm dụng NSAIDs có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung của bạn.

Tự ý ngưng dùng thuốc điều trị gout

Axit uric liên tục được sản xuất trong cơ thể bạn mỗi ngày, do đó, khi tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị gout, nồng độ axit uric máu bình thường sẽ tăng lên, dẫn đến các cơn gout cấp. Vì rất khó để bình thường hóa nồng độ axit uric trong máu chỉ bằng chế độ ăn kiêng phù hợp nên cần phải sử dụng thuốc để làm giảm nồng độ axit uric và một khi đã bắt đầu điều trị bằng thuốc, điều quan trọng là phải tiếp nhận điều trị, không được ngưng đột ngột. Một khi đã dùng thuốc điều trị gout thì thường phải dùng suốt đời nên khi bắt đầu điều trị, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận.

Người bệnh gout không được ăn thịt và hải sản

Nhiều bệnh nhân cho rằng thịt và hải sản là thực phẩm chứa nhiều purin, khi phát hiện tăng axit uric máu và bệnh gout thì không nên ăn các loại thực phẩm này. Trên thực tế, điều này không hoàn toàn đúng. Chất đạm và chất béo là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, cần bổ sung đầy đủ để đáp ứng quá trình chuyển hóa và nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mặc dù cơ thể có thể hấp thu đạm từ thực vật nhưng tỷ lệ hấp thu thấp hơn nhiều so với đạm từ động vật. 

Thực tế, người bệnh đang trong các cơn gout cấp không được ăn những thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt và hải sản này nhưng có thể ăn một ít trứng, sữa để duy trì dinh dưỡng trong cơ thể. Khi cơn gout cấp đi qua, người bệnh có thể ăn một ít thịt, hải sản có hàm lượng purin vừa và thấp (dưới 100 gram purin/ngày) nhưng cần chú ý cách nấu và không được uống canh được chế biến với hai loại thực phẩm này.

Người bệnh đang trong các cơn gout cấp không được ăn những thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt và hải sản

Người bệnh đang trong các cơn gout cấp không được ăn những thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt và hải sản (Ảnh minh họa: Pexels)

Gout là căn bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng từ 1-4% dân số thế giới. Tương tự như các bệnh mạn tính khác, gout không phải là căn bệnh có thể chữa khỏi ngay. Nếu bạn kiên nhẫn và tuân thủ các hướng dẫn điều trị, bạn có thể tránh được những biến chứng mà căn bệnh mang lại cũng như không còn gặp khó khăn nhiều trong sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Tài liệu tham khảo: baidu, webmd

Tags : sức khoẻ, gout


Tin tức liên quan

10 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN GIẢM NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
10 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN GIẢM NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

868 Lượt xem

Chế độ ăn hàng ngày có một tác động không nhỏ đến não. Việc hiểu rõ những loại thực phẩm nào tốt cho não sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

24177 Lượt xem

Bệnh đau mắt đỏ là một dạng bệnh dễ nhận biết, có thể lây lan một cách dễ dàng nhưng lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách vẫn có thể để lại một số biến chứng về sau cho đôi mắt. Trong thời gian tình trạng bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng, bạn cần phải nắm được đâu là những yếu tố nguy cơ của đau mắt đỏ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

2052 Lượt xem

Gout là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế hiện đại và cơ cấu của chế độ ăn uống do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm sự đào thải axit uric máu. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh và đúng cách, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân gout.

16 LỜI KHUYÊN CHO HỆ TIÊU HÓA TỐT
16 LỜI KHUYÊN CHO HỆ TIÊU HÓA TỐT

712 Lượt xem

Lối sống và thói quen ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như ung thư dạ dày. Dưới đây là 16 lời khuyên giúp bạn tiêu hóa tốt thức ăn.

ĂN CHAY CÓ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?
ĂN CHAY CÓ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

1810 Lượt xem

Ăn chay hiện nay đang dần trở thành xu hướng bởi không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà còn những tác động tích cực của nó đối với môi trường. Đây còn có thể coi là một giải pháp hiệu quả và tức thời trước những nổ lực giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.

13 THÓI QUEN GIÚP NGƯỜI GIÀ SỐNG LÂU TRĂM TUỔI
13 THÓI QUEN GIÚP NGƯỜI GIÀ SỐNG LÂU TRĂM TUỔI

867 Lượt xem

Nhiều người cho rằng sống lâu trăm tuổi là một điều rất xa vời. Tất nhiên, gen di truyền có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn đấy, nhưng chỉ là một phần nhỏ thôi và chính môi trường sống (qua chế độ ăn và tập luyện, v.v…) mới là chìa khóa giúp bạn đạt được tuổi thọ đó. Dưới đây là 13 chìa khóa được khoa học bật mí, liệu bạn có muốn biết chúng là những gì không?

NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP CHỐNG LÃO HÓA DA
NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIÚP CHỐNG LÃO HÓA DA

856 Lượt xem

Kéo dài thời gian xuất hiện lão hóa và duy trì một làn da trẻ trung là điều mà hầu hết phụ nữ mơ ước. Tuy nhiên, một khi lão hóa da xuất hiện thì rất khó để loại bỏ, vì vậy, ngăn ngừa lão hóa da là vấn đề vô cùng quan trọng. Từ khoảng 25 tuổi, da sẽ bắt đầu có các dấu hiệu lão hóa, do đó, cần phải tạo cho bản thân một thói quen tốt giúp chống lão hóa da. Nếu các thói quen này được duy trì đều đặn và áp dụng đúng cách thì ngay cả ở độ tuổi 40, các dấu vết của lão hóa vẫn có thể được sửa chữa.

4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT
4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT BẠN CẦN BIẾT

1099 Lượt xem

Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể urate trong khớp. Ở Việt Nam, gout là một căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 trong tổng số người bệnh đến khám về các vấn đề xương khớp. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa và nhiều người vẫn còn xem nhẹ các tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu của căn bệnh.

QUẢ MỌNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE ĐẾN TỪ CHÚNG
QUẢ MỌNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE ĐẾN TỪ CHÚNG

1542 Lượt xem

Quả mọng là một trong những loại thức ăn linh hoạt nhất hành tinh. Chưa kể đến đa dạng cách dùng như ăn sống, làm bánh hay pha chế các loại nước uống, bạn còn có thể tìm thấy chúng ở bất cứ đâu như từ thiên nhiên, trồng ở sân sau hay mua từ các cửa hàng thực phẩm, siêu thị. "Nhỏ mà có võ", thân hình tí hon ấy thật không đùa được khi dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Từ dâu tây nổi tiếng đến cái tên kỳ lạ là quả lý gai, dưới đây là công dụng mà từng loại quả mang lại. 

BÍ QUYẾT DƯỠNG MÔI ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
BÍ QUYẾT DƯỠNG MÔI ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

1268 Lượt xem

Một đôi môi căng mọng, mềm mại sẽ giúp khuôn mặt của bạn thêm phần rạng rỡ và cuốn hút. Do đó câu hỏi “làm thế nào để dưỡng môi đúng cách?” là trăn trở chung của hầu hết của các chị em phụ nữ. Chính vì thế, thông qua bài viết sẽ bật mí bí quyết dưỡng môi đơn giản với các nguyên liệu sẵn có tại nhà, giúp bạn khắc phục các tổn thương, tăng cường và bảo vệ lớp tế bào cho môi.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng