LỊCH SỬ VỀ BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI

Bạn đã bao giờ nghe nói đến bệnh vi khuẩn ăn thịt người?  Vậy căn bệnh này được phát hiện đầu tiên khi nào, lịch sử tìm ra bệnh ra sao? Bài viết hôm nay sẽ trả lời cho những câu hỏi đó.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người – viêm cân hoại tử

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là căn bệnh nhiễm trùng lây lan nhanh một cách nhanh chóng ở lớp da và lớp mỡ. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra, phổ biến là vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay còn gọi là liên cầu khuẩn nhóm A, gần đây, ở nước ta còn có thêm một loại vi khuẩn cũng thường hay gặp là Burkholderia pseudomallei – tác nhân gây tử vong một bệnh nhi 15 tuổi ở Thanh Hóa vào tháng 9 vừa qua. Do đó, “vi khuẩn ăn thịt người” chỉ là tên gọi chung của các loài liên cầu khuẩn chứ không phải là tên của một loại vi khuẩn.

Đây là căn bệnh không phổ biến, tuy nhiên, nó có khả năng cao dẫn đến những biến chứng đe dọa đến tính mạng và gây tử vong với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người do nhiều loại vi khuẩn gây ra, có tỷ lệ tử vong lên đến 50%

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người do nhiều loại vi khuẩn gây ra, có tỷ lệ tử vong lên đến 50% (Ảnh minh họa: Canva)

Các loài vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước trên da, vết côn trùng cắn, vết mổ,...Những người thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn mà không sử dụng bảo hộ lao động phù hợp có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người cao hơn. Sự nhiễm trùng bắt đầu bằng phát ban nhẹ, người bệnh có cảm giác đau, ấm và hơi sưng. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, vết phát ban đó sẽ trở nên sẫm màu hơn, mụn nước bắt đầu hình thành và quá trình hoại tử xuất hiện.

Căn bệnh vi khuẩn ăn thịt người này đã làm nhiều trường hợp tử vong trong những năm gần đây. Cụ thể là vào đợt lũ tháng 10 năm 2020, tại Quảng Trị đã có tới 30 người ở địa phương bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người và trong đó có 4 trường hợp tử vong. Gần đây nhất là vào tháng 9 năm nay đã có một ca bệnh nhi mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người bởi chủng vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tử vong dù được các bác sĩ điều trị tích cực.

Lịch sử phát hiện bệnh vi khuẩn ăn thịt người – viêm cân hoại tử

Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, một bác sĩ nổi tiếng người Hy Lạp Hippocrates đã mô tả các triệu chứng và đặc điểm của bệnh vi khuẩn ăn thịt người này (từ các vết thương hở, nốt ban đỏ dần xuất hiện trên da của bệnh nhân, sau một vài ngày, vết ban đỏ biến mất và dưới da bắt đầu xuất hiện các mảng màu xanh đen, lở loét và cuối cùng là gây tử vong cho người bệnh). Ông cũng là người lần đầu tiên đưa vi khuẩn ăn thịt người vào y học và bắt đầu các nghiên cứu liên quan đến nó. Giữa thế kỷ 19, những trường hợp mắc phải căn bệnh tương tự xuất hiện, theo ghi nhận của Tiến sĩ Joseph Jones – nhân viên y tế trong nội chiến Mỹ, đã có tới 2.600 binh sĩ nhiễm trùng và hoại tử giống như mô tả của Hippocrates.

Năm 1874, nhà khoa học Billroth đã chứng minh được là có một loài vi khuẩn đã gây nên nhiễm trùng vết thương và làm dẫn đến các triệu chứng như mô tả của Hippocrates.

Đến năm 1884, nhà nghiên cứu bệnh học người Pháp Louis Pasteur đã phát hiện thêm các dấu vết của vi khuẩn ăn thịt ở phụ nữ (người đầu tiên tách được vi khuẩn này ra từ máu của một người phụ nữ bị nhiễm trùng hậu sản) và trở thành người tiên phong trong y học hiện đại. Tuy nhiên, trong một trăm năm qua, mặc dù loại vi rút này độc lực cao nhưng căn bệnh này không được quan tâm nhiều vì nó cực kỳ hiếm gặp. 

Hippocrates là người đầu tiên đã mô tả các triệu chứng và đặc điểm của bệnh vi khuẩn ăn thịt người này

Hippocrates là người đầu tiên đã mô tả các triệu chứng và đặc điểm của bệnh vi khuẩn ăn thịt người này (Ảnh minh họa: Canva)

Đến đầu thế kỷ 20, với các bước tiến của y học, con người đã dần khám phá được bản chất của loài vi khuẩn nguy hiểm này (môi trường sống có thể là hiếu khí lẫn kỵ khí, chúng sinh ra enzym Haemolysin – một loại enzyme phá hủy tế bào máu và phát tán nhanh trong cơ thể vật chủ, từ đó gây ra hoại tử giống như ăn thịt người).

Năm 1952, Tiến sĩ B.Wilson đã gọi căn bệnh này là “hội chứng ăn thịt người”.

Sau những năm 1990, khi ngành truyền thông đạt đến đỉnh cao và các tin tức được lan truyền nhanh chóng, giới truyền thông gán cho loại vi khuẩn gây bệnh này với cái tên đáng sợ là “vi khuẩn ăn thịt người”, loại vi khuẩn này mới thu hút được nhiều sự chú ý hơn và con người dần biết đến nó nhiều hơn.

Ca bệnh vi khuẩn ăn thịt người đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 1995, một cô gái tại Sơn Đông bị loét nặng từ tay phải đến cẳng tay, thậm chí là cánh tay trái của cô cũng bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Sau khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã bó tay với căn bệnh lạ này do điều kiện y tế khi đó rất kém và đó cũng là ca bệnh lần đầu tiên mà các bác sĩ gặp phải. Qua quá trình thảo luận liên tục của các chuyên gia từ hơn 20 bệnh viện cùng các nhà nghiên cứu từ Viện Vi khuẩn và sự tư vấn của gần 80 nhân viên y tế, cô gái đó cuối cùng đã được cứu sống nhờ phẫu thuật cắt cụt chi và ghép da.

Tại Việt Nam, căn bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Mặc dù là một căn bệnh không phổ biến nhưng những gì mà nó gây ra cho người bệnh là rất đáng lo ngại bởi tốc độ lây lan của vi khuẩn gây bệnh vô cùng nhanh chóng với tỷ lệ tử vong cao. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh để có thể phòng tránh tốt nhất căn bệnh nguy hiểm này.

Tài liệu tham khảo: Hoàn Mỹ, wikipedia



Tin tức liên quan

CÔNG DỤNG CỦA L-CYSTINE
CÔNG DỤNG CỦA L-CYSTINE

814 Lượt xem

Công dụng của L-cystine đó là một chất quan trọng để tăng cường sự phát triển và sức khỏe của tóc và móng. Nó giúp tăng cường cấu trúc và độ bền của tóc và móng, giảm nguy cơ gãy rụng và tăng khả năng phục hồi của chúng. Bổ sung L-cystine vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tóc và móng trở nên khỏe mạnh và bóng đẹp hơn.
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
THỰC PHẨM CÓ THỂ LĂM TĂNG NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

418 Lượt xem

Không hẳn do số lượng các thực phẩm "không lành mạnh" làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ cho bạn, mà chính sự vắng mặt của các thực phẩm tốt cho sức khỏe mới là vấn đề. Và không chỉ đơn giản bạn ăn cái gì, mà việc bạn kết hợp các món ăn như thế nào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
GỢI Ý MÓN QUÀ SỨC KHỎE VÀO DỊP LỄ CHO NGƯỜI THÂN THƯƠNG
GỢI Ý MÓN QUÀ SỨC KHỎE VÀO DỊP LỄ CHO NGƯỜI THÂN THƯƠNG

850 Lượt xem

Quà tặng luôn là cách phổ biến để chúng ta bày tỏ tình yêu thương cho một người đặc biệt nào đó. Tặng món quà mà người nhận thích có thể khiến họ hạnh phúc cả ngày, và nếu bạn tặng một món quà tốt cho sức khỏe của họ thì điều đấy lại càng ý nghĩa hơn, như mong rằng họ sẽ luôn khỏe mạnh dài lâu. Nhân dịp lễ lớn Quốc Khánh 2 tháng 9, hãy để bài viết này gợi ý cho bạn một số món quà tốt cho sức khỏe như thế, dành tặng cho người bạn yêu thương.
20/11 – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGÀNH Y DƯỢC
20/11 – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGÀNH Y DƯỢC

677 Lượt xem

Bất cứ ngành nghề nào luôn có bóng hình của thầy cô, bởi lẽ tri thức và kỹ năng không phải là một điều đơn giản mà chúng ta có thể sở hữu được chỉ bằng sự tìm tòi đơn độc của riêng mình. Đối với ngành Y dược – nơi khai sinh ra các bác sĩ, dược sĩ hay y tá, các nhân viên y tế tài giỏi khác thì công lao của các thầy cô lại càng đáng trân trọng hơn.
LỄ VU LAN LÀ GÌ? Ý NGHĨA LỄ VU LAN BÁO HIẾU
LỄ VU LAN LÀ GÌ? Ý NGHĨA LỄ VU LAN BÁO HIẾU

655 Lượt xem

Đã từ lâu, lễ Vu Lan trở thành một ngày lễ lớn và mang ý nghĩa quan trọng trong năm. Lễ Vu Lan giúp chúng ta có dịp đền đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ba và mẹ. Chính ngày này cũng thể hiện rõ nét truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đây là dịp để những người con báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, bày tỏ lòng thành kính với họ. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn như lễ Vu Lan là gì, lễ Vu Lan là ngày nào trong năm và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu nhé!
NGĂN NGỪA LÃO HÓA DA Ở NAM GIỚI
NGĂN NGỪA LÃO HÓA DA Ở NAM GIỚI

44 Lượt xem

Mong muốn có một làn da trông tươi trẻ, khỏe khoắn là vấn đề rất được quan tâm không chỉ ở phụ nữ mà ở cả nam giới bởi lão hóa da không phân biệt giới tính, nó là quá trình chắc chắn sẽ xảy ra ở cả nam và nữ khi đến tuổi.
TÁC DỤNG CỦA L-CYSTINE TRONG THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH
TÁC DỤNG CỦA L-CYSTINE TRONG THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

548 Lượt xem

Tiền mãn kinh là giai đoạn trong cuộc sống của phụ nữ khi cơ thể dần ngừng sản xuất hormone estrogen và progesterone, dẫn đến kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

375 Lượt xem

Biết và hiểu được những dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ sẽ là một trong những cách giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của mắt để có thể kịp thời điều trị, bảo vệ thị lực của mắt, đảm bảo chất lượng cuộc sống và hạn chế ảnh hưởng đến những người xung quanh.
CẦN LÀM GÌ KHI HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI ĐỘT NGỘT TĂNG CAO?
CẦN LÀM GÌ KHI HUYẾT ÁP NGƯỜI CAO TUỔI ĐỘT NGỘT TĂNG CAO?

232 Lượt xem

Càng lớn tuổi, sức đề kháng cũng như chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người bị suy giảm và có thể mắc nhiều hơn một bệnh mãn tính. Bên cạnh đó là các vấn đề sức khỏe thường gặp, nó có thể không nghiêm trọng ở những người trẻ nhưng lại là một vấn đề đáng lưu tâm đối với người già vì có thể kéo theo các tình trạng bệnh hoặc các chấn thương khác nếu không được quan tâm và xử lý đúng cách.
LÀN DA CON NGƯỜI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO QUA CÁC GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI
LÀN DA CON NGƯỜI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO QUA CÁC GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI

95 Lượt xem

Bạn đã bao giờ để ý đến những thay đổi của làn da chưa, đặc biệt là khi da bước vào giai đoạn lão hóa? Đây là một quy luật tự nhiên mà ai cũng phải trải qua trong đời, tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát làm cho quá trình lão hóa chậm lại nếu biết cách chăm sóc da phù hợp với từng giai đoạn.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng