CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH GOUT

Gout là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế hiện đại và cơ cấu của chế độ ăn uống do rối loạn chuyển hóa purin hoặc giảm sự đào thải axit uric máu. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh và đúng cách, kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân gout.

Chế độ ăn cho giai đoạn gout cấp tính và giai đoạn thuyên giảm
Giai đoạn cấp tính
Bệnh nhân cần hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm giàu purin như gan, thận, tim, não, thịt băm nhỏ, nước dùng, trứng cá, tôm, cá mòi,...vì cứ 100g thực phẩm thì có đến 100 – 1000mg purin. Việc không sử dụng chúng trong giai đoạn cấp tính giúp hạn chế thu nạp quá nhiều purin ngoại sinh.
Giai đoạn thuyên giảm
Người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bình thường để duy trì trọng lượng cơ thể và axit uric máu ở mức bình thường. Do protein khi nạp vào cơ thể có thể đẩy nhanh quá trình tổng hợp axit uric nên lượng protein tiêu thụ hàng ngày không được vượt quá 1g/kg.

Khuyến khích lựa chọn thực phẩm có tính kiềm
Việc tiêu thụ thực phẩm có tính kiềm giúp làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh, thậm chí có thể làm cho nước tiểu có tính kiềm, góp phần làm tăng khả năng hòa tan của axit uric trong nước tiểu, thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric. Các loại thực phẩm có tính kiềm có thể kể đến như rau xanh, khoai lang, cam, quýt,...Bên cạnh đó, không những có thể thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu mà chúng còn cung cấp nhiều vitamin và muối vô cơ, duy trì cân bằng axit – bazơ trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gout phục hồi.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh gout

Uống nhiều nước
Khi pH của nước tiểu ở mức dưới 6.0, người bệnh cần uống nước để kiềm hóa nước tiểu, điều này rất có lợi cho quá trình ion hóa, giúp hòa tan và bài tiết axit uric tốt hơn. Vì thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hơn để làm loãng nước tiểu và lượng nước uống hàng ngày cần đạt 2500 – 3000 ml để ngăn ngừa sự hình thành sỏi, đào thải axit uric ra bên ngoài. 
Lưu ý nên uống nước đều đặn, không nên uống quá nhiều trong một lần. Nên uống nước thường hoặc nước khoáng có tính kiềm yếu (nước có độ pH lớn hơn 7,0), không uống nước tinh khiết có tính axit yếu (nước có độ pH nhỏ hơn 7,0).

Hạn chế uống rượu bia

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh gout

Rượu bia làm tích tụ axit lactic – một trong những tác nhân làm ức chế cạnh tranh quá trình bài tiết axit uric. Chỉ một lần uống rượu bia cũng có thể làm tăng đáng kể nồng độ axit uric ở huyết thanh, gây ra các cơn gout cấp.
Cà phê, trà có thể được sử dụng ở mức độ vừa phải vì caffeine trong cà phê và trà khi vào cơ thể được chuyển hóa thành methyl urate chứ không phải urate nên không lắng đọng tạo thành các hạt tophi – những khối phồng, sần u lên ở các khớp khiến cho khớp bị sưng và biến dạng.

Chú ý đến phương pháp nấu nướng thức ăn
Một phương pháp nấu ăn hợp lý có thể làm giảm lượng purine trong thức ăn. Chẳng hạn như hấp,luộc, nướng và chiên ít dầu. Tránh nấu thức ăn bằng cách sử dụng nhiệt độ cao trong thời gian dài như hầm, kho. Khi nấu thịt, nên trụng qua nước sôi trước, purin trong thịt có thể được thải ra ngoài một phần, giúp giảm lượng purin có trong thịt.

Hạn chế sử dụng chất béo
Để có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric bình thường, người bệnh nên sử dụng chất béo với một lượng vừa phải hoặc thấp, lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày tốt nhất là 0.6 – 1 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng calo.

Giữ cân nặng ở mức phù hợp

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh gout

Cần cố gắng giữ cân nặng trong phạm vi tiêu chuẩn, khi thừa cân và tiến hành giảm cân, bạn chỉ nên giảm một kg cân nặng mỗi tháng nhưng không nên tiến hành giảm cân trong giai đoạn khởi phát cấp tính của bệnh.

Chú ý lượng calo nạp vào
Các nghiên cứu chỉ rẳng việc kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể cũng có tác dụng làm giảm axit uric và các cơn gout cấp. Ăn uống đúng giờ, đủ lượng và tổng năng lượng nạp vào trong ngày nên thấp hơn người bình thường từ 10 – 15%.

Kiểm soát lượng carbohydrate
Người bệnh gout có thể ăn cơm giàu carbohydrate, bánh mì,...vì nó có thể làm tăng khả năng bài tiết axit uric và giảm lượng xetone quá mức được tạo ra bởi quá trình oxy hóa chất béo xảy ra trong cơ thể. Chính vì thế, carbohydrate nên là nguồn năng lượng chính cho bệnh nhân gout. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là đường fructose trong carbohydrate có thể thúc đẩy quá trình phân hủy axit nucleic và tăng sản xuất axit uric, do đó, nên giảm lượng đường fructose từ các nguồn thực phẩm khác trong chế độ ăn hàng ngày.

Sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo và trứng làm nguồn đạm động vật chính
Sữa ít béo và trứng có hàm lượng purine thấp nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng. Lượng protein được khuyến nghị cho người bệnh gout là 0.8 – 1 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout
Tập thể dục trị liệu
Các bài tập thể dục trì liệu có thể giúp ngăn ngừa các cơn gout cấp, giảm mỡ nội tạng và giảm đề kháng insulin. 
Bệnh nhân khoảng 50 tuổi có thể đạt nhịp tim 110 – 120/phút sau khi tập thể dục và nên đổ mồ hôi một chút. Nên áp dụng 30 phút mỗi sáng và tối, thực hiện 3 đến 5 lần một tuần. 
Bài tập tốt nhất là các bài tập aerobic tiêu thụ nhiều oxy như đi bộ hay các bài tập dưỡng sinh,...Các bài tập gắng sức như chạ nhanh, bóng đá, leo núi,...nên tránh áp dụng vì sẽ làm tăng mức tiêu thụ oxy, tăng sản xuất axit lactic glycolytic kỵ khí và giảm độ pH,...gây ra các cơn gout cấp.

Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu
Người bệnh nên kết hợp làm việc và nghỉ hợp lý, đảm bảo giấc ngủ và sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong những yếu tố gây ra các cơn gout cấp).

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh gout

Mỗi người có một yêu cầu riêng về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên phù hợp dành cho bạn.

Tài liệu tham khảo: baidu, vinmec



Tin tức liên quan

CÁCH PHÒNG NGỪA SUY GIẢM TRÍ NHỚ SAU TAI BIẾN
CÁCH PHÒNG NGỪA SUY GIẢM TRÍ NHỚ SAU TAI BIẾN

756 Lượt xem

Suy giảm trí nhớ là một trong những hậu quả nghiêm trọng của tai biến, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình của họ. Tìm hiểu thêm về suy giảm trí nhớ ở người sau tai biến ở bài viết bên dưới nhé!

ĂN CHAY TRONG THAI KỲ VÀ KHI NUÔI CON CÓ TỐT CHO SỨC KHOẺ KHÔNG?
ĂN CHAY TRONG THAI KỲ VÀ KHI NUÔI CON CÓ TỐT CHO SỨC KHOẺ KHÔNG?

5773 Lượt xem

Một chế độ ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, kiểm soát tốt cân nặng và giữ gìn sức khỏe tốt là những yếu tố cần thiết cho một môi trường phát triển lý tưởng của thai nhi. Do đó, nhiều bà mẹ khi đang duy trì chế độ ăn chay thường sẽ lo lắng về việc không đảm bảo đủ dinh dưỡng nếu ăn chay – một chế độ ăn hạn chế hay thậm chí là loại bỏ hoàn toàn thực phẩm từ động vật, chỉ tiêu thụ các sản phẩm từ thực vật.

CÁCH ĂN CHAY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
CÁCH ĂN CHAY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

1208 Lượt xem

Ngày càng nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do khác nhau như đạo đức, tín ngưỡng hoặc sức khỏe. Nhưng làm thế nào để ăn chay an toàn và đủ chất là câu hỏi mà những người bắt đầu ăn chay luôn thắc mắc. Bài viết sẽ cung cấp cho độc giả một số mẹo giúp người mới ăn chay có một chế độ lành mạnh, ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng.

GỢI Ý MÓN QUÀ SỨC KHỎE VÀO DỊP LỄ CHO NGƯỜI THÂN THƯƠNG
GỢI Ý MÓN QUÀ SỨC KHỎE VÀO DỊP LỄ CHO NGƯỜI THÂN THƯƠNG

1361 Lượt xem

Quà tặng luôn là cách phổ biến để chúng ta bày tỏ tình yêu thương cho một người đặc biệt nào đó. Tặng món quà mà người nhận thích có thể khiến họ hạnh phúc cả ngày, và nếu bạn tặng một món quà tốt cho sức khỏe của họ thì điều đấy lại càng ý nghĩa hơn, như mong rằng họ sẽ luôn khỏe mạnh dài lâu. Nhân dịp lễ lớn Quốc Khánh 2 tháng 9, hãy để bài viết này gợi ý cho bạn một số món quà tốt cho sức khỏe như thế, dành tặng cho người bạn yêu thương.

UỐNG VITAMIN C CÓ THỂ GÂY MẤT NGỦ?
UỐNG VITAMIN C CÓ THỂ GÂY MẤT NGỦ?

1207 Lượt xem

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như ngăn ngừa mất thị lực ở người lớn tuổi, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên việc sử dụng vitamin C không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro, một trong số đó là mất ngủ.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĂN CHAY
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĂN CHAY

3506 Lượt xem

Lợi ích của ăn chay mang đến không những về tinh thần mà còn vì sức khỏe của chúng ta, do đó, ăn chay hiện nay đang là xu hướng hiện đại được nhiều người tiếp cận và thực hiện cho bữa ăn của mình. 

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ TỬ CUNG
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ TỬ CUNG

1128 Lượt xem

Tử cung là một cơ quan của hệ thống sinh sản nữ. Nó có hình dạng giống như một quả lê ngược và có thành dày. Chức năng chính của tử cung là nhà đồng thời là nơi nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi bé sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, liệu bạn có thật sự biết những điều sau về tử cung?

CĂNG THẲNG HỖN HỢP GÂY ĐAU NỬA ĐẦU
CĂNG THẲNG HỖN HỢP GÂY ĐAU NỬA ĐẦU

1174 Lượt xem

Đau nửa đầu có thể xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau liên tiếp. Phần lớn nguyên nhân gây đau đầu chính là người bệnh từng bị đau trước đó và có cuộc sống sinh hoạt nhiều áp lực.

TRÀ KHỔ QUA RỪNG VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG BẤT NGỜ
TRÀ KHỔ QUA RỪNG VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG BẤT NGỜ

4851 Lượt xem

Trà khổ qua rừng không chỉ hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc và mang lại nhiều giá trị hữu hiệu khác.

TẠI SAO GOUT THƯỜNG GẶP Ở PHÁI NAM?
TẠI SAO GOUT THƯỜNG GẶP Ở PHÁI NAM?

943 Lượt xem

“Căn bệnh nhà giàu” - gout là một căn bệnh phổ biến và phức tạp, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Vậy do đâu mà có sự chênh lệch này? Hãy cùng Phúc Tưởng tìm hiểu ở bài viết này nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng