COVID-19 LÀM THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiễm SARS-COV-2, loại virus gây ra COVID-19 có liên quan đến vùng ít chất xám hơn - là nơi chứa nhiều tế bào não.

Hình ảnh não có thể tiết lộ khi một số vùng não phát triển hoặc thu nhỏ sau khi bệnh nhân mắc COVID-19.

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét những thay đổi cấu trúc trong não trước và sau khi bị nhiễm COVID-19. Nó được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia gồm các nhà nghiên cứu hình ảnh não.

Trong nghiên cứu, 785 người tham gia đã trải qua 2 lần quét MRI. Giữa những lần quét đó, 401 người mắc COVID-19 và 384 người không. Sau khi bị mắc COVID-19, trung bình người bệnh có ít chất xám hơn trong các bộ phận của não giúp xử lý khứu giác.

Tuy nhiên, nhà khoa học thần kinh Emily Jacobs thuộc đại học California, Santa Barbara (Mỹ) cho biết: “Bộ não con người rất năng động. Ít hơn không có nghĩa là tệ hơn  và nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn”.

Jacobs và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra rằng các vùng não phát triển và co lại trong suốt nhiều ngày, những thay đổi liên quan đến nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi này được tìm thấy ở vùng hồi hải mã, một cấu trúc não gắn liền với học tập, trí nhớ và các khi lân cận.

Một số vùng não liên quan đến khứu giác bị nhỏ hơn (vùng đỏ màu vàng) sau khi nhiễm COVID-19.

Tương tự, mang thai và sự thay đổi hormone sau đó cũng có thể thay đổi não bộ. Quá trình này dường như là giai đoạn trưởng thành thứ 2 của não bộ.

Nhà khoa học Gwenaëlle Douaud, thuộc Khoa Khoa học Thần kinh Lâm sàng Nuffield tại Đại học Oxford (Anh) cho biết: "Chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt rõ ràng trong não, ngay cả khi bị nhiễm COVID-19 nhẹ. Điều đáng lo ngại là những thiệt hại này sẽ kéo dài và khiến người nhiễm bệnh dễ mắc các bệnh về não hơn trong tương lai".

Những thay đổi não bộ do COVID-19 có thể cũng không kéo dài. Bà Dounaud lưu ý rằng não có thể tổ chức lại và tự chữa lành ở một mức độ nào đó, ngay cả ở những người lớn tuổi.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng nghẹt mũi cũng có thể dẫn đến những thay đổi về não bộ nhưng những thay đổi này của não sẽ đảo ngược khi khứu giác hoạt động trở lại.

Việc quét MRI cho những người tham gia nghiên cứu não trên sau một vài năm nữa sẽ giúp làm sáng tỏ câu hỏi về tính lâu dài. Nhưng hiện tại, không có cách nào chúng ta có thể nói chắc chắn liệu những thay đổi này của não bộ có kéo dài hay không và ý nghĩa của chúng như thế nào đối với một não bộ khỏe mạnh.

Mang thai đi kèm với sự giảm sút một số bộ phận trong não của người mẹ (các khu vực màu đỏ và vàng được đánh dấu trên 4 góc nhìn khác nhau của não bộ).

Cho đến khi các nhà khoa học tìm hiểu thêm về não bộ, bao gồm những thay đổi nào của não là bình thường, có thể đảo ngược hoặc không quan trọng, chúng ta không thể biết điều gì đáng lo ngại mà COVID-19 có thể gây ra.

Nguồn: Suckhoedoisong



Tin tức liên quan

VÌ SAO NÊN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT CUỐI NĂM?
VÌ SAO NÊN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT CUỐI NĂM?

697 Lượt xem

Khám sức khỏe tổng quát là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe tổng quát không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.

ĂN CHAY CÓ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?
ĂN CHAY CÓ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

1811 Lượt xem

Ăn chay hiện nay đang dần trở thành xu hướng bởi không chỉ vì lợi ích sức khỏe mà còn những tác động tích cực của nó đối với môi trường. Đây còn có thể coi là một giải pháp hiệu quả và tức thời trước những nổ lực giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.

10 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN GIẢM NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER
10 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN GIẢM NGUY CƠ MẮC ALZHEIMER

869 Lượt xem

Chế độ ăn hàng ngày có một tác động không nhỏ đến não. Việc hiểu rõ những loại thực phẩm nào tốt cho não sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

CÁC THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HOÁ DA
CÁC THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HOÁ DA

745 Lượt xem

Làn da của bạn khoẻ mạnh và tiến trình lão hoá diễn ra chậm hơn là nhờ việc chăm sóc cả bên ngoài và nhờ các chất bổ sung từ bên trong cơ thể. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giúp cơ thể chậm tiến trình của sự lão hoá.

CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?
CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?

892 Lượt xem

Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Người bình thường có thể mắc vài lần một năm. Bổ sung vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.

NẮM TAY GIÚP LÀM GIẢM CĂNG THẲNG?
NẮM TAY GIÚP LÀM GIẢM CĂNG THẲNG?

756 Lượt xem

Nắm tay là hành động thân mật hiếm hoi được xã hội chấp nhận. Nó có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai, ở bất kỳ giới tính nào, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và ở mọi lứa tuổi. Nắm tay không chỉ giúp củng cố mối quan hệ, xoa dịu lo lắng, mà còn giúp giảm căng thẳng và giảm đau.

CHỈ BỔ SUNG CANXI BẰNG THỰC PHẨM, LIỆU CÓ ĐỦ?
CHỈ BỔ SUNG CANXI BẰNG THỰC PHẨM, LIỆU CÓ ĐỦ?

973 Lượt xem

Cơ thể con người cần canxi để duy trì xương chắc khỏe. Hơn 99% lượng canxi trong cơ thể được lưu trữ ở trong xương và răng. Do đó, việc bổ sung canxi là một việc làm cần thiết, tuy nhiên chỉ bổ sung canxi bằng thực phẩm thôi liệu có đủ?

LÀN DA CON NGƯỜI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO QUA CÁC GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI
LÀN DA CON NGƯỜI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO QUA CÁC GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI

567 Lượt xem

Bạn đã bao giờ để ý đến những thay đổi của làn da chưa, đặc biệt là khi da bước vào giai đoạn lão hóa? Đây là một quy luật tự nhiên mà ai cũng phải trải qua trong đời, tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát làm cho quá trình lão hóa chậm lại nếu biết cách chăm sóc da phù hợp với từng giai đoạn.

COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM
COLCHICINE NGOÀI ĐIỀU TRỊ GOUT CÒN GIÚP CHỐNG LẠI SUY TIM

609 Lượt xem

Viêm là một triệu chứng đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của xơ vữa động mạch cùng một số bệnh tim mạch khác và các chất chống viêm có thể cải thiện những tình trạng về tim mạch này.

CĂNG THẲNG CÓ THỂ LÀM BẠN ỐM KHÔNG?
CĂNG THẲNG CÓ THỂ LÀM BẠN ỐM KHÔNG?

779 Lượt xem

Căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với một mối đe dọa thực tế hoặc nhận thức được. Tác hại của căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm cả bệnh tim và ung thư. Theo nghiên cứu, có đến 60 - 80% bệnh nhân tới khám bác sĩ bị căng thẳng mệt mỏi.

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng