NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC?

Thực hiện lối sống năng động sẽ tốt cho tất cả mọi người, kể cả những người bị bệnh Alzheimer. Mặc dù tập thể dục không chữa khỏi bệnh nhưng nó có thể cải thiện tâm trạng, sự tự tin và lòng tự trọng, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số dạng ung thư và các bệnh lý khác. Hãy cùng xem các bài tập thể dục phù hợp với người bị bệnh Alzheimer.

Người bị bệnh Alzheimer có thể tập thể dục không?

Một nghiên cứu kéo dài 6 năm cho thấy, vận động có thể làm chậm bệnh trong khi cải thiện trí nhớ và tâm trạng. Nó đặc biệt giúp những người ở giai đoạn giữa của bệnh sống cuộc sống độc lập hơn. Những người tập thể dục thường xuyên ít bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Ngay cả trong giai đoạn cuối của bệnh, cơ bắp khỏe hơn có thể giúp người bệnh làm được nhiều việc hơn cho chính họ.

Lợi ích của tập thể dục với người bị bệnh Alzheimer

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích đã được biết đến, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, tăng cường xương và cơ bắp và giảm căng thẳng. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng có lợi cho não. Các nghiên cứu cho thấy rằng, những người hoạt động thể chất ít bị suy giảm chức năng tâm thần, giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và có thể cải thiện tư duy ở những người bị suy giảm nhận thức.

Tập thể dục từ lâu đã được biết là đem lại rất nhiều lợi ích, trong đó hoạt động thể chất thường xuyên cũng rất có ích cho não (Ảnh minh họa: Pexels)

Tập thể dục vài lần 1 tuần trong 30 đến 60 phút có thể:

  • Giữ cho kỹ năng tư duy, lập luận và học tập nhạy bén để có một sức khỏe tốt nhất.
  • Cải thiện trí nhớ, lý luận, kỹ năng phán đoán và tư duy (chức năng nhận thức) cho những người bị bệnh Alzheimer nhẹ hoặc suy giảm nhận thức nhẹ.
  • Trì hoãn sự bắt đầu của bệnh Alzheimer đối với những người có nguy cơ phát triển bệnh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh với những người đã bị bệnh.

Hoạt động thể chất dường như giúp ích cho não của bạn không chỉ bằng cách giữ cho máu lưu thông mà còn bằng cách tăng các hóa chất bảo vệ não. Hoạt động thể chất cũng có xu hướng chống lại một số sự suy giảm tự nhiên trong các kết nối não xảy ra với quá trình lão hóa.

Cần nghiên cứu thêm để biết mức độ hoạt động thể chất như thế nào sẽ giúp cải thiện trí nhớ hoặc làm chậm sự tiến triển của suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để duy trì thể chất và tinh thần.

Một nghiên cứu mới cho thấy trong số những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer di truyền hiếm gặp, khởi phát sớm, thì những người tập thể dục ít nhất 2 tiếng rưỡi một tuần có khả năng nhận thức tốt hơn và ít dấu hiệu của bệnh Alzheimer hơn những người không tập thể dục.

Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, tập thể dục có những tác dụng hữu ích, bao gồm làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức ở những người khỏe mạnh cũng như những người có nguy cơ mất trí nhớ và những người đã mắc bệnh Alzheimer.

Một số bài tập phù hợp với người bị bệnh mất trí Alzheimer

Người bị bệnh Alzheimer nên hoạt động bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng người và giai đoạn bệnh. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu, bởi bác sĩ có thể cho biết điều gì là phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh. Bắt đầu chậm, tối đa là 10 phút để cơ thể có thể thích nghi. Hãy biến việc tập thể dục thành một thứ gì đó thú vị.

Mỗi người bệnh Alzheimer sẽ có mức độ hoạt động thể chất khác nhau (Ảnh minh họa: Pexels)

Các cử động nhẹ, chẳng hạn như đi bộ hoặc kéo giãn nhẹ nhàng, giúp các khớp và cơ sẵn sàng. Nếu gặp vấn đề về thăng bằng, hãy thực hiện các bài tập khởi động khi ngồi. Ví dụ, bắt chéo chân và xoay mắt cá chân 10 lần theo mỗi hướng.

1. Môn võ thuật cổ truyền

Một số môn võ thuật cổ truyền bao gồm một loạt các bài tập nhẹ nhàng và kéo giãn. Nó có thể giúp một người suy nghĩ rõ ràng hơn và củng cố trí nhớ của họ. Thêm vào đó, nó dễ dàng tập luyện và có thể được thực hiện bên trong nhà hoặc ngoài trời. Nó cũng có thể cải thiện sự cân bằng và sức mạnh. Các lớp học phổ biến tại các trung tâm cao cấp, các phòng tập thể dục dành cho người cao tuổi.

2. Làm vườn

Làm vườn là một cách tuyệt vời để duy trì hoạt động ngoài trời. Nó cũng kích thích các giác quan, tạo ra cảm giác chân thực và có thể là một nguồn ký ức phong phú cho những người yêu cây cối. Thời gian chăm sóc vườn cây cũng có thể xoa dịu căng thẳng và giảm huyết áp.

3. Bơi lội

Cho dù bơi vòng hay thể dục nhịp điệu thì việc tập luyện dưới nước là một lựa chọn tuyệt vời. Nó tốt cho các khớp và có thể giúp người bệnh thư giãn. Bơi lội cũng tốt cho tim và sức đề kháng được tăng cường.

4. Yoga

Yoga có thể giảm bớt căng thẳng, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt. Các nhà nghiên cứu tại UCLA phát hiện ra rằng, những người tập yoga trong 3 tháng có trí nhớ tốt hơn những người thực hiện các “bài tập tăng cường trí nhớ” khác như giải ô chữ. Mặc dù những người trong nghiên cứu đó chưa mắc bệnh Alzheimer, nhưng họ đã có các triệu chứng có thể dẫn đến bệnh Alzheimer. Yoga giúp họ bớt chán nản, căng thẳng và lo lắng.

Không chỉ trên bờ, tập luyện dưới nước như môn bơi lội cũng là một hoạt động thể chất có lợi cho người bệnh Alzheimer (Ảnh minh họa: Unsplash)

5. Đi bộ

Đi bộ giúp ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác. Nó cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ và kỹ năng tư duy. Những người ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer sẽ có thể đi bộ lâu hơn những người ở giai đoạn sau. Để không khí tập luyện vui vẻ, hãy dẫn theo một người bạn, dắt chó hoặc nghe nhạc.

6. Tập thể dục nhịp điệu

Tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường lưu lượng máu đến các vùng não xử lý trí nhớ. Nó cũng làm dịu trầm cảm, lo lắng và cải thiện tâm trạng. Bất cứ điều gì khiến tim đập nhanh hơn đều được mang lại những lợi ích đó. Nếu người thân của bạn đang trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer thì vẫn có thể tập thể dục cho ra mồ hôi. Đối với những người ở giai đoạn sau, những bài tập đơn giản như khiêu vũ vẫn có thể tạo ra sự khác biệt.

7. Bài tập trên ghế

Ngay cả khi người thân của bạn có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển, họ vẫn có thể tập thể dục. Điều quan trọng là phải sáng tạo, chẳng hạn thực hiện các bài tập với một chiếc ghế. Một người có thể thực hiện tất cả các loại bài tập khi ngồi. Họ có thể khoanh tay và vặn nửa người trên. Họ có thể nâng cao cánh tay và duỗi chân. Và họ có thể chống tay vào ghế. Một số người cũng thích tập theo nhịp điệu của giai điệu yêu thích của họ.

8. Tập luyện ở đâu?

Có rất nhiều nơi để người bị bệnh Alzheimer tập luyện, tất nhiên là có phòng tập thể dục. Tuy nhiên, nhiều trung tâm cộng đồng dành cho người cao tuổi có tổ chức các buổi tập luyện bao gồm thái cực quyền, khiêu vũ, chơi bowling trên bãi cỏ, thậm chí cả bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước. Người thân của bạn cũng có thể tập thể dục tại nhà. Chuyển động là mục tiêu bệnh nhân Alzheimer cần đạt được, có thể thực hiện điều đó ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Tập thể dục đôi khi trở nên khó khăn, đặc biệt là khi có một bệnh lý nghiêm trọng cần chăm sóc. Tuy nhiên, hãy cố gắng tập thể dục một vài lần 1 tuần và cố gắng để điều đó trở thành một thói quen. Đặt mục tiêu cụ thể để phấn đấu, cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút, 5 ngày một tuần. Nếu điều đó là không thể vì bệnh Alzheimer, hãy nhớ rằng hoạt động một chút vẫn tốt hơn là không có.

Song song với việc tập thể dục để rèn luyện sức khỏe, người mắc bệnh Alzheimer cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật khác và theo dõi tiến triển của bệnh.

Với sự kết hợp giữa cao Ginkgo biloba (Bạch quả) và Rutin, vitamin C – PT GINKGO 120MG đem đến cho bạn các công dụng tuyệt vời trên não bộ:

 Bổ não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.

 Tăng lưu thông máu lên não, tăng độ bền thành mạch, giảm tình trạng bị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

 Cải thiện hội chứng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.

PT GINKGO hoàn toàn phù hợp với người làm việc trí óc căng thẳng, hay hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi; người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, hay quên.

Nguồn: Vinmec



Tin tức liên quan

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

1579 Lượt xem

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh thành trên cả nước đang diễn biến phức tạp. Nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Khi mắc bệnh cần xử trí ra sao?

BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?
BẠN CÓ PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐAU ĐẦU DO XOANG VÀ ĐAU NỬA ĐẦU?

756 Lượt xem

Đau đầu do xoang thường được chẩn đoán nhầm với bệnh đau nửa đầu vì các triệu chứng bệnh gần giống nhau. Người bệnh cần dựa vào triệu chứng báo hiệu để chẩn đoán và phân biệt chính xác hai căn bệnh này.

BÍ QUYẾT DƯỠNG MÔI ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
BÍ QUYẾT DƯỠNG MÔI ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

1269 Lượt xem

Một đôi môi căng mọng, mềm mại sẽ giúp khuôn mặt của bạn thêm phần rạng rỡ và cuốn hút. Do đó câu hỏi “làm thế nào để dưỡng môi đúng cách?” là trăn trở chung của hầu hết của các chị em phụ nữ. Chính vì thế, thông qua bài viết sẽ bật mí bí quyết dưỡng môi đơn giản với các nguyên liệu sẵn có tại nhà, giúp bạn khắc phục các tổn thương, tăng cường và bảo vệ lớp tế bào cho môi.

BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG
BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI BỊ LOÃNG XƯƠNG

486 Lượt xem

Người bị loãng xương thường thiếu canxi và khoáng chất khác như magie, kẽm, và vitamin D, là các yếu tố cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả. Do đó, bổ sung canxi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MẮC BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MẮC BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI

1599 Lượt xem

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hay còn gọi là viêm cân hoại tử là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nó lại là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 70% nếu điều trị muộn. Căn bệnh không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vậy bệnh vi khuẩn ăn thịt người có những dấu hiệu nhận biết nào? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần cuối)
MÁCH BẠN 25 “MẸO” HỮU HIỆU GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ (Phần cuối)

995 Lượt xem

Đã có 12 trong tổng số 25 “mẹo” hữu hiệu giúp cải thiện trí nhớ được bật mí. Vậy phần còn lại thì sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây và đã có mẹo nào lọt vào “mắt xanh” của bạn chưa?

TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC NHIỀU CÓ PHẢI LÀ BỆNH?
TÌNH TRẠNG RỤNG TÓC NHIỀU CÓ PHẢI LÀ BỆNH?

273 Lượt xem

Tình trạng rụng tóc nhiều có phải một trong những dấu hiệu đang cảnh báo cơ thể gặp phải sự cố gì hay không? Hay đơn giản đây là tình trạng do việc chăm sóc tóc, chăm sóc da đầu không được đúng cách? Hãy cùng Phúc Tường tìm hiểu để biết rõ hơn về tình trạng rụng tóc nhiều có phải là một loại bệnh hay không nhé!

NHỮNG THỦ PHẠM CHÍNH GÂY RỤNG TÓC Ở NAM VÀ NỮ
NHỮNG THỦ PHẠM CHÍNH GÂY RỤNG TÓC Ở NAM VÀ NỮ

225 Lượt xem

Rụng tóc ở nam và nữ được xem là những vấn đề gây ảnh hưởng đến tâm lý và vẻ đẹp ngoại hình của nhiều người. Đặc biệt là những ai đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sắc đẹp và thường xuyên giao tiếp với khách hàng, đối tác. Vậy đâu là thủ phạm chính gây rụng tóc ở nam và nữ?

VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO – KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ GINKGO
VIÊN UỐNG BỔ NÃO PT GINKGO – KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ GINKGO

809 Lượt xem

Phần lớn các sản phẩm bổ não trên thị trường đều có thành phần Ginkgo biloba (Bạch quả). Điều này cho thấy loài cây này là một lựa chọn phổ biến cho các công dụng trên trí nhớ và não bộ vốn đã được biết đến từ lâu. Viên uống bổ não PT GINKGO cũng không ngoại lệ, khi kế thừa thành phần Ginkgo biloba quý giá đó. Tuy nhiên PT GINKGO không chỉ đơn thuần là Ginkgo, PT GINKGO còn hơn thế nữa.

NHỮNG SAI LẦM LÀM DA LÃO HÓA NHANH
NHỮNG SAI LẦM LÀM DA LÃO HÓA NHANH

663 Lượt xem

Bất kỳ ai khi đến một độ tuổi nhất định đều sẽ bị lão hóa, da trở nên lỏng lẻo, chảy xệ và xuất hiện các nếp nhăn, thâm nám,...Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm và lo lắng.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng